Trang chủNewsThời sựHội thảo khoa học quốc gia “An ninh mạng và Mật mã...

Hội thảo khoa học quốc gia “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia”


Hội thảo nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng, vấn đề quản trị an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia Việt Nam và thế giới, nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng…

Tham dự Hội thảo khoa học quốc gia “An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia”, về phía các Bộ, Ban, Ngành Trung ương có: PGS.TS Lê Hải Bình – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về phía Hội đồng Lý luận Trung ương có: GS.TS Tạ Ngọc Tấn – nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Bùi Trường Giang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương.

Về phía Ngành Cơ yếu Việt Nam có: Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm – Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ; Đại tá, TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo; Đại tá, TS. Hoàng Văn Thức – Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã và các đồng chí trong Ban lãnh đạo Học viện; cùng các đại biểu là đại diện Lãnh đạo Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu, Cục Viễn thông và cơ yếu/Bộ Công an, Cục Cơ yếu – Công nghệ thông tin/Bộ Ngoại giao, Cục Cơ yếu Đảng – Chính quyền và các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS.TS Phạm Minh Sơn – Giám đốc Học viện; PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện, đồng Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo; PGS.TS Trần Thanh Giang – Phó Giám đốc Học viện. 

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo gồm: GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25. 

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 1

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo: GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 300 đại biểu đến từ gần 30 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trên 50 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.

Đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành hiện diện tại Hội thảo gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin Truyền thông và một số cơ quan thuộc Bộ; đại diện lãnh đạo và các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư lệnh 86 – Bộ Quốc Phòng, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục An ninh nội địa –  Bộ Công an, Cục An ninh mạng Quốc gia, Trung tâm Công nghệ thông tin – Văn phòng Chính phủ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường Đại học, Học viện khác.

Hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu là lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ và Cục Cơ yếu các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Ban; Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa chuyên môn, các nhà khoa học, chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã; các Hiệp hội, công ty hoạt động trong lĩnh vực An toàn thông tin, An ninh mạng. 

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 2

Hội thảo có sự tham dự của trên 300 đại biểu đến từ gần 30 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trên 50 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ khẳng định: Trong thời gian qua, công tác đảm đảm an ninh quốc gia dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng, giúp phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động…

Tuy nhiên, với tình hình quốc tế và trong nước ngày càng diễn biến phức tạp, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, việc đảm đảm an ninh quốc gia là yêu cầu tối thiết để đảm đảm hòa bình, phát triển đất nước.

Với việc xem không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt”, thì bảo mật, an ninh mạng và an toàn thông tin sử dụng kỹ thuật mật mã sẽ ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của các quốc gia.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 3

TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu Đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25 cho biết, Hội thảo là nhiệm vụ quốc gia, thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”, mã số KX.04.32/21-25, thuộc Chương trình Nghiên cứu Khoa học Lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025 của Hội đồng Lý luận Trung ương, do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang nhấn mạnh: Thời gian qua, tình hình an toàn, an ninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Năm 2022, Bộ Công an đã ghi nhận, phân tích gần 08 triệu cảnh báo, dấu hiệu hoạt động tấn công mạng. Hoạt động gián điệp mạng, phá hoại của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về chủ quyền, an ninh, chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội. Hoạt động tấn công mạng vào hệ thống thông tin trọng yếu của an ninh quốc gia nhằm phá hoại cơ sở dữ liệu, gây gián đoạn hoặc chiếm quyền điều khiển diễn ra thường xuyên hơn. Vấn đề ANM đang đòi hỏi phải tiếp tục được nhận diện, luận giải, phân tích những điểm mới về mặt lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những phương châm, kế sách, giải pháp từ góc độ mật mã, góc độ quản trị để phòng ngừa, ứng phó, giải quyết có hiệu quả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, điều kiện mới.

Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang bày tỏ mong muốn, Hội thảo sẽ nhận được nhiều ý kiến thảo luận, chia sẻ, trao đổi của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, để Ban Chủ nhiệm đề tài có thêm những luận cứ, dữ liệu quý báu, chắt lọc được những nội dung tinh túy nhất về vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia, làm tư liệu chuẩn bị cho Văn kiện Đại hội XIV của Đảng sắp tới.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 4

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25 phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Hội thảo nhận được hơn 30 tham luận, báo cáo khoa học của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo.

