Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHồi ức của hậu bối Văn khoa Tổng hợp về Tổng Bí...

Hồi ức của hậu bối Văn khoa Tổng hợp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Với tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một bậc đàn anh hiền hậu, giàu tình thương và luôn cảm thông với mọi người…. Ông là một chính khách trong sạch theo tinh thần “khắc kỷ phục lễ”; là người lãnh đạo hành động 62 năm không ngơi nghỉ, trọng tài nhưng luôn đặt chữ “tâm”, chữ “tình” lên trước…

Ngồi xe đạp về giảng dạy tại khoa Ngữ văn

Một ngày vào năm 1990, GS.TS Bùi Duy Tân gọi tôi sang phòng để nhờ một việc. Cụ nói: “Em biết anh Nguyễn Phú Trọng chứ! Em ra mời anh ấy về dạy cho sinh viên khoa Ngữ văn chuyên đề Báo chí…. Anh Nguyễn Phú Trọng có viết quyển “Nghiệp vụ viết báo” tử tế và có nghề lắm. Cố gắng nhé”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (đứng thứ hai từ trái sang) là cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, khóa 8, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội. Ảnh: Phòng truyền thống ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (đứng thứ hai từ trái sang) là cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, khóa 8, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội. Ảnh: Phòng truyền thống ĐH Quốc gia Hà Nội.

Anh Nguyễn Phú Trọng là tiền bối của tôi, anh học khóa 8, khoa Ngữ văn, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Nghe thầy Tân nói, tôi phóng xe đạp ra Tạp chí Cộng sản và xin gặp anh. Anh hào hứng nhận lời: “Ồ, được về phục vụ sinh viên khoa ta thì còn gì bằng. Nói với thầy Tân là học trò xin đáp ứng. Vinh dự quá!”.

Sau khi bàn lịch dạy, đến việc đi lại. Anh nói: “Coi như việc tớ về khoa dạy là chuyện cá nhân, tớ tìm cách đi, không sử dụng ô tô cơ quan”.

 Tôi biết khi đó, anh đã là Phó Tổng biên tập Tạp chí, hàm Vụ trưởng, có chế độ xe công. Tôi dè dặt: “Hay là em chở anh bằng xe đạp, em chỉ có xe đạp thôi!”. Anh bảo: “Thế thì tốt quá! Còn hơn thời sơ tán Thái Nguyên! Nhà mình cũng chỉ một con xe máy, bà ấy đi làm.”

Thế là theo lịch tôi ra chở anh vào Mỹ Đình dạy. Đi xe đạp nhưng chân tôi ngắn, muốn anh ngồi trước thì phải ghé xe sát hè, chống chân đã. Anh bảo: “Cứ lên xe đi, tớ chạy theo nhảy lên sau!”.

Trên đường vào trường, anh em tâm sự. Biết tôi có con nhỏ, vợ đi làm vắng nên buổi trưa chỉ ăn cơm nguội, anh mời 11 giờ, ra phố Nguyễn Thượng Hiền đợi anh rồi sang nhà anh ăn cơm. “Cán bộ giảng dạy, tớ lạ gì hoàn cảnh nữa”. Từ đó, vào ngày dạy, tôi lên tầng 3 tập thể nơi anh ở, ăn cơm do vợ anh là chị Mận nấu. Rau muống, nước mắm và mươi lát thịt ba chỉ thái khéo, mong mỏng. Chị như một người chị ân cần, thường đẩy đĩa thịt gần về phía tôi và nói: “Thầy giáo xơi cơm!”.

Thế rồi sau đó, tôi nhận được tin nhắn nhận quà. Đạp xe ra nhà của nhà thơ Vũ Duy Thông, bạn khóa 8 Văn khoa Tổng hợp. Thấy một gói giấy báo, tôi mở ra là chiếc áo vét cũ, xanh rêu. Nhà thơ Vũ Duy Thông nói, đây là quà anh Nguyễn Phú Trọng gửi tặng vì thấy vừa người tôi; cũ nhưng mặc tốt. Tôi biết mặc vét từ đó; khoác vào thấy nó đàng hoàng con người hơn hẳn!

Người anh, người học trò nghĩa tình

Tôi nhớ, năm 2001, tôi nhận điện thoại của anh Nguyễn Phú Trọng. Anh nói là đợi trước ngõ 160, sẽ có xe đến đón. “Ta về Vạn Thọ, Thái Nguyên thăm chỗ khoa ta sơ tán hồi chống Mỹ, em đi cho vui!”. Thế là ô tô lên đường. Xong việc thăm hỏi, đoàn ở lại thêm một đêm bên hồ. Đêm đó, bên đống lửa, tôi nghe được chuyện lạ. Mọi người chỉ sang sườn núi phía đối diện mờ ảo trong ánh trăng và kể:

Chúng mình hồi ấy, nam sinh trèo núi, chặt nứa vác về làm lán học. Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Văn Thịnh như 2 ông giáo, gầy yếu hơn nhưng cũng vác 10 cây như anh em, đi mắc ngược mắc xuôi, đến nơi nghỉ muộn. Anh em nhằm vào mà trêu là những “giáo Thứ” với “thư sinh yểu điệu”. Lúc đó có một cụ dân Thái Bình, lên Vạn Thọ định cư trước những năm 1945 vào xin thuốc lào vì cụ đi rừng thuốc ướt bẹt.

Cụ nghe mọi người trêu cười liền đứng dậy chỉ vào anh Nguyễn Phú Trọng nói: “Các anh đừng trêu. Đó mới là Vua, các anh chỉ là dân thôi”.

Rồi cụ quay sang anh Văn Giang, người Quảng Ngãi tập kết, nói giọng quê, to khỏe nên chúng tôi gọi là “Giăng Van Giăng” vì khi điểm danh, anh thưa “Giăng Giăng có mặt!”. Cụ nói: “Còn anh này sẽ là anh hùng trận mạc…nhưng…”. Cụ ôm vai Văn Giang lắc lắc.

Đúng vậy, đến 1968, Giăng Van Giăng của chúng tôi đi chiến trường viết làm phóng viên và hy sinh. Còn bây giờ thì quá đúng, anh Nguyễn Phú Trọng là Bí thư Thành ủy, chúng mình giờ đây là dân Thủ đô cả.

Anh Nguyễn Phú Trọng chỉ ngồi im, tủm tỉm cười và dựng lại những thanh củi lăn ra ngoài….

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời làm Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận hoa do sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội trao tặng tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐH Đông Dương, tiền thân của ĐH Quốc gia Hà Nội và đón nhận Huân chương Sao vàng ngày 15/05/2006. Ảnh: Bùi Tuấn - VNU.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời làm Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận hoa do sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội trao tặng tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐH Đông Dương, tiền thân của ĐH Quốc gia Hà Nội và đón nhận Huân chương Sao vàng ngày 15/05/2006. Ảnh: Bùi Tuấn – VNU.

Một chuyện gần đây nhất về anh, đó là việc đón tro cốt GS.TS Nguyễn Tài Cẩn từ Nga, theo di nguyện của thầy là về quê Thanh Chương (Nghệ An). Anh Nguyễn Phú Trọng biết và nhắn: “Cụ Cẩn là thầy cậu nhưng cũng là thầy tôi đấy. Cho lịch để tôi gửi lẵng hoa kính viếng”.

Ngày đón thầy, tôi cũng quên nhắc. Một đoàn xe đi từ Hà Nội về theo đường mòn Hồ Chí Minh. Đến địa phận huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) thì ban tổ chức gọi cho tôi hỏi là sao chưa thấy hoa của Tổng Bí thư. Trên xe, tôi gọi điện cho anh. Anh nói: “Xong em ạ! Xe đang từ Vinh lên”. Hoá ra anh nhớ hơn cả tôi. Xe về đến vườn hoa Đô Lương (Nghệ An) nghỉ chút thì nghẹ điện thoại là “hoa đã lên, chạy nhanh về!…”.

6 cảm nhận về con người Tổng Bí thư

Ở phương diện cá nhân, thứ nhất, tôi thấy anh Nguyễn Phú Trọng là một bậc đàn anh hiền hậu, giàu lòng thương người, cảm thông với mọi người.

Thứ hai, anh là người nghiêm túc và tận tụy với công việc; nhìn những bút tích còn để lại thời sinh viên được lưu trữ thì thấy nét chữ đúng là nết người.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời làm Chủ tịch Quốc hội thăm cán bộ, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, ngày 16/11/2010. Ảnh: Bùi Tuấn - VNU.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời làm Chủ tịch Quốc hội thăm cán bộ, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, ngày 16/11/2010. Ảnh: Bùi Tuấn – VNU.

