Trang chủNewsThời sựHơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á


RCEP đối mặt với nhiều thách thức

RCEP đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những thách thức này chủ yếu là do tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp. Điều này là do các yếu tố như thời gian có hiệu lực ngắn, ngoài ra còn có một số vấn đề mang tính cơ cấu.

Thứ nhất, tỷ lệ vận dụng các quy tắc còn thấp đã trở thành hạn chế chính đối với việc phát huy tiềm năng của RCEP. Tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ của các nước thành viên ASEAN còn thấp. Ví dụ, tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ của Trung Quốc chưa cao.

Theo tính toán sơ bộ, tỷ lệ áp dụng các quy định xuất khẩu của doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2022 là 3,56%, tỷ lệ áp dụng các quy định nhập khẩu là 1,03% và tăng lên lần lượt là 4,21 và 1,46% vào năm 2023.

Tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp đã hạn chế việc phát huy lợi ích của RCEP. Mặc dù mức độ áp dụng RCEP trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cao, nhưng mức độ áp dụng các quy tắc trong quan hệ thương mại với ASEAN lại chưa cao.

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á
RCEP tạo sự ổn định quan trọng cho hợp tác và phát triển khu vực… Ảnh: Pixabay

Thứ hai, RCEP có tiềm năng lớn để phát huy tối đa vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là động lực quan trọng cho việc triển khai toàn diện RCEP. GDP và giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 80% của khu vực RCEP, kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước này chiếm hơn 50% của cả khối, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện RCEP.

Hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phải đối mặt với sự can thiệp nghiêm trọng từ các yếu tố bên ngoài. Từ tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong những năm gần đây, một số nền kinh tế trong khu vực mù quáng nghe theo sự kích động của các nước ngoài khu vực, điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí hợp tác kinh tế và thương mại trong khu vực và hạn chế việc phát huy tiềm năng tăng trưởng kinh tế khu vực.

Sử dụng hiệp định RCEP để thúc đẩy kết nối các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2022, giá trị nhập khẩu ưu đãi của Nhật Bản trong khuôn khổ RCEP gần bằng tổng giá trị nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU-Nhật Bản và Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản-Mỹ, trong đó 88,5% nhập khẩu ưu đãi đến từ Trung Quốc.

Tỷ lệ áp dụng các quy định RCEP của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2022 và tỷ lệ áp dụng quy tắc hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nhật Bản vào năm 2023 lần lượt đạt 57 và 68,1%.

Thứ ba, tỷ lệ áp dụng quy tắc thấp cho thấy thiếu cơ chế thúc đẩy toàn diện. Ban thư ký vẫn chưa được thành lập. Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng trong triển khai RCEP chưa thể được quyết định và phối hợp kịp thời, bao gồm các vấn đề như nâng cấp các điều khoản và mở rộng RCEP đều rất khó để thúc đẩy triển khai RCEP một cách hiệu quả, rõ ràng còn thiếu sự phối hợp trong thực thi chính sách.

Các diễn đàn, kênh và cơ chế để thực hiện điều phối và kết nối toàn diện chính sách của RCEP cũng vẫn còn thiếu, ngoài ra, còn thiếu sự hỗ trợ trí tuệ đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển trung và dài hạn. RCEP sẽ bước vào giai đoạn lịch sử quan trọng trong tương lai từ 5-10 năm tới. Hiện tại, cơ chế thúc đẩy toàn diện vẫn chưa được thiết lập, vẫn còn thiếu kế hoạch tổng thể và bố trí tổng thể cho sự phát triển 10 năm tới của RCEP.

RCEP tạo động lực quan trọng cho kinh tế châu Á

Với sức sống và động lực phát triển của châu Á, RCEP có những lợi ích tiềm năng rất lớn. Để triển khai toàn diện RCEP phải tập trung vào các mục tiêu và triển vọng hội nhập kinh tế châu Á, đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường trong khu vực, thúc đẩy thực hiện hiệu quả các điều khoản đã có hiệu lực…

Thứ nhất, RCEP tạo sự ổn định quan trọng cho hợp tác và phát triển khu vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, từ năm 2023-2029, GDP của khu vực RCEP sẽ tăng thêm 10.900 tỷ USD, gấp khoảng 1,4 lần GDP của Mỹ và 2,6 GDP của EU trong cùng giai đoạn.

Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, nếu RCEP được triển khai đầy đủ trước năm 2030, thu nhập của từng nền kinh tế thành viên sẽ tăng 0,6% so với mức hiện tại, tạo ra 245 tỷ USD doanh thu và 2,8 triệu việc làm cho khu vực.

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á
RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Ảnh: Pixabay

RCEP tạo động lực quan trọng để tăng cường sự gắn kết kinh tế khu vực. Một mặt, hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-ASEAN đã được thúc đẩy sâu sắc hơn trong khuôn khổ RCEP. Năm 2022, trong số hàng hóa xuất nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc, hàng hóa tiêu dùng trung gian lần lượt chiếm 63 và 70%; linh kiện, vật tư, thiết bị vốn sử dụng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu chiếm trên 80%. Các sản phẩm có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN sang Trung Quốc như động cơ điện, thiết bị điện và linh kiện, lần lượt chiếm 31,7 và 30,7%.