Tại phiên trực tiếp, Hội thảo đã nghe các tham luận tiêu biểu, gồm: “Bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng hiện nay” của PGS.TS Lê Hải Bình – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng khoá XIII, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; “Mật mã trong nền an ninh Quốc gia” của TS. Hoàng Văn Thức – Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã – Ban Cơ yếu Chính phủ; “Hợp tác quốc tế và khu vực trong phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng” của Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; “Một số vấn đề đặt ra trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng” của Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tùng Hưng – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh 86 – Bộ Quốc Phòng; “Xu hướng tấn công mạng và giải pháp” của PGS.TS Trần Quang Anh – Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông; “Đảm bảo an ninh mạng cho các trung tâm dữ liệu” của ông Trương Đức Lượng – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC); “Dự báo tình hình, yếu tố tác động đến việc phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ về an ninh mạng trong thời gian tới” của ông Khổng Huy Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS); “Quan điểm và tư duy quản trị an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới” của ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tham luận tại Hội thảo, PGS.TS Lê Hải Bình – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng đã mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Tuy nhiên, với tính toàn cầu, khả năng kết nối vô hạn và tính chất phức tạp của không gian mạng đã đặt ra những thách thức rất lớn đối với an ninh của các quốc gia trên thế giới như: chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, khủng bố mạng, tội phạm mạng, bảo đảm an ninh tư tưởng trên không gian mạng… Vấn đề phát triển và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, được thể hiện rõ trong các quan điểm, chiến lược và hành động cụ thể của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 5

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Đảm đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng hiện nay”.

Với tham luận “Mật mã trong nền an ninh quốc gia”, TS. Hoàng Văn Thức – Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã đã khẳng định, mật mã đóng vai trò quan trọng trong nền an ninh quốc gia. Chính sách quản lý mật mã của quốc gia trên thế giới đều xác định mật mã là công cụ, phương tiện, vũ khí đặc biệt để bảo vệ thông tin cơ mật, trọng yếu. Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Ban Cơ yếu Chính phủ và Ngành Cơ yếu Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển mật mã thông qua hàng loạt chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật đã được ban hành.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 6

TS. Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Mật mã trong nền an ninh quốc gia”.

Trong tham luận của mình, Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu một số định hướng giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó, xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm an ninh mạng như: Nâng cao nhận thức về an ninh thông tin, an ninh mạng và bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng; Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; Chú trọng tuyên truyền, phổ biến cho học sinh, sinh viên về các nguy cơ, các yếu tố gây mất an ninh, đe dọa gây mất an ninh thông tin; Nghiên cứu xác lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian thông tin quốc tế; Bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên thông tin quốc gia.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 7

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành – nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Hợp tác quốc tế và khu vực trong phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe doạ an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng”.

Tham luận tại Hội thảo, Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tùng Hưng – Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng như: Tăng cường tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý, bảo vệ không gian mạng quốc gia; Xây dựng phát triển không gian mạng quốc gia hiện đại, an toàn, lành mạnh, rộng khắp nhằm tạo động lực cho công cuộc chuyển đổi số, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong mọi tình huống;…

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 8

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tùng Hưng – Phó Tư lệnh BTL 86, Bộ Quốc phòng tham luận tại Hội thảo chủ đề: “Một số vấn đề đặt ra trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”.

Về “Xu hướng tấn công mạng và giải pháp”, PGS.TS Trần Quang Anh – Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh đến sức mạnh của AI. Theo ông, AI có thế mạnh phân tích lỗ hổng bảo mật; tự động sinh mã độc, tấn công tự động, liên tục, dai dẳng; tự thích nghi để tránh bị phát hiện; tự động sản xuất nội dung… Cũng trong tham luận, PGS.TS Trần Quang Anh đã đưa ra giải pháp về chính sách đào tạo bồi dưỡng; chính sách phát triển nên tảng, công nghệ lõi; chính sách make in Vietnam, trong đó, cần chú trọng trong đào tạo đội ngũ kỹ thuật chất lượng cao và nâng cao nhận thức cho người dùng cuối.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 9

PGS.TS Trần Quang Anh – Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tham luận tại Hội thảo về “Xu hướng tấn công mạng và giải pháp”.

Trong tham luận “Đảm bảo an ninh cho Trung tâm dữ liệu”, ông Trương Đức Lượng – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) nêu bật thực trạng rủi ro an ninh mạng và biện pháp đảm bảo an ninh mạng. Theo ông Lượng, rủi ro lớn nhất của Trung tâm dữ liệu trong đảm bảo an ninh mạng là dữ liệu của khách hàng bị can thiệp trái phép; hệ thống Trung tâm dữ liệu bị can thiệp trái phép; nội dung dữ liệu vi phạm quy định pháp luật.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 10

Ông Trương Đức Lượng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) tham luận tại Hội thảo về “Đảm bảo an ninh cho Trung tâm dữ liệu”.

Ông Khổng Huy Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) đã cung cấp những số liệu về an toàn thông tin khu vực, an toàn thông tin Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những thách thức và đe dọa đến an ninh mạng trong phát biểu tham luận “Dự báo tình hình, yếu tố tác động đến việc phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ về an ninh mạng trong thời gian tới”.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 11

Ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) tham luận tại Hội thảo.

Kết thúc phần tham luận Hội thảo, ông Trần Đăng Khoa – Cục Phó Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày về chủ đề: “Thực trạng quản trị an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản trị an ninh mạng”.  Ngoài việc nêu bật thực trạng không gian mạng, thực trạng an toàn, an ninh mạng ở Việt Nam, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, quan điểm và tư duy quản trị an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới, ông Khoa còn nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số. Để Việt Nam tự chủ về an toàn, an ninh mạng, thì cần phải làm chủ công nghệ, giải pháp và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc về an toàn, an ninh mạng.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 12

Ông Trần Đăng Khoa, Cục Phó Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Thực trạng quản trị an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản trị an ninh mạng”.

Cuối cùng, trong phần Tổng kết Hội thảo, GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương thay mặt Ban Tổ chức gửi lời cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Học viện, doanh nghiệp… đã đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm qua những báo cáo, phát biểu tại Hội thảo.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn khẳng định Hội thảo thành công tốt đẹp. Hội thảo đã đưa ra giải pháp tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như: nhận thức, tư tưởng; chính sách, thể chế, hành lang pháp lý; nguồn lực con người, nguồn lực công nghệ; hợp tác quốc tế; biện pháp trong lãnh đạo, quản lý, quản trị an ninh mạng đảm bảo tính hệ thống…  Ban Tổ chức Hội thảo sẽ chắt lọc những ý kiến, báo cáo của các đại biểu để phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị đang đặt ra hiện nay.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 13

GS.TS Tạ Ngọc Tấn – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu kết luận Hội thảo.

hoi thao khoa hoc quoc gia an ninh mang va mat ma trong nen an ninh quoc gia hinh 14

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

Tin, ảnh: Lê Hằng, Mai Nghiêm





Nguồn

Cùng chủ đề

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Tòa án Tối cao Mỹ từ chối “giải cứu”, TikTok sắp “hết cửa” tại Hoa Kỳ?

Tòa án Tối cao Mỹ hôm nay (17/1) đã từ chối giải cứu TikTok trước đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn hoặc ứng dụng video ngắn phổ biến này bị cấm tại Hoa Kỳ vào 19/1 vì lý do an ninh quốc gia. ...

iOS không còn miễn nhiễm với các cuộc tấn công mạng?

Dù sở hữu danh tiếng bảo mật hàng đầu, iOS đang phải đối mặt với làn sóng tấn công mạng ngày càng phức tạp. Hệ điều hành Android cũng phải đối mặt với nguy cơ cao, đặc biệt khi trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành công cụ đắc lực của tin tặc. ...

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là...

Tòa án Tối cao Mỹ nghiêng về lệnh cấm TikTok

Tòa án Tối cao Mỹ nghiêng về khả năng duy trì luật buộc phải bán hoặc cấm ứng dụng TikTok tại Hoa Kỳ vào ngày 19/1, khi các thẩm phán nhấn mạnh những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến Trung Quốc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

(CLO) Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để...

Đã xác định được 55 trong số 67 nạn nhân

(CLO) Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 55 trong số 67 người thiệt mạng trong vụ va chạm trên không giữa máy bay của hãng American Airlines và trực thăng quân sự trên sông Potomac ở thủ đô Washington của Mỹ. ...

Khai mạc Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi

(CLO) Tối 02/02/2025 (tức Mùng 5 Tết Nguyên đán) tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa (Hà Nội), UBND quận Đống Đa đã tổ chức Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025). ...

