Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVHợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị và nông...

Hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn

Tuần qua, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn được trình Quốc hội. Nhiều nội dung được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm về các giải pháp kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn để hướng tới phát triển hài hòa, bền vững, gắn kết hiệu quả giữa không gian đô thị và nông thôn.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, ngày 20/6/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
 

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, ngày 20/6/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Qua lắng nghe các nội dung báo cáo của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tại Quốc hội, thảo luận tại tổ, đa số đại biểu Quốc hội đồng thuận với việc dự án Luật nhằm thể chế hóa định hướng của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện chính sách, pháp luật quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được xây dựng tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất, khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Về định hướng nội dung xây dựng Luật này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin-cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.

Chung quanh những nội dung lớn, việc hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là nội dung được nhiều người quan tâm. Đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hòa) và một số đại biểu khác cho rằng, việc tích hợp Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng để xây dựng luật lần này giúp giải quyết nhiều bất cập trong công tác quy hoạch hiện nay. Thực tế ở các nơi có nhiều quy hoạch, có những quy hoạch chồng lấn nhau.

Theo nhìn nhận, dự án luật lần này nêu các chính sách xác định hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch; các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch; quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn…

Những chính sách này kỳ vọng sẽ cơ bản tháo gỡ những vấn đề bất cập trong lĩnh vực quy hoạch, thúc đẩy sự gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn, bổ trợ cho sự phát triển chung của địa phương, vùng và cả nước.

Đóng góp ý kiến tại tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần quan tâm phát triển các quy hoạch đô thị nhỏ loại 4, loại 5 và các vùng ven đô. Yêu cầu đặt ra là không phá vỡ, hay tạo khoảng cách giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội: Một trong những nguyên lý là “làm gì cũng phải có quy hoạch, có chiến lược”, và quan trọng là cách thiết kế, tổ chức thực hiện các quy hoạch này như thế nào để tránh chồng chéo, thật sự tạo thuận lợi hơn trong quản lý và quá trình tổ chức thực hiện. Điều đó giúp tránh lãng phí kinh phí vào công tác quy hoạch, thủ tục trình các cấp, ngành; mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả thấp.

Đề cập các yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và quy tắc phát triển bền vững. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng tăng, không vì đô thị hóa mà làm ảnh hưởng khu vực nông thôn nơi giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định tại Điều 3, dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung việc đánh giá sự phù hợp về quy hoạch với Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng…; qua đó, bảo đảm thống nhất về điều kiện, nguyên tắc áp dụng các cấp độ quy hoạch khi cơ quan nhà nước thẩm định dự án đầu tư. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị trong quy hoạch đô thị và nông thôn cần làm rõ quy hoạch nào có trước và có sau để thuận lợi cho việc áp dụng khi thực hiện triển khai các dự án đầu tư gắn với sử dụng đất.

Cho rằng dự thảo Luật đã cập nhật các xu hướng phát triển của đô thị mới; tuy nhiên, đại biểu Phan Văn Mãi (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, vẫn còn nhiều mô hình đô thị mới như khu đô thị công nghiệp dịch vụ, đô thị tri thức sáng tạo, đô thị đa trung tâm, đô thị vệ tinh, đô thị ga…; hay với quy hoạch nông thôn, hiện nay xuất hiện các xu hướng hình thành “làng trong phố”, đô thị xanh, đô thị sinh thái…

Chung quanh những nội dung khác về ứng dụng công nghệ trong xử lý các vấn đề về phát triển đô thị, nông thôn như xử lý rác, xử lý nước thải, xử lý tình trạng ngập, thích ứng với biến đổi khí hậu…; bảo tồn các yếu tố thiên nhiên, sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững…, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu kỹ nhằm quy định đầy đủ, chi tiết, có tính toán đón bắt xu hướng phát triển đô thị mới trong tương lai.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) và nhiều đại biểu phản ánh thực trạng hiện nay, tại nhiều địa phương, các quy định về lĩnh vực quy hoạch còn “tản mát”, được đề cập trong nhiều luật, việc áp dụng và thi hành trong thực tế khó khăn. Vấn đề cốt lõi trong xây dựng dự thảo Luật này phải mạnh mẽ cắt giảm thủ tục hành chính, quyết liệt thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lấy con người và chất lượng cuộc sống người dân làm trung tâm, xây dựng văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển… Các đại biểu cũng đề nghị rà soát kỹ lưỡng các điều ước quốc tế có liên quan quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, để khẳng định rõ các quy định trong luật góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Cần tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Cần bổ sung quy định chặt chẽ trách nhiệm công bố công khai, minh bạch thông tin tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ và việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch…