Thứ ba, anh là người vững tin vào chính kiến của mình, rất nguyên tắc trong công việc nhưng đặt nguyên tắc đó trong sự phức tạp của tình thế vận động mà uyển chuyển.

Thứ tư, anh hết lòng vì việc chung, lấy hiệu quả công việc làm chính mà riêng mình thì ẩn nhẫn, không tô vẽ, không “làm màu”.

Thứ năm, anh là sự kiên dũng trong tâm khảm, tư duy rốt ráo để vào cuộc với quyết tâm rất cao.

Thứ sáu, chắc chắn, anh là một chính khách trong sạch theo tinh thần “khắc kỷ phục lễ”. Tổng Bí thư là người hành động 62 năm không ngơi nghỉ, trọng tài nhưng luôn đặt chữ “tâm”, chữ “tình” lên trước.

Cũng là chuyện riêng, khi là Bí thư Thành ủy Hà Nội, qua GS.TS Phùng Hữu Phú, anh bảo tôi ra Thành ủy làm việc, tôi từ chối vì mình không đủ tầm và không sắc sảo, đủ rộng về tư duy để nhận việc. Tôi nói: “Các thầy ta giữ em lại trường là để nghiên cứu và giảng dạy. Em gần 50 tuổi rồi, chuyển việc ngại lắm”. Anh nói luôn qua điện thoại:“Thế anh bắt đền em. Em giới thiệu cho anh một người”. Và tôi đã giới thiệu thành công, đó là NSND Xuân Yến.

Tôi nghĩ rằng, mỗi người một nghề. Chính trị cũng là một nghề. Làm chính khách là vô cùng gian nan, vất vả, kể cả hiểm nguy. Mình khác nghề, nhận xét về nghề khác thường phải hết sức thận trọng và trân trọng.

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, sinh năm 1956, quê Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường ĐH  Tổng hợp Hà Nội, ông được giữ lại làm giảng viên Văn học dân gian Việt Nam, thuộc khoa Ngữ văn, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, sau này đổi tên thành khoa Văn học, trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ông nghỉ hưu vào tháng 2/2016. Trong quá trình công tác, ông là một trong những sáng lập viên của Bảo tàng Nhân học (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội), đã hiến cho đơn vị này rất nhiều tư liệu về các thứ ký tự cổ của người Việt Nam từ cổ đại đến nay, đặc biệt là nhóm cư dân Tây Bắc. Suốt quá trình công tác cũng như khi nghỉ hưu, ông duy trì thói quen sưu tầm và khảo cứu những làn điệu cổ khắp Việt Nam…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hoi-uc-cua-hau-boi-van-khoa-tong-hop-ve-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, thành phố Cà Mau (Cà Mau). Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ghi...

tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp

Kinhtedothi - Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị Báo cáo viên TP tháng 10/2024. Huy động sức mạnh văn hóa trong xây dựng, phát triển đất nước Tại hội nghị, các đại biểu nghe Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Phạm Thị Thịnh quán triệt những nội dung chính cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản...

Cùng nhớ về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày khai giảng

Tại lễ khai giảng, thầy và trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều cùng xem lại những thước phim, hình ảnh tư liệu và những lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đổi mới toàn diện công tác giáo dục. Lần gần đây nhất là lần về thăm trường nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Nguyễn Gia Thiều (1950 - 2020), những tình cảm chân thành với các thầy cô, tình cảm với những...

Khai trương Trang thông tin đặc biệt ‘Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng cùng ngày, Báo Nhân Dân đã khai trương Triển lãm ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 44 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí. Triển lãm sẽ đón khách tham quan từ ngày 20-22/8/2024, tại 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/khai-truong-trang-thong-tin-dac-biet-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-co-tam-co-tam-cua-dang-378567.html

Thư, điện cảm ơn lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các chính đảng và bạn bè quốc tế

Trong những ngày qua, trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế, các chính đảng và bạn bè quốc tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai đa dạng, linh hoạt việc chăm lo Tết cho người lao động

Kinhtedothi - Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV-NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. Trên 8,6 triệu lượt ĐV-NLĐ được thụ hưởng Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tình hình...

Chứa chan tình cảm, lắng đọng nghĩa tình

Kinhtedothi-Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đoàn công tác chỉ có thể trực tiếp ghé thăm, chúc Tết, tặng quà 2 nhà giàn. Quãng thời gian dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ để trao gửi tình cảm, hơi ấm, nghĩa tình từ đất liền đến với nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi bao la. Nhà giàn hiên ngang giữa biển khơi Trong suốt hải trình 16 ngày trên biển, đoàn công tác chỉ ghé chúc Tết...

MTTQ sẽ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo thêm động lực chiến thắng bệnh tật

Kinhtedothi- Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với vai trò trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sẽ hết lòng hết sức đồng hành, hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư nghèo, hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để quyết tâm chiến thắng bệnh tật"-Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng định. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 25/1 (tức 26 Tết), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

“Cưỡi sóng, vượt gió” mang hơi ấm đất liền đến với nhà giàn DKI

Kinhtedothi-Trải qua quãng đường hàng trăm hải lý với bao bất vả, khó khăn của sóng to, gió lớn, Đoàn công tác số 2 của Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân cùng các cán bộ, chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 vỡ òa hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ: trao quà Tết tới các nhà giàn DKI. Con tàu mang sứ mệnh đặc biệt Khác với những chuyến đi trước, trong lần khởi hành này, cán bộ, chiến...

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Để giao thông công cộng thực sự phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã quy định Điều 31 “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng”. Ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt đô thị Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) quy định tại Điều 31. Nghị quyết số 15-NQ/TW đề ra phương hướng: “Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. "Năm nay, thực hiện nghị định 73, cán bộ, giáo viên nhà trường có tiền...

Cậu học trò Asian School chinh phục 2 trường đại học danh tiếng châu Âu

Với bảng thành tích học thuật ấn tượng, đồng thời là thủ lĩnh 'Sports President', Nguyễn Khang (lớp 12/12 cơ sở Cộng Hòa) đã xuất sắc trúng tuyển vào 2 trường đại học danh tiếng tại châu Âu: HEC Paris (Pháp) và Bocconi...

Bất ngờ gặp Bảo An ‘Xúc xắc xúc xẻ’ gói bánh chưng tết

Chúng tôi bất ngờ gặp Bảo An 'Xúc xắc xúc xẻ' trong một ngày hội gói bánh chưng tết. Bé gái sở hữu video âm nhạc 'Xúc xắc xúc xẻ' với 370 triệu lượt xem trên YouTube nay đã thành cô gái 18...

Người thầy “mát tay”!

(NLĐO) – Không chỉ là một nhà khoa học tâm huyết, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người thầy "mát tay". ...

Chuyện chưa kể về người giữ trường 12 năm không đón giao thừa cùng người thân

Đêm 30 Tết, trong khi người người, nhà nhà quây quần bên nhau đón Giao thừa, nhiều nhân viên bảo vệ vẫn túc trực tại trường để hoàn thành trách nhiệm đã được giao. Anh Ngô Bá Thủy (SN 1970) là một trong 4 “người giữ trường” tại Trường Tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội). Anh Thủy cho biết: “12 năm làm bảo vệ ở đây cũng là từng ấy thời gian tôi không đón giao thừa cùng gia...

Mới nhất

Trải nghiệm du lịch Hải Phòng

Hành khách từ Hải Phòng đi Lào Cai và ngược lại sẽ được trải nghiệm xe khách cabin giường nằm êm ái, đầy tiện nghi, không lo mỏi mệt khi di chuyển hành trình xa. ...

Trung Quốc đòi treo giò vĩnh viễn tuyển thủ Hàn Quốc

Sự việc xảy ra hồi 2023. Son Jun-jo bị cơ quan an ninh tỉnh Liêu Ninh bắt sau khi anh bị cáo buộc nhận tiền để dàn xếp tỷ số. Thời điểm đó, tiền vệ tuyển Hàn Quốc đang thi đấu cho Shangdong Luneng tại giải VĐQG Trung Quốc. Đây là thông tin rất sốc vì Son Jun-jo...

Chốt tuần tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chốt tuần tăng rất mạnh, vàng miếng tiến sát 89 triệu đồng/lượng. ...

Thủ tướng: Chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường dịp Tết

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,...

Mới nhất