Nếu các quốc gia thành viên áp dụng hiệu quả quy tắc cộng gộp xuất xứ của RCEP, có thể nâng cao đáng kể tỷ trọng các thành phần giá trị trong khu vực và mở rộng quy mô thương mại nội khối. Mặt khác, cũng còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy quá trình thương mại tự do giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khuôn khổ RCEP.

Đến năm 2030, RCEP sẽ làm tăng thu nhập thực tế toàn cầu thêm 186 tỷ USD. Dự kiến phần lớn mức tăng thu nhập của RCEP (khoảng 164 tỷ USD) đến từ châu Á, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ có mức tăng thu nhập là 156 tỷ USD.

Thứ hai, RCEP là lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy và định hình lại cục diện toàn cầu hóa kinh tế. Việc triển khai chính thức RCEP sẽ tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực, xây dựng khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và hiện thực hóa hội nhập kinh tế khu vực, đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện quan trọng để thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn. RCEP vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển thực tế, vừa quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất.

RCEP có tiềm năng thương mại và đầu tư lớn, lợi tức tiềm năng lớn từ việc nâng cao tỷ lệ áp dụng quy tắc. Tính toán sơ bộ cho thấy, dựa trên quy mô thương mại hiện tại, nếu tỷ lệ áp dụng các quy tắc của RCEP trong xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể đạt 50% với trình độ hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ đạt 3.940 tỷ Nhân dân tệ và số tiền giảm thuế sẽ đạt khoảng 79 tỷ Nhân dân tệ, cao hơn so với mức hiện tại lần lượt là 9,9 và 11,3 lần. Nếu tỷ lệ áp dụng các quy tắc RCEP của Trung Quốc có thể đạt đến mức hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ đạt 7.900 tỷ Nhân dân tệ và số tiền cắt giảm thuế sẽ đạt 157,5 tỷ Nhân dân tệ, cao lần lượt gấp 20,9 và 23,6 lần so với hiện nay.

Thứ ba, RCEP có thể phát triển thành tổ chức thương mại tự do xuyên khu vực quan trọng. Giương cao ngọn cờ phát triển bao dung và phát triển cùng chia sẻ lợi ích, RCEP sẽ thu hút nhiều nền kinh tế ngoài khu vực tham gia. Hiện tại Hong Kong (Trung Quốc), Sri Lanka, Chile đã nộp đơn xin tham gia.

Khi tham gia RCEP, trước sự kích thích của các biện pháp nâng cao trình độ tự do hóa thương mại hàng hóa và cải cách các thủ tục hải quan thuận lợi hơn, GDP của Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tăng thêm 0,87%, cải thiện điều kiện thương mại thêm 0,26%, phúc lợi xã hội tổng thể tăng thêm 3,440 tỷ USD và tăng trưởng nhập khẩu đạt 0,78%, hiệu quả tích cực từ việc gia nhập RCEP đến kinh tế vĩ mô của Hong Kong (Trung Quốc) rất rõ rệt.

RCEP có thể kết nạp thêm thành viên xuyên khu vực. Dựa trên cơ cấu thành viên ban đầu của RCEP, việc mở rộng RCEP sẽ được thúc đẩy kịp thời. Bất kỳ nền kinh tế nào có nguyện vọng tham gia và có thể tuân thủ các quy tắc đều có thể được coi là đối tượng kết nạp tiềm năng.

Ngoài ra, RCEP cũng định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu. Càng có nhiều thành viên thì lợi ích của nguyên tắc cộng gộp xuất xứ của RCEP sẽ càng lớn. Càng có nhiều thành viên thì năng lực bảo vệ thương mại tự do của RCEP càng mạnh mẽ. Cùng với việc RCEP tiếp tục mở rộng, tỷ trọng mật độ dân số, tổng lượng kinh tế và tổng lượng thương mại càng lớn, lợi ích của quy tắc cộng gộp xuất xứ càng rõ ràng hơn, mức độ ưu đãi đối với doanh nghiệp cũng càng lớn hơn.

Thứ tư, sự mở cửa trình độ cao của Trung Quốc sẽ giải phóng tiềm năng hợp tác khu vực to lớn. Sự mở cửa trình độ cao của Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình thực hiện RCEP. Việc mở cửa thị trường của Trung Quốc chứa đựng tiềm năng to lớn cho nền kinh tế khu vực.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư ASEAN-Trung Quốc năm 2021 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc đề ra mục tiêu phấn đấu nhập khẩu 150 tỷ USD nông sản chất lượng cao từ ASEAN trong 5 năm tiếp theo.

Tính đến giữa năm 2023, nhập khẩu lũy kế đã vượt 55 tỷ USD, vượt tiến độ dự kiến. Việc mở cửa trình độ cao của thị trường rộng lớn với dân số 1,4 tỷ người sẽ “biến thị trường Trung Quốc trở thành thị trường của thế giới, thị trường chung, thị trường của mọi người”, sẽ tạo động lực quan trọng đối với thị trường lớn châu Á thống nhất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Việc Trung Quốc chủ động mở cửa trình độ cao với ASEAN sẽ tạo hiệu ứng đòn bẩy quan trọng và nâng cao sức sống của RCEP.

RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch.

Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực…



Nguồn: https://congthuong.vn/rcep-hoi-tho-moi-cho-tang-truong-kinh-te-chau-a-348454.html

Cùng chủ đề

Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho dân du mục kỹ thuật số

Đà Nẵng lọt top 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại Châu Á năm 2025. Dân du mục kỹ thuật số (digital nomad) vốn là những người làm việc từ xa nhờ công nghệ và thích dịch chuyển. Lực lượng lao động tự do này ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Theo Travel Off Path, châu Á đang trở thành điểm đến hấp dẫn với mức sống phải chăng, thiên...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không để gia đình nào không có Tết

Công tác chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người nghèo… luôn được TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh quan tâm để địa phương không gia đình nào không có Tết. Mùa Xuân ấm áp hơn trong những ngôi nhà mới Với phương châm “Không để gia đình nào không có Tết, không có gia đình nào bị bỏ lại phía sau”, thành phố Đông Triều luôn quan tâm, hỗ trợ,...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn ngày (26/01): Diễn biến bất ngờ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (26/01): Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chốt tuần tăng rất mạnh. Trong khi đó, vàng miếng tiến sát 89 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Giá vàng hôm nay 26/01/2025: Tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 26/01/2025: Tiếp đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tăng mạnh từ 500.000 đồng/lượng đến 1,1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Giá heo hơi hôm nay 26/1/2025: Đồng loạt lặng sóng

Giá heo hơi hôm nay 26/1/2025 chứng kiến sự lặng sóng trên khắp các tỉnh thành toàn quốc. Hiện, giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục trong chuỗi ngày giao dịch ảm đạm. Giá heo hơi nơi đây đang dao động trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Lào...

Bắc Âu tăng chuyển đổi xanh, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng chuyển đổi sang sản xuất, tiêu dùng xanh của các quốc gia khu vực Bắc Âu mang lại cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các nước Bắc Âu đẩy mạnh chuyển đổi xanh Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, trong bối cảnh chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, các quốc gia Bắc Âu như...

Bài đọc nhiều

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Pakistan cấm vào công viên, sở thú vì ô nhiễm không khí ngày càng nặng

(CLO) Tỉnh Punjab của Pakistan đã cấm vào nhiều không gian công cộng từ ngày 8/11, bao gồm các công viên và sở thú, khi chính quyền tìm cách bảo vệ người dân khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở một số khu vực thuộc tỉnh phía đông....

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Cùng chuyên mục

Không để gia đình nào không có Tết

Công tác chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người nghèo… luôn được TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh quan tâm để địa phương không gia đình nào không có Tết. Mùa Xuân ấm áp hơn trong những ngôi nhà mới Với phương châm “Không để gia đình nào không có Tết, không có gia đình nào bị bỏ lại phía sau”, thành phố Đông Triều luôn quan tâm, hỗ trợ,...

Đề nghị công an vào cuộc vụ thanh niên hít xà đơn trên tàu metro số 1

Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 vừa đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý theo quy định pháp luật vụ việc thanh niên hít xà đơn phản cảm trên tàu điện. Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC1) vừa có văn bản kiến nghị Công an TPHCM hỗ trợ xử lý các hành vi chưa đúng chuẩn mực khi tham gia di chuyển trên tàu metro Bến...

Trên “đại công trường” sân bay Long Thành ngày cuối năm

(NLĐO)- Hàng ngàn chuyên gia, kỹ sư, người lao động thi công xuyên Tết trên "đại công trường" sân bay Long Thành những ngày cuối năm ...

Thái Lan và Trung Quốc hợp tác chống mạng lưới lừa đảo qua điện thoại

(CLO) Thái Lan và Trung Quốc sẽ phối hợp thành lập trung tâm điều phối để đối phó với các mạng lưới lừa đảo qua điện thoại đang phát triển nhanh chóng dọc biên giới Thái Lan với Myanmar và Campuchia. ...

Đời thợ trên những công trường giao thông

Công trường dự án giao thông trọng điểm những ngày cuối năm, không khí thi công diễn ra rất khẩn trương. Những người thợ vẫn cần mẫn ngày đêm, dù không khí Tết đang cận kề. ...

Mới nhất

Bộ Công an công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực năm 2025: Nhiều điểm mới

TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. ...

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà...

Đề nghị công an vào cuộc vụ thanh niên hít xà đơn trên tàu metro số 1

Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 vừa đề nghị Công an TPHCM chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý theo quy định pháp luật vụ việc thanh niên hít xà đơn phản cảm trên tàu điện. Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC1) vừa có văn bản kiến nghị Công an TPHCM...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air