Đại biểu Trần Thị Hồng An (Đoàn Quảng Ngãi)

Cần bảo đảm tính “động”, mở, định hướng của quy hoạch chung, thay vì “cứng nhắc”, bó hẹp không gian phát triển của đô thị và nông thôn; đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần bảo đảm tính cụ thể, hợp lý, khả thi, thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện.

(Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh)

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/hop-nhat-cac-quy-dinh-ve-quy-hoach-do-thi-va-nong-thon-post815750.html

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak thăm và làm việc tại TP HCM

(NLĐO) - Chiều 10-1, lãnh đạo TP HCM đã có buổi tiếp đoàn công tác tỉnh Champasak (Lào) đến thăm và làm việc tại thành phố. ...

Phát triển bền vững Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

(Báo Quảng Ngãi)- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có hơn 240 sản phẩm OCOP, trong đó có 18 sản phẩm OCOP 4 sao, còn lại là các sản phẩm đạt...

Thủ tướng đối thoại với nông dân, nói về kỳ tích xuất khẩu 62,5 tỉ USD

Sáng 31-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam. Nông nghiệp cần tạo đà cho phát triểnĐặc biệt trong bối cảnh cần thực hiện các mục tiêu nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc...

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Sắp tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp với quy mô lớn

(NLĐO) - Năm 2025, Việt Nam sẽ thực hiện cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ 6 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẵn sàng các phương án cấp cứu, điều trị người bệnh

Đến thời điểm này, các bệnh viện đã hoàn tất các phương án cấp cứu và điều trị cho người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, kể cả tình huống cấp cứu hàng loạt. Lãnh đạo các bệnh viện cũng chuẩn bị những phần quà ý nghĩa thăm hỏi, chia sẻ và động viên những người bệnh phải ở lại điều trị trong thời khắc...

Khi nào bệnh nhân ra viện, khi ấy là Tết

NDO - Trực Tết - một nhiệm vụ không xa lạ nhưng luôn đem tới vô vàn cảm xúc đáng nhớ… với bất kỳ nhân viên y tế nào. Ở Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, các bác sĩ luôn động viên những bệnh nhân mắc bệnh máu rằng, cứ khi nào được ra viện, khi ấy sẽ là Tết.  Thương lắm những điều ước cuối năm Phạm Minh Quang (Tuyên Quang) đã có 6 năm...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Khánh Hòa đón tàu biển quốc tế 1.200 du khách

NDO - Ngày 24/01, Khánh Hòa đón chuyến tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cập Cảng quốc tế Cam Ranh, với 1.200 du khách, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi cập Cảng quốc tế Cam Ranh, du khách được Công ty Tân Hồng tổ chức các chương trình: tour tham quan thành phố Nha Trang; tour ngoại thành thành phố Nha Trang; tour tham quan thành phố Nha Trang bằng xích...

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bài đọc nhiều

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Quốc hội đồng ý làm cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành hơn 25.000 tỉ đồng

Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được Quốc hội thông qua có chiều dài 128,8km, với sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 25.540 tỉ đồng. Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết - Ảnh: GIA HÂN Sáng 28-6, với 464/469 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc...

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Sun World Ba Na Hills hội tụ gần 400 nghìn bông tulip dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, du khách đến Đà Nẵng có cơ hội chiêm ngưỡng hàng ngàn bông hoa tulip quý hiếm và xinh đẹp khoe sắc trong Lễ hội hoa trên đỉnh Bà Nà cùng vô vàn trải nghiệm Tết cổ truyền độc đáo, hấp dẫn. Đến hẹn lại lên, lễ hội hoa xuân tại khu du lịch Sun World...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Mới nhất