Trang chủChính trịChủ quyềnHội thảo về Biển Đông: “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng...

Hội thảo về Biển Đông: “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh”


“Thu hẹp vùng biển xám” hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hòa bình hơn, “Mở rộng vùng biển xanh” nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai.

Hội thảo về Biển Đông: “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” ảnh 1Phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Sáng 25/10, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh.”

Hội thảo có sự góp mặt của hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến.

Hội thảo quy tụ gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ gần 20 quốc gia từ các châu lục khác nhau; gần 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (trong đó có gần 20 Đại sứ và Tổng Lãnh sự).

Hội thảo còn có sự tham dự của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tạo diễn đàn thúc đẩy đối thoại

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung cho biết với mong muốn trở thành một trong những cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực, Học viện Ngoại giao đã và đang ngày càng thể hiện vai trò tích cực, chủ động thúc đẩy thảo luận học thuật cởi mở, thẳng thắn và toàn diện về các chủ đề đa dạng và các vấn đề mới nổi có tác động khu vực và toàn cầu.

Cùng với nhiều sáng kiến, Học viện Ngoại giao đã và đang góp phần kết nối các lãnh đạo, chuyên gia, học giả, các nhà hoạch định chính sách từ nhiều khu vực trên thế giới; tạo ra những diễn đàn có tính chất xây dựng thúc đẩy đối thoại, lòng tin và hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

[Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Biển hòa bình – Phục hồi bền vững]

Chia sẻ về lý do lựa chọn chủ đề của Hội thảo năm nay, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung cho biết Ban Tổ chức mong muốn các chuyên gia sẽ cùng nhau phân tích về thực trạng Biển Đông và khu vực, làm rõ các quy tắc điều chỉnh chung, xác định các chính sách thúc đẩy lòng tin và hợp tác, làm sáng tỏ những hành vi có tác động tiêu cực tới trật tự dựa trên luật lệ và gia tăng căng thẳng.

“Thu hẹp vùng biển xám” hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hòa bình hơn. “Mở rộng vùng biển xanh” nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai, thông qua việc thúc đẩy những thực tiễn tốt trong những lĩnh vực quan trọng như chuyển đổi xanh, các công nghệ, nghiên cứu và đầu tư liên quan đến năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…

Hội thảo cũng sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về cách thức các lực lượng trên biển và các cơ chế khu vực có thể đóng góp một cách xây dựng vì mục tiêu hướng tới một Biển Đông “xanh hơn,” “hòa bình hơn.”

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài diễn văn chính tại Phiên khai mạc.

Trong 15 năm qua, chuỗi Hội thảo Biển Đông đã và đang tạo ra môi trường rộng mở, thẳng thắn, hữu nghị cho các chuyên gia khu vực và quốc tế hội tụ để tăng cường hiểu biết chung và thu hẹp khác biệt.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt kỳ vọng trong 15 năm tới, đối thoại này sẽ tiếp tục trở thành một diễn đàn an ninh biển cấp độ khu vực quan trọng, rộng mở, bao trùm và sáng tạo; là nơi gặp gỡ và là điểm giao thoa giữa các lợi ích từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương và xa hơn nữa.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng hiện nay trọng tâm toàn cầu đang tiếp tục chuyển dịch về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đã và đang trở thành “trung tâm” của tăng trưởng toàn cầu và là đầu tàu quan trọng cho phục hồi toàn cầu và thịnh vượng tương lai.

Nhưng tương lai đó không thể được đảm bảo nếu thiếu đi hòa bình, ổn định bền vững nói chung và trên không gian biển khu vực nói riêng.

Hiện nay, cạnh tranh chiến lược đang tạo ra những “chia rẽ lớn” và “rạn nứt lớn” theo như nhận định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres. Xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới, trên không gian biển tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chắc chắn không tránh khỏi nguy cơ đối đầu và xung đột.

Tình hình đó buộc chúng ta phải liên tục nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng trên biển, rà soát những cơ chế hợp tác hiện hành để giải quyết những thách thức mới nổi và cùng nhau hành động ngăn chặn những mối đe dọa đó.

Hướng tới hòa bình và phát triển

So với 15 năm trước, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhiều “vùng xám” mới nảy sinh cần phải được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, Biển Đông vẫn là khu vực mang lại nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng.

Hội thảo về Biển Đông: “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” ảnh 2Ông Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phát biểu tại phiên khai mạc. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Đáng chú ý, Hiệp định mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là minh chứng cho thấy các nước có mối quan tâm chung đối với biển. Việt Nam tự hào là một trong những nước tham gia ký kết đầu tiên.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh rằng chỉ thông qua hợp tác, chúng ta mới có thể giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ “xám” sang “xanh,” hướng tới hòa bình và phát triển bền vững.

Để làm được điều đó, điều quan trọng là phải tôn trọng và tuân thủ luật biển quốc tế, được thể hiện trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Trong thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia ASEAN luôn nỗ lực hướng tới một trật tự khu vực, bao gồm không gian biển ổn định, dựa trên luật lệ.