Khám phá sắc thái văn hoá Mường Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Trong không gian Tết Ất Tỵ ấm cúng, du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường; tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn… ...

Thuế quan có thể tác động đến người tiêu dùng Mỹ như thế nào?

(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tăng thuế đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ giúp giảm di cư bất hợp pháp và buôn lậu fentanyl vào Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

Mã nguồn của phần mềm AI DeepSeek hé lộ nhiều điều bất ngờ

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện những điều bất ngờ bên trong mã nguồn của DeepSeek, phần mềm AI có nguồn gốc từ Trung Quốc và đang gây sốt trên toàn cầu trong những ngày gần đây. Điểm đặc biệt của DeepSeek là phần mềm được phát triển dưới dạng mã nguồn mở, cho phép cộng đồng cùng tham gia đóng góp cũng như các nhà phát triển có thể nhúng công cụ AI...

Thủ tướng phát lệnh khởi công cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một

Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương. ...

Sân bay Tân Sơn Nhất đón khách nườm nượp trở lại TPHCM mùng 4 Tết Ất Tỵ

(Dân trí) - Mùng 4 tháng Giêng, quầy thủ tục tại hai sảnh đi ga quốc tế và sảnh đến ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất chật kín khách. Mùng 4 tháng Giêng (1/2), Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến phục vụ hơn 145.000 hành khách và khai thác 945 chuyến bay. Trong số đó có hơn 88.000 lượt khách đến và hơn 57.000 khách đi. Không khí dọc các quầy thủ tục nhộn nhịp...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Bộ GTVT dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Sáng nay (3/2), lãnh đạo Bộ GTVT tổ chức Lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). ...

Cần Thơ có tân Phó Chủ tịch UBND thành phố

Kinhtedothi - Sáng 3/2, Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, tại hội nghị đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Thốt Nốt. Đồng thời công bố quyết định của Thành ủy Cần...

Tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam

Năm 2025, Phòng Kinh tế Liên bang Áo sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam tìm hiểu lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đồng thời tăng cường hợp tác đầu tư công nghệ. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Áo, ngày 30/01/2025, Đại sứ Việt Nam tại Áo Vũ Lê Thái Hoàng đã có buổi làm việc với bà Amelie Gross, Phó Chủ tịch Phòng Kinh tế liên bang Áo (WKÖ) và...

Tăng tốc, bứt phá ngay năm đầu tiên của kỷ nguyên vươn mình

Ngay đầu năm 2025, 4 lãnh đạo chủ chốt của đất nước đã có các thông điệp mạnh mẽ tạo động lực, thể hiện ý chí, xác lập lợi thế, thời cơ đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. ...

95 mùa xuân vững bước cùng dân tộc

Qua mỗi chặng đường lịch sử, Đảng luôn tự đổi mới, chỉnh đốn để đáp ứng yêu cầu cách mạng và khát vọng của dân tộc ...

Mới nhất

Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểm

Trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm ngân hàng và bán lẻ. Chứng khoán tuần đầu sau Tết Nguyên đán: Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểmTrong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục...

Cần Thơ có tân Phó Chủ tịch UBND thành phố

Kinhtedothi - Sáng 3/2, Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, tại hội nghị đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị...

9 ngày nghỉ Tết TP đón hơn 170.000 lượt khách du lịch

Kinhtedothi - Thông tin từ Sở Du lịch TP Hải Phòng, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 25/1/2025 đến ngày 2/2/2025 TP đã đón và phục vụ 170.000 lượt khách du lịch đến thành phố, trong đó quốc tế là 23.000 lượt khách, khách nội địa là 147.200 lượt khách. Theo đó, các cơ sở kinh doanh...

Thái Bình: Các điểm du lịch tâm linh đón lượng khách lớn đến chiêm bái

Tại các địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền Trần, chùa Keo, đền Tiên La, đền A Sào... ngay từ mùng 1 Tết đã có rất đông người dân và du khách đến dâng hương, cầu nguyện.Du khách đến Lâm Đồng thăm quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025Nhiều gia đình Việt chọn hành...

AI thua chuột khi nhận diện vật thể bị che khuất

Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến đã có thể tạo ra mã máy tính và giúp khám phá các loại dược phẩm mới. Nhưng khi nói đến việc nhận diện các vật thể đơn giản, chúng vẫn còn phải học hỏi từ những...

Mới nhất