Trang chủNewsThời sựHội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực...

Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế


Hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ: Phải xây dựng và phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước – Ảnh: VGP

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 321/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế tại phiên họp ngày 02/8/2023.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai nhiều hoạt động phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết 22.

Báo cáo tổng kết cần bám sát tinh thần và nội dung của Nghị quyết 22, đánh giá những kết quả lớn trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22, các khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai; đồng thời, đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng giải pháp cho hội nhập quốc tế thời gian tới. Đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện Đề án tổng kết.

3 chuyển biến lớn

Khẳng định Nghị quyết 22 là một định hướng chiến lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Việc triển khai Nghị quyết đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là 03 chuyển biến lớn.

Về nhận thức, hội nhập quốc tế đã trở thành sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trở thành định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về hành động, Nghị quyết 22 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Các bước chuyển về tư duy và hành động đã góp phần dẫn đến bước chuyển mới cả về chất và lượng, nâng cao vị thế, uy tín và tiềm lực của đất nước, đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như nhận định của Đại hội Đảng lần thứ XIII “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, còn nhiều tồn tại, hạn chế: Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao; vai trò của Nhà nước trong khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập còn bị động, lúng túng, có lúc chưa thực sự hiệu quả; việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế; mức độ vươn ra thế giới, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn;…

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau

Qua những thành tựu và hạn chế, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới:

Hội nhập quốc tế phải là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị; phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn về cả cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là chiến lược, cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Hội nhập quốc tế phải là động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của đất nước ta.

Phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển trong nước, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Trong triển khai hội nhập quốc tế phải nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết liệt hành động vì lợi ích quốc gia – dân tộc; “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; tập trung nguồn lực, có trọng tâm trọng điểm, xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình triển khai để đạt các kết quả thực chất, cụ thể.

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Để tạo sự chuyển đổi về “chất” cho hội nhập quốc tế, yếu tố nền tảng là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, bản lĩnh trong xử lý, ứng phó với các tranh chấp trong thương mại quốc tế.  Đồng thời, cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế; nâng cao năng lực thực thi trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế

Khẳng định nhiều nội dung lớn, nguyên tắc và phương châm chỉ đạo của Nghị quyết 22 vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên thực tiễn mới đặt ra một số yêu cầu, nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập quốc tế thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án theo một số định hướng lớn sau đây:

Hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới phải bám sát và phục vụ hiệu quả cho chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục thực hiện xóa quan liêu, bao cấp, thực hiện đa thành phần, đa sở hữu.

Cùng với đó thực hiện đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Sau 10 năm hội nhập quốc tế, nước ta đã mở rộng về lượng, tham gia vào nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương. Đây là thời điểm phải tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về CMCN 4.0, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTAs mà ta đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

Cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế. Phải xây dựng và phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước, cả song phương và đa phương trên tinh thần đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả.

Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai công tác tổng kết, đề nghị Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Trên cơ sở tình hình trong nước và thế giới và khu vực, và kết quả 10 năm triển khai Nghị quyết 22, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo với hình thức phù hợp về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Bộ Ngoại giao, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, khẩn trương xây dựng lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, khả thi, hiệu quả cho các cơ quan thành viên, có tham khảo ý kiến các chuyên gia, đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng Đề án; sớm hoàn thành hồ sơ Đề án bảo đảm chất lượng, bài bản, khoa học, báo cáo Ban Chỉ đạo để trình Bộ Chính trị trong tháng 11 năm 2023.

Các ban, bộ, ngành, địa phương, hiệp hội căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đóng góp chất lượng, thực chất và kịp thời vào việc xây dựng Đề án.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, với nhiều hạn chế về năng lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn trong quá trình này. ‘Tiếng lòng’ của doanh nghiệp Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam -bày tỏ, ngành công nghiệp gỗ những năm gần đây đã có bước phát triển...

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Được đánh giá là một năm vô cùng khó khăn, tuy nhiên năm 2024 cũng là một năm thành công trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương diễn ra vào chiều 23/12, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - cho rằng: Năm 2024...

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển. Phòng vệ thương mại bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các cam kết quốc tế Hội nhập quốc tế về kinh tế đã và đang là xu hướng tất yếu, phổ biến và phát triển ngày càng sâu rộng, thể...

Đâu là điểm khác biệt của bộ chỉ số FTA Index trong việc đánh giá hội nhập kinh tế?

Ông Đào Ngọc Tiến chỉ ra điểm khác biệt và vai trò của bộ chỉ số FTA Index trong việc hỗ trợ toàn diện và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. FTA Index đóng vai trò hỗ trợ toàn diện, từ khâu sản xuất, phân phối đến xuất khẩu, góp phần duy trì và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, bộ chỉ...

Tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng khu vực

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, ngày 21/10, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) đã tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn, Lào do Văn phòng Ủy ban Chứng khoán Lào (LSCO) chủ trì. Đây là Hội nghị cấp chủ tịch ACMF thường niên với sự tham dự của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường vốn của mười quốc gia thành viên ASEAN...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều tối ngày 27/1 (tức 28 Tết), nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Ngành TN&MT tạo sức bật để Thanh Hóa phát triển bền vững

(TN&MT) - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 12,16%, vượt kế hoạch và đứng thứ 2 cả nước. Để đạt kết quả này, ngành Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện, đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh trong năm qua - năm “bản lề” để Thanh Hóa vươn lên hội nhập cùng với cả...

Ngành TN&MT Tuyên Quang chủ động, linh hoạt, tạo bứt phá thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

(TN&MT) - Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó, ngành TN&MT Tuyên Quang có vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật trong...

Quy hoạch lại, xây dựng Bệnh viện Phổi Trung ương hiện đại

Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 (tức 28 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. ...

Bài đọc nhiều

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Tay vợt cầu lông Việt Nam giành huy chương bạc giải trẻ châu Á

Dù mới 13 tuổi (sinh năm 2011), nhưng Thu Huyền đã được thi đấu ở lứa tuổi 15. Ở trận chung kết diễn ra sáng nay (25/8), Thu Huyền gặp Tanvi Patri (Ấn Độ).Ở ván đầu tiên của trận chung kết, Nguyễn Thị Thu Huyền thua sát nút 20-22. Sang ván thứ hai, tay vợt của cầu lông Việt Nam dù rất cố gắng, nhưng em thua tiếp 11-21.Chung cuộc, Nguyễn Thị Thu Huyền thua chung cuộc 0-2...

Chuyên gia bóng đá châu Á: ‘Mỗi trận trôi qua, Xuân Son mang một đẳng cấp mới’

Theo nhà báo Gabriel Tan của kênh ESPN Asia, Xuân Son đang có màn trình diễn xuất sắc ở AFF Cup 2024 và anh hoàn toàn có thể giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch. "Đội tuyển Việt Nam gần như đã chạm một tay vào chiếc cúp vô địch" Trận chung kết lượt đi trên sân Việt Trì (Phú Thọ) tối 2.1 chứng kiến thế trận hợp lý của đội tuyển Việt Nam. Thầy trò HLV Kim Sang-sik chủ động nhường thế...

Cùng chuyên mục

Từ chối tiền tỷ bán đất để nối nghiệp cha, trồng loại cây ‘Tết ai cũng thích’

Ông Bùi Văn Sang nhiều lần từ chối lời đề nghị bán đất để tiếp nối nghiệp cha, giữ vườn đào Nhật Tân tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Mùa này, Đà Lạt khá lạnh. Ông Sang mặc thêm chiếc áo khoác rồi ra tỉ mẩn kiểm tra từng gốc đào tại thung lũng Mười Lời ở phường 4. Nơi khu vườn rộng lớn, hàng trăm gốc đào Nhật