Trang chủNewsThời sựHơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai đang ở...

Hơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai đang ở đâu?


Gần đây, trên mạng xã hội bàn luận về việc Bộ NN-PTNT đang giữ, quản lý hơn 2.000 tỷ đồng của Quỹ Phòng chống thiên tai và việc công khai sử dụng, chi quỹ này như thế nào là một ẩn số.

Tối 20-9, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã có thông tin làm rõ nội dung này.

Theo cơ quan này, Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập và hoạt động theo Luật Phòng chống thiên tai và Nghị định 78/2021/NĐ-CP. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ này bao gồm Quỹ Phòng chống thiên tai Trung ương (do Bộ NN-PTNT quản lý) và Quỹ Phòng chống thiên tai cấp tỉnh (do UBND cấp tỉnh quản lý).

Theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Quỹ Phòng chống thiên tai cấp tỉnh được thành lập và hoạt động từ năm 2014. Tính đến ngày 20-9, 63/63 tỉnh, thành phố đã thu được 5.925 tỷ đồng, đã chi 3.686 tỷ đồng, còn kết dư 2.263 tỷ đồng.

IMG_2264.jpeg
Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai

Thông tin về số kết dư lớn này, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận khẳng định, Bộ NN-PTNT không giữ, quản lý số tiền này. Đây là số tiền tồn quỹ mà 63 tỉnh, thành phố đang giữ, quản lý.

Nguồn thu của quỹ cấp tỉnh bao gồm: tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn (tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 100 triệu đồng); công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ quỹ trung ương và giữa các quỹ cấp tỉnh; thu lãi từ tài khoản tiền gửi…

Về việc quản lý và chi sử dụng quỹ này, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết, toàn bộ nguồn thu quỹ trong năm (bao gồm cả lãi từ tài khoản tiền gửi) chi hỗ trợ cho các hoạt động ứng phó thiên tai; cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa. “Tồn dư quỹ cấp tỉnh là số tiền quỹ thu được từ khi thành lập, hàng năm nếu chi không hết được chuyển sang các năm sau để sử dụng tiếp”, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai thông tin.

IMG_3764.png
Tàu thuyền bị bão số 3 đánh vỡ, đắm chìm ở TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)

Hiện nay, sau khi bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, một số địa phương dự kiến sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai để khắc phục hậu quả. Cụ thể, tỉnh Lào Cai: 5 tỷ đồng; TP Hải Phòng: 50 tỷ đồng; tỉnh Điện Biên: 3 tỷ đồng; tỉnh Yên Bái: 13 tỷ đồng; tỉnh Thái Nguyên: 10 tỷ đồng. Các tỉnh khác đang tổng hợp thiệt hại, rà soát và đề xuất sử dụng quỹ này.

“Nguồn quỹ 2.160 tỷ đồng này phần lớn tồn ở các tỉnh, thành tập trung đông dân cư, doanh nghiệp như TPHCM, Bình Dương, TP Hà Nội… thu quỹ nhiều nhưng lại ít chịu ảnh hưởng thiên tai”, ông Luận cho biết.

IMG_3115.jpeg
Nhóm công tác của Báo SGGP vượt nước lũ vào thôn Mai Trung (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để cứu trợ người dân bị cô lập, ngày 12-9. Ảnh: VĂN PHÚC

Đại diện của Bộ NN-PTNT cũng khẳng định, theo quy định thì Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh này được điều chuyển cho tỉnh khác, nên một số địa phương đã sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh mình để hỗ trợ thiệt hại cho địa phương khác.

Trong đó, TPHCM đã hỗ trợ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa khoảng 7,5 tỷ đồng trong các năm 2017 và 2021, dự kiến năm 2024 sẽ hỗ trợ 6 tỷ đồng; TP Đà Nẵng hỗ trợ cho các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai (Hà Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Khánh Hòa) khoảng 49,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Lào Cai đã tạm ứng Quỹ Phòng chống thiên tai cấp tỉnh để hỗ trợ tỉnh Lai Châu khắc phục thiệt hại thiên tai 4 tỷ đồng năm 2019.

IMG_3522.jpeg
Các tổ chức quốc tế trao hàng viện trợ qua Bộ NN-PTNT để hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ

Ông Phạm Đức Luận khẳng định, số tiền của quỹ này đang nằm tại các địa phương. “Từ khi thành lập đến nay, do vướng mắc về mô hình hoạt động nên đến nay quỹ trung ương vẫn chưa hoạt động được. Do vậy, Bộ NN-PTNT không quản lý một đồng quỹ phòng chống thiên tai nào”, ông Luận nói.

Theo ông Luận, việc công khai thu chi quỹ này sẽ do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm.

VĂN PHÚC





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/hon-2000-ty-dong-cua-quy-phong-chong-thien-tai-dang-o-dau-post759981.html

Cùng chủ đề

Kịp thời hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho hộ khó khăn trước Tết

Sự hỗ trợ của tỉnh cùng với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm trên địa bàn đã giúp những hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhà bị hư hại và sập đổ sau bão số 3 dựng lại nhà trước Tết Nguyên đán. ...

Người trồng phật thủ vui buồn lẫn lộn

Nhiều nhà vườn phật thủ tại xã Đắc Sở (Hoài Đức) thắng lớn về giá, nhưng cũng không ít vườn vẫn như ‘ngồi...

Tiếp nhận trên 160 tỷ đồng ủng hộ khắc phục cơn bão số 3

Ngày 14/1, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh thông tin đã tiếp nhận trên 160 tỷ đồng ủng hộ khắc phục cơn bão số 3, trong đó có trên 155 tỷ đồng bằng tiền mặt và ủng hộ bằng hiện vật (quy ra tiền) trên 8 tỷ đồng. ...

Quảng Ninh: Lý giải của doanh nghiệp về việc khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa

Cơn bão số 3 có sức tàn phá lớn, với cường độ rất mạnh đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã khiến hàng trăm ha rừng bị hư hỏng. Nhiều nơi cố gắng tận thu rừng để hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Trước phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp đang khai thác rừng phòng hộ hồ Khe Giữa, xã Dương Huy (TP Cẩm Phả), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ khẳng...

Quyết định mới về giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3

(NLĐO)- Đã có quyết định giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Mới nhất

Hàng nghìn du khách về với hội Lim Xuân Ất Tỵ

(CLO) Hội Lim là lễ hội truyền thống của 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du,...

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Mới nhất