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc hiện thực hóa và triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Tầm nhìn Hợp tác biển vừa mới được ASEAN thông qua.

Đồng thời, Việt Nam luôn luôn ủng hộ những sáng kiến mới vì mục tiêu chung, thông qua các cơ chế song phương, đa phương và mới.

Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 diễn ra trong hai ngày 25-26/10 với 8 phiên về các chủ đề: Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua; Các nước lớn và những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng?; Cách tiếp cận đa phương về Biển Đông: Một xu hướng mới?; Cần một khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý?; Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông; Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?; Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ; Tiếng nói của thế hệ kế cận.

Ngoài ra, Hội thảo năm nay còn có các phiên dẫn đề đặc biệt từ nhiều lãnh đạo cấp cao như Nghị sỹ Rt. Hon Anne-Marie Trevelyan Quốc vụ khanh của Vương quốc Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; bà Paola Pampaloni, Quyền Giám đốc Điều hành khu vực châu Á và Thái Bình Dương tại EEAS…

Năm nay, Hội thảo đánh dấu nhiều điểm mới về ý tưởng và tổ chức. Lần đầu tiên, Hội thảo dành riêng một phiên thảo luận giữa đại diện từ lực lượng Cảnh sát Biển của một số nước ven biển Biển Đông.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã nâng cấp một phiên riêng của các nhà Lãnh đạo Trẻ tại khu vực trở thành phiên toàn thể trong chương trình nghị sự.

Trong các năm trước, chương trình Lãnh đạo Trẻ ở khu vực được thiết kế là phiên thảo luận bên lề Hội thảo Biển Đông. Năm nay, việc nâng cấp phiên lãnh đạo trẻ vào chương trình nghị sự chính để hướng tới mục tiêu tạo nhận thức cho thế hệ kế cận về tầm quan trọng của hòa bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật và tìm kiếm những góc nhìn mới về giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hãng taxi truyền thống đầu tiên chuyển đổi sang xe điện

Lado Taxi vừa công bố thay thế 100% đội xe xăng sang xe điện VF e34 và VF5 tại chi nhánh Lâm Đồng từ ngày 8/2 và sẽ chuyển đổi hoàn toàn ở các tỉnh thành khác trong năm 2025. Hành trình chuyển đổi xanh của Lado Taxi bắt đầu từ tháng 5/2022 với 20 chiếc VF e34 mua từ VinFast chuyên phục vụ hành khách di chuyển từ sân bay Liên Khương đến các địa phương. Mẫu xe điện chủ...

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

Tạp chí Newsweek công bố bản đồ vị trí các tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương ngày 7.2, theo đó một tàu Mỹ rời Biển Đông tiến vào Thái Bình Dương, trong khi 3 tàu Trung Quốc...

Khu vực lớn trước biến động lớn

Tất cả những diễn biến gần đây đều báo hiệu khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh đang đứng trước nhiều biến động lớn về chính trị an ninh. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng...

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Bèo tấm – "Siêu thực phẩm" tiềm năng của tương lai

Từ món ăn dân dã ở Đông Nam Á đến "siêu thực phẩm" được châu Âu công nhận, bèo tấm đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho an ninh lương thực và chế độ ăn uống bền vững. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Từ món ăn dân dã ở Đông Nam Á đến "siêu thực phẩm" được châu Âu công nhận, bèo tấm đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho an ninh lương thực...

Hà Nội: Độc đáo Lễ hội “rước Vua” "rước chúa" ở đền Sái

Ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, tổ chức Lễ hội đền Sái với những nghi lễ độc đáo; lễ hội được đề nghị là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.Bảo tồn Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc giaLễ hội Lồng tồng: Cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtLễ hội cầu ngư...

Lễ hội hoa Đào: Sản phẩm du lịch độc đáo của Vĩnh Thạnh

Ngay từ sáng sớm, rất đông du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về làng K3 để chiêm ngưỡng những vườn đào khoe sắc hồng giữa tiết trời Xuân se lạnh của vùng miền núi tỉnh Bình Định.Bình Định phê duyệt dự án khu du lịch có tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng Du lịch Bình Định: Những điểm 'check-in' đẹp, thú vị không nên bỏ lỡ Bình Định: Đồi cát Phương Mai -...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Đã có gần 40 ý kiến góp ý của các Bộ, địa phương và tổ chức về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng...

Thứ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể 2 đơn vị về vấn đề tổ chức hội thảo (chủ trì tổ chức hội thảo, cơ quan chủ trì, thành phần mời tham gia hội thảo); việc xây dựng các báo cáo thành phần của hồ sơ dự...

Xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – người dân

Theo ông Cao Thanh Vũ, về quản lý cấp phép khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình, hoạt động cải tạo đất nông lâm nghiệp, thực tế đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có phát...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Nhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh tế

Liên quan đến đấu giá tại khu vực có nhiều loại khoáng sản, Luật Đấu giá tài sản quy định đấu giá theo một loại khoáng sản, do vậy nhóm đề xuất bổ sung thêm một khoản để quy định trường hợp đối với một mỏ...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất