Trang chủNewsNhân quyềnHội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo...

Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV


Ngày 27/4, Bộ Ngoại giao đã chủ trì phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kì IV tại Hà Nội.

Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV. (Ảnh: Anh Sơn)

Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các cơ quan của Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp, các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh khẳng định, đây là sự kiện quan trọng khởi động cho chuỗi sự kiện về UPR chu kỳ IV mà Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức trong năm 2023.

Kể từ khi ra đời năm 2008 đến nay, cơ chế UPR đã góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế (UDHR) và Tuyên bố và Chương trình Hành động Viên (VDPA), theo đó mọi người đều có quyền được sống trong phẩm giá, được tôn trọng, bảo đảm và thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Đây cũng là những nội hàm, giá trị cốt lõi mà Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 đã khởi xướng và cùng 12 nước khác thúc đẩy Hội đồng Nhân quyền mới đây thông qua Nghị quyết số 52/19 kỷ niệm 75 năm UDHR và 30 năm VPDA, với 121 nước đồng bảo trợ tại tất cả các khu vực.

Ông Phạm Hải Anh khẳng định, trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, với tỷ lệ chấp thuận khuyến nghị ngày càng tăng, lên tới hơn 83% tại chu kỳ III, cao hơn mặt bằng chung của các quốc gia khác.

Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh khẳng định, đây là sự kiện quan trọng khởi động cho chuỗi sự kiện về UPR chu kỳ IV mà Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức trong năm 2023.
Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh khẳng định, trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm. (Ảnh: Anh Sơn)

Xuyên suốt quá trình UPR, Việt Nam luôn nỗ lực bảo đảm 4 nguyên tắc. Một là, việc thực hiện các khuyến nghị UPR luôn gắn với tổng thể chủ trương, chính sách và nỗ lực của Việt Nam về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;

Hai là, tăng cường gắn Báo cáo UPR với thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các khuyến nghị đã chấp thuận, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong hoàn thiện các khuôn khổ chính sách, pháp luật về quyền con người;

Ba là, đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi, xây dựng của các bên liên quan; Bốn là, chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế.

Với chu kỳ IV, Việt Nam dự kiến sẽ nộp Báo cáo quốc gia lên Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm 2024 và Hội đồng Nhân quyền sẽ thông qua kết quả rà soát với Việt Nam tại Khóa họp 57 (tháng 9/2024), trên cơ sở đó mong muốn các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để hoàn thành Báo cáo UPR đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

Phát biểu tại Hội thảo, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc Pauline Tamesis đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR, đặc biệt là tạo điều kiện cho sự tham gia, đóng góp ý kiến rộng rãi của các bên liên quan.

Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc Pauline Tamesis đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR. (Ảnh: Anh Sơn)

Bà Pauline Tamesis nhấn mạnh việc thực thi các khuyến nghị UPR cũng góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trong bối cảnh tiến độ hoàn thành các SDG trên bình diện toàn cầu đang gặp nhiều trở ngại, do 39% các khuyến nghị UPR liên quan tới SDG 16 (hòa bình, công lý và thể chế), 14% liên quan đến SDG 1 (xóa nghèo), 9% liên quan đến SDG 10 (giảm bất bình đẳng), 8% liên quan đến SDG 4 (giáo dục có chất lượng), 7% liên quan đến SDG 17 (quan hệ đối tác).

Bà Tamesis nhận định năng lực tự chủ của quốc gia có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực hiện UPR, song hợp tác quốc tế có thể đóng vai trò bổ trợ tích cực; đồng thời khẳng định các cơ quan Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình UPR nói riêng và các nỗ lực bảo đảm quyền con người nói chung.

Tham gia thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm đa dạng về thực tiễn xây dựng Báo cáo UPR trên thế giới và tại Việt Nam, gắn kết tiến trình UPR với các chính sách, nỗ lực tổng thể về bảo đảm quyền con người, phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, nâng cao tính minh bạch và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.

Các đại biểu cũng chia sẻ những thông tin cập nhật về tình hình triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III và xây dựng Báo cáo UPR chu kỳ IV của các quốc gia, từ đó khuyến nghị một số giải pháp để các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu, áp dụng để nâng cao hiệu quả xây dựng và hoàn thành Báo cáo UPR thời gian tới.

Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV
Các đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV tại Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn)

Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó.

Chu kỳ IV của UPR đã chính thức bắt đầu kể từ cuối năm 2022 và sẽ kết thúc vào năm 2027. Chu kỳ này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt khi thế giới đang trải qua nhiều biến động, bất ổn do tác động đa chiều của đại dịch COVID-19, chiến tranh, xung đột và các vấn đề toàn cầu cấp bách, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống, sinh kế của người dân và triển vọng hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Quyền con người tiếp tục là mối quan tâm phổ quát toàn cầu, phản ánh nhu cầu, lợi ích và cách tiếp cận đa dạng của các quốc gia, dân tộc, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn cần phối hợp giải quyết.

Chính vì vậy, UPR chu kỳ IV được kỳ vọng là kênh hiệu quả giúp cộng đồng quốc tế nhìn nhận, đánh giá khách quan, thực chất hơn về những chính sách, nỗ lực của các quốc gia trong việc nâng cao khả năng thụ hưởng quyền con người cho tất cả mọi người, loại trừ bất bình đẳng, phân biệt đối xử và chính trị hóa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người

Ngày 27/9, tại Genève (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả của phiên họp này. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả Báo cáo...

Khẳng định mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn về kết quả phiên họp thông qua Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam.

Bộ Công an tổ chức tọa đàm về Cơ chế UPR

Tọa đàm nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hiệu quả tham gia vào Cơ chế UPR của Bộ Công an nói riêng, Việt Nam nói chung trong các chu kỳ UPR tới.

Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.

Tự tin tiếp bước hành trình bảo vệ quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ với sứ mệnh đầy ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Uy lực khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iskander

Tên lửa Iskander là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế

Những ngày đầu năm 2025, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

Vẻ tươi xinh của hoa hậu 19 tuổi Trà Giang

Dương Trà Giang, 19 tuổi - tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 - gây chú ý với nhan sắc trong trẻo, vẻ ngoài nhẹ nhàng hơn một tháng sau đăng quang. Sau đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, người đẹp Dương Trà Giang nhận được sự chú ý của khán giả và tham gia nhiều...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Mới nhất