Trang chủNewsThế giớiHợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc...

Hợp tác Mekong – Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự quay trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang rất nhiều hàm ý cho nước Mỹ và cả thế giới ở rất nhiều khía cạnh, từ chính trị – an ninh cho tới kinh tế, phát triển. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tiểu vùng Mekong với vị trí địa – chính trị ngày càng quan trọng, cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này.

Lãnh đạo các nước Mekong-Lan Thương tham dự Hội nghị năm 2023
Thủ tướng Trung Quốc và Lãnh đạo các nước Mekong dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 4 theo hình thức trực tuyến, tháng 12/2023. (Nguồn: THX)

Tiểu vùng Mekong gồm 5 nước Đông Nam Á ven sông là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar với dân số hơn 240 triệu người. Tiểu vùng Mekong mang giá trị địa chính trị, kinh tế và an ninh quan trọng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng động, và là nơi cung cấp nguồn lương thực dồi dào, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các nước tiểu vùng đang phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng về môi trường, năng lượng, nguồn nước, ảnh hưởng tới đời sống, sinh kế của hàng triệu người sinh sống dọc sông Mekong.

Hợp tác Mekong – Mỹ: Từ sáng kiến đến chiến lược

Từ năm 2009, hợp tác giữa Mỹ và tiểu vùng hiện diện rõ nét với sự ra đời của Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) dưới thời Tổng thống Obama, tập trung vào các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, và phát triển bền vững. Tới 2020, chính quyền Tổng thống Trump đã nâng cấp LMI thành khuôn khổ hợp tác Mekong – Mỹ (MUSP), trong đó nhấn mạnh kết nối về kinh tế bên cạnh các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh phi truyền thống. Theo số liệu của USAID, từ 2009 tới 2023, Mỹ đã hỗ trợ tổng cộng 5.8 tỷ USD cho hợp tác tiểu vùng.

Năm 2019, Mỹ và Nhật Bản khởi xướng khuôn khổ “Đối tác năng lượng khu vực Mekong” (JUMPP) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững và hội nhập thị trường điện khu vực tại tiểu vùng sông Mekong. Đây là nỗ lực nhằm tăng cường an ninh năng lượng và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Chính quyền Tổng thống Donald Trump khi đó cũng cung cấp các hình thức hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho Myanmar, giúp nước này cải thiện các điều khoản cho vay cơ sở hạ tầng với Trung Quốc.[1]

Có thể thấy, chính quyền Tổng thống Trump từ nhiệm kỳ trước đã dành sự quan tâm tới vấn đề của tiểu vùng sông Mekong trong tổng thể khuôn khổ của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Dưới thời Trump, Mỹ có cách tiếp cận quyết đoán hơn, ưu tiên an ninh khu vực và khả năng phục hồi kinh tế. MUSP thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, thương mại, đầu tư, giao thông và kinh tế xanh. Tuy vậy, MUSP dường như được phát triển nhằm mục đích cạnh tranh chiến lược hơn là hợp tác thuần túy. Với lập trường chính sách ưu tiên “Nước Mỹ trên hết” nổi bật của chính quyền Tổng thống Trump, sự tham gia của Mỹ vào khu vực hay tiểu vùng đều cần mang lại lợi ích về mặt chiến lược trong cạnh tranh với cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực là Trung Quốc.

Lợi thế chiến lược của Trung Quốc tại tiểu vùng

Trung Quốc có vị trí địa lý giáp ranh, cùng những nét tương đồng về văn hoá, địa lý với các nước tiểu vùng Mekong. Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và cũng đóng vai trò quan trọng trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và tài trợ vốn cho các quốc gia hạ nguồn. Nằm ở vị trí thượng nguồn, Trung Quốc chiếm ưu thế trong việc kiểm soát nguồn nước – yếu tố then chốt trong quản lý tài nguyên khu vực.

Trung Quốc đã thiết lập quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng từ sớm thông qua khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), bao gồm 5 nước tiểu vùng cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. GMS tập trung vào cơ sở hạ tầng, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, và thương mại xuyên quốc gia. Trong đó, việc phát triển hành lang kinh tế là một thành tố quan trọng. Các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây là mô hình kiểu mẫu cho hợp tác của GMS, kết nối kinh tế liên quốc gia, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư khu vực, gắn kết vùng sâu vùng xa với cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế lớn. Chỉ riêng từ 2021 đến 2024, GMS đã huy động được gần 133 tỷ USD để triển khai hơn 500 dự án phát triển tại tiểu vùng.[2]

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ (MUSP) lần thứ hai. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong – Mỹ (MUSP) lần thứ hai theo hình thức trực tuyến, tháng 8/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bên cạnh đó, mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với LMI của Mỹ, hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) của Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư cho các nước hạ nguồn. Ngày 23/3/2016, tại cuộc họp cấp cao Mekong – Lan Thương lần đầu tiên, Trung Quốc đã cam kết cung cấp 10 tỷ nhân dân tệ tiền vay ưu đãi và 10 tỷ đô la Mỹ tín dụng cho năm quốc gia sông Mekong để phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án công nghiệp. Trung Quốc cũng cam kết 200 triệu đô la Mỹ viện trợ nhằm xóa đói giảm nghèo ở các nước tiểu vùng, và cung cấp thêm 300 triệu đô tài trợ cho các dự án hợp tác vừa và nhỏ trong năm năm sau đó.[3]

Lợi thế lớn nhất của Trung Quốc so với Mỹ là vị trí ở thượng nguồn sông Mekong, với khả năng kiểm soát dòng chảy của dòng sông. Việc sử dụng nguồn nước, cũng như quản lý và xây dựng các đập thuỷ điện của Trung Quốc tác động trực tiếp và to lớn tới lượng nước ở các nước hạ nguồn. Trong khi đó, sự khác biệt về lợi ích trong việc xây dựng các đập thuỷ điện, sử dụng nguồn nước của các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc và Myanmar so với các nước hạ nguồn ngày càng gia tăng.[4] Hiện nay, Trung Quốc vẫn chỉ tham gia với tư cách là nước đối thoại với cơ chế MRC, một sáng kiến quan trọng trong việc quản lý nguồn nước ở tiểu vùng.

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Mỹ đã thiết lập khuôn khổ hợp tác Mekong – Mỹ (MUSP), trong đó nhấn mạnh kết nối về kinh tế bên cạnh các vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh phi truyền thống.

Triển vọng hợp tác Mekong-Mỹ

Nhìn chung, mặc dù Mỹ đã có những nỗ lực hợp tác và đổi mới kể từ nhiệm kỳ trước của chính quyền Tổng thống Trump, nguồn lực của Mỹ dành cho tiểu vùng không thực sự nhiều. Hợp tác của Mỹ với tiểu vùng chỉ được triển khai thông qua các cuộc họp cấp Bộ trưởng và các cuộc đối thoại chính sách mà chưa có hội nghị ở cấp cao. Trong nhiệm kỳ mới, nguồn lực và hỗ trợ của chính quyền Trump cho hợp tác tiểu vùng có thể vẫn sẽ giữ nguyên chứ không tăng thêm.

Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc dự báo vẫn sẽ tiếp diễn phức tạp trong thời gian tới. Tiểu vùng Mekong cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh này. Với vai trò “thượng phong” của Trung Quốc, Mỹ vẫn sẽ duy trì hiện diện của mình tại tiểu vùng trong tổng thể nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh Mỹ-Trung diễn biến gay gắt hơn tại các điểm nóng khu vực như Biển Đông, eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, khiến cho vấn đề Mekong vẫn sẽ đứng sau những ưu tiên chiến lược hàng đầu của Mỹ.

Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng tiểu vùng có thể trở thành dư địa cho hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong trong các lĩnh vực như môi trường, an ninh nguồn nước, chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump có quan điểm về biến đổi khí hậu khác biệt với các chính quyền tiền nhiệm, các hợp tác ở cấp địa phương, trao đổi kinh nghiệm, đối thoại chính sách vẫn được coi trọng và duy trì. Mỹ cũng có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác ba bên, kết hợp nguồn lực với một đồng minh khác, tương tự như khuôn khổ JUMPP, về các vấn đề môi trường, sinh kế, năng lượng, nguồn nước,….

Điều quan trọng là các nước tiểu vùng cần tận dụng tốt cơ hội từ mọi cơ chế và hình thức hợp tác, củng cố và thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc. Cần gắn các vấn đề của tiểu vùng với các mục tiêu SDGs, đồng thời chủ động lồng ghép trong chương trình nghị sự của ASEAN, gắn lợi ích của các nước lục địa với các quốc gia hải đảo.


[1] Lindsey W. Ford, “The Trump Administration and the ‘Free and Open Indo-Pacific,'” Brookings Institution, May 2020, https://www.brookings.edu/articles/the-trump-administration-and-the-free-and-open-indo-pacific/.

[2] Tiến Dũng, “Thủ tướng đề xuất phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng,” VnEconomy, November 7, 2024, https://vneconomy.vn/thu-tuong-de-xuat-phat-trien-hanh-lang-kinh-te-the-he-moi-tai-tieu-vung-mekong-mo-rong.htm

[3] Liu Zhen, “China Pledges Billions to Mekong River Countries in Bid to Boost Influence and Repair Reputation Amid Tensions in South China Sea,” South China Morning Post, March 24, 2016, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/1929881/china-pledges-billions-mekong-river-countries-bid-boost

[4] Võ Thị Minh Lệ và Nguyễn Thị Hồng Nga, “An ninh nguồn nước ở các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng: Những thách thức đặt ra”, 15/10/2020, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/819821/view_content#





Nguồn: https://baoquocte.vn/hop-tac-mekong-my-se-ra-sao-khi-tong-thong-dac-cu-donald-trump-tro-lai-nha-trang-294511.html

Cùng chủ đề

Donald Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tuần trước. ...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Ông Trump đã làm những gì kể từ khi trở lại Nhà Trắng?

(CLO) Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp và thực hiện nhiều hành động nhằm thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử. ...

Ông Marco Rubio: Từ đối thủ của ông Trump tới Ngoại trưởng Mỹ

(Dân trí) - Ông Marco Rubio đã làm nên lịch sử khi là người Mỹ gốc Cuba đầu tiên giữ chức ngoại trưởng Mỹ. Ngày 20/1, Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa lãnh đạo xác nhận ông Marco Rubio trở thành Ngoại trưởng mới của Mỹ theo đề cử của Tổng thống Donald Trump.Ông Rubio, 53 tuổi, làm nên lịch sử khi là người Mỹ gốc Cuba đầu tiên giữ chức vụ này.Ông Marco Rubio, tốt nghiệp ngành Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Uy lực khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Nga, Ukraine tấn công thủ đô lẫn nhau

Hôm nay (24.1), các hệ thống phòng không Nga đã đẩy lùi một đợt tấn công lớn của các máy bay không người lái (UAV) Ukraine nhằm vào 13 khu vực, bao gồm Moscow, trong khi Ukraine nói một số người ở Kyiv...

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng có trong lịch sử trái đất và khiến các đại dương sôi sùng sục, nhưng cũng chính thiên thạch này...

Mới nhất

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn...

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Mới nhất