Trang chủNewsChính trịHọp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1

NDO – Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo liên quan những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu quả

Về việc lựa chọn, sắp xếp nhân sự khi tinh giản bộ máy, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ đã tham mưu cho Ban chỉ đạo Chính phủ có văn bản đôn đốc, hướng dẫn các bộ ngành địa phương quy định tiêu chí, điều kiện cụ thể, phù hợp đặc điểm, tình hình từng bộ ngành địa phương. Trên cơ sở đó có tiêu chí đánh giá 3 năm làm việc gần nhất, lựa chọn những người tiếp tục giữ lại, những người nào đưa vào diện sắp xếp, có phương án và lộ trình tính toán cho phù hợp.

Việc này được thực hiện phải bảo bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả thực hiện vận hành bộ máy mới.

Đến nay, ông Minh cho biết theo đề án sáng nay Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất cao phương án của Chính phủ về cơ cấu của Chính phủ và cơ cấu nhân sự. Cùng đó là dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tới đây trình ra Kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội để thông qua.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1 ảnh 1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu ý kiến tại họp báo. (Ảnh: NHẬT BẮC/VGP)

Cùng với đó, các bộ, ngành và địa phương cũng có phương án sắp xếp bộ máy cụ thể. Về con người, để tính toán từng người vào vị trí nào thì phải chờ sau cấp thẩm quyền là Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ, Chính phủ ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ và cơ quan ngang bộ. Với những bộ không thuộc diện sắp xếp cũng phải ban hành nghị định mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức. Do những bộ này không thuộc diện hợp nhất, sáp nhập nhưng điều chỉnh cơ cấu tổ chức bên trong, tinh giản, hợp nhất cục vụ thì cũng phải ban hành Nghị định mới về cơ cấu tổ chức. “Thời gian này công tác nhân sự, ai thuộc diện giữ lại, ai thuộc diện tinh giản, số lượng con người chúng tôi có trong kế hoạch, nhưng do liên quan con người, tâm tư tình cảm người lao động, thì chúng tôi phải chờ sau có khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là Quốc hội, Chính phủ, thì lúc đó mới báo cáo số lượng chính xác” – ông Minh chia sẻ.

Theo ông Minh, hiện Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính phối hợp để Bộ Tài chính ban hành thông tư, hướng dẫn nguồn kinh phí, lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí liên quan tới vấn đề này. Trong quá trình phối hợp Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ hoàn thiện và ban hành thông tư này.

Theo đó, về cơ sở pháp lý, ông Minh cho biết có Nghị định 178, Thông tư hướng dẫn, phương pháp cách tính từng người. Bộ Tài chính sẽ có thông tư hướng dẫn lập dự toán, nguồn kinh phí, công tác quản lý và sử dụng. Vì vậy, khi cấp thẩm quyền thông qua là có thể vận hành ngay.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1 ảnh 2
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: NHẬT BẮC/VGP)

Đối với câu hỏi liệu có đủ nguồn thực hiện sắp xếp bộ máy, ông Minh cho hay khi thực hiện xây dựng dự thảo Nghị định 178, Bộ Nội vụ xin ý kiến Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo Chính phủ cho ý kiến về dự thảo này. Trong đó, nội dung cũng rất được quan tâm là có đủ nguồn để thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn hay không. Qua đánh giá tác động cho thấy, nếu thực hiện các phương án này, nguồn kinh phí có thể chi trả những người sẽ nghỉ thuộc diện sắp xếp còn thấp hơn kinh phí chi trả cho những người này làm việc trong 5 năm. Vì vậy, ông Minh khẳng định vẫn yên tâm đủ kinh phí để chi trả cho những người thuộc diện sắp xếp.

Với băn khoăn có người hưởng mức cao, mức thấp và số tiền hưởng thực tế, ông Minh cho hay người hưởng lương, khi nghỉ có khoản kinh phí khác nhau. Mức căn cứ vào lương thực tế đang hưởng, vào số tháng được nghỉ. Nếu nghỉ trong 12 tháng kinh phí cao hơn và qua 12 tháng thì kinh phí thấp hơn. Chúng tôi có bảng excel chỉ cần nhập thời gian vào ra số tiền.

Về sắp xếp, Bộ Nội vụ cũng tham mưu Ban chỉ đạo Trung ương và Chính phủ hết sức khẩn trương. Cơ bản các tài liệu trình ra Quốc hội đã hoàn thiện và chờ QUốc hội khai mạc, xem xét thông qua.

Giải pháp để giữ chân người lao động sau Tết

Về vấn đề này, đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, cũng như nhiều năm trước, sau kỳ nghỉ Tết, thị trường lao động có thể gặp một số biến động khi một số lượng lao động không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời. Nắm bắt, dự báo tình hình, trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố; các Trung tâm Dịch vụ việc làm chủ động bám sát tình hình thị trường lao động – việc làm, phối hợp chặt chẽ với các tập, đoàn doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực các tỉnh, thành phố phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh; Long An, Đồng Nai, Bình Dương…để bảo đảm lao động-việc làm không bị thiếu hụt sau Tết.

Tính đến thời điểm này, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh; Long An, Đồng Nai, Bình Dương… người lao động đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết, nhiều địa phương đạt 97-98%. Có thể thấy, điều đáng mừng là trong năm 2024 vừa qua, đời sống, thu nhập, phúc lợi của người lao động đều được cải thiện. Hệ thống Công đoàn các cấp, các công ty, tập đoàn doanh nghiệp đã quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống phúc lợi cho người lao động không chỉ dịp lễ, tết. Năm 2024, lương bình quân của người lao động đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023. Mức thưởng bình quân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn (là 6,85 triệu đồng/người). Bên cạnh đó, các công ty, doanh nghiệp cũng có chính sách “giữ chân” người lao động, nâng cao chế độ đãi ngộ. Một số doanh nghiệp hỗ trợ nơi ở tạm thời; hỗ trợ chi phí di chuyển cho người lao động về quê ăn Tết; ngoài ra các phúc lợi khác như tặng tiền mặt, quà Tết, hoặc thưởng lương tháng thứ 13 cũng được thực hiện để bảo đảm quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động đón Tết; gặp gỡ “lì xì” mừng tuổi đầu năm mới cho người lao động sau khi đi làm trở lại.

Dịp Tết Ất Tỵ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức nhiều “Chuyến tàu Công đoàn-Xuân 2025” hỗ trợ vé tàu khứ hồi cho 1.750 đoàn viên, người lao động từ các tỉnh miền Nam ra miền Bắc và hỗ trợ chuyến bay Công đoàn, đưa 400 công nhân về quê với hai chặng: Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh-Vinh… Để bảo đảm đủ lao động cho các nhà máy, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sau Tết, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường công tác thông tin thị trường lao động và kết nối cung-cầu lao động thông qua các hoạt động như tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm kết nối trực tuyến giữa các địa phương ngay từ đầu năm….

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, muốn có tăng trưởng cần phải có đầu tư. Mức tăng trưởng 8% là tích cực, nhưng cần phải có sự cố gắng, giải pháp đồng bộ và quyết liệt. Để có mức tăng trưởng 8%, tín dụng phải tăng gấp đôi. Tức hai phần trăm tăng trưởng tín dụng là một phần trăm tăng GDP, yêu cầu có sự đầu tư, hiệu quả đầu tư của các nguồn lực xã hội. Với mức tăng trưởng 8% thì tăng trưởng phải 16%, thậm chí là 18-20%.

“Năm nay làm sao có đủ vốn cho nền kinh tế, cho đầu tư cả vốn trung và dài hạn, khi thị trường chứng khoán, trái phiếu và thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc. Vì vậy, việc cung ứng vốn là trách nhiệm nặng nề” – ông Tú nói.

Năm 2024, dư nợ tín dụng là hơn 15 triệu tỷ đồng, tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng. Tổng cả năm 2024 doanh số cho vay là 23 triệu tỷ đồng và thu nợ là 21 triệu tỷ đồng. Để đạt mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, cho các ngân hàng thương mại, đẩy mạnh vốn nhàn rỗi ra nền kinh tế, chính sách lãi suất hợp lý. Khi cần vốn đầu tư sẽ dùng công cụ cung ứng vốn, tái cấp vốn. Điều hành lãi suất ổn định, phù hợp lãi suất chung của nền kinh tế và các yêu cầu vĩ mô kinh tế khác, theo hướng giảm dần lãi suất.

Hạn mức tín dụng đặt ra 16% nhưng có thể cao hơn nếu kiểm soát lạm phát, đạt được mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo sự chủ động cho các ngân hàng thương mại được nâng hạn mức tín dụng, kiểm soát tổng thể tín dụng. Về tỷ giá, ngoại tệ sẽ duy trì ổn định, có biện pháp can thiệp khi cần thiết, bảo đảm tỷ giá hợp lý, tránh tâm lý găm giữ, đối phó. Có chính sách triển khai gói tín dụng ưu đãi hiệu quả trong thời gian tới…





Nguồn: https://nhandan.vn/hop-bao-chinh-phu-thuong-ky-thang-1-post858780.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch NCB tiết lộ về việc bán 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways

Bà Bùi Thị Thanh Hương, chủ tịch Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), cho biết đã tìm được đối tác cam kết đặt cọc và mua lại 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways từ năm 2022. Sau đó, đối tác xin gia hạn thanh toán, chậm nhất đến năm 2026. ...

Bước chuyển mình của xã lớn nhất sau sáp nhập ở Hải Dương

Xã Vĩnh Cường, huyện Thanh Hà, có diện tích lớn nhất trong 28 xã, phường, thị trấn mới sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hải Dương. Các ngành kinh tế chủ lực của xã như khai thác rươi, cáy, trồng vải thiều có cơ hội mở rộng, phát triển hơn. Phân công linh hoạt, công việc thông suốt Sáp nhập đơn vị hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam

(NLĐO) – Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ...

Đề xuất Chủ tịch tỉnh được chỉ định Chủ tịch xã sau sáp nhập

(NLĐO)- Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên UBND xã, phường sau sắp xếp ...

Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh thành, 52 tỉnh thành sáp nhập theo 6 tiêu chí

Tại tờ trình dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị cấp tỉnh, còn 52 đơn vị thuộc diện sắp xếp. Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Theo dự thảo Nghị quyết này, tiêu chí sắp xếp đối với đơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thấu hiểu và đồng hành cùng cha mẹ có con tự kỷ

NDO - Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.  Sáng 30/3,...

Thứ trưởng y tế kiểm tra dịch sởi tại Đà Nẵng

NDO - Ngày 29/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác thu dung điều trị và phòng, chống bệnh Sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết,...

Tỷ lệ trẻ đến khám vì tự kỷ gia tăng

NDO - Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.  Trung bình mỗi năm có khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, tỷ lệ trẻ tự kỷ...

Hiệu quả của phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi với trẻ tự kỷ

NDO - Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh. Giá trị của vui chơi với trẻ tự kỷ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay ‘Xóa nhà tạm, nhà dột nát’ trong năm 2025

Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp với trực tuyến tại 63 điểm cầu trong cả nước.Với tinh thần “Triệu tấm lòng yêu thương, nghìn mái nhà hạnh phúc”, tại Lễ phát động,...

Đắk Lắk kỷ luật và đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ngành

Cụ thể, tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã thực hiện Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm; xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên...

Tăng hiệu quả công tác thông tin đối ngoại

Ðánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác thông tin đối ngoại 6 tháng đầu năm 2024, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, sau một năm Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 57-KL/TW về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu, cán...

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh, giao lưu quân đội Việt Nam-Trung Quốc

NDO - Sáng 26/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Thượng tướng Trương Hựu Hiệp và Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam nhằm góp phần hiện thực...

Kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi

Những ngày này ở 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi (24/3/1975 - 24/3/2025). Các hoạt động trọng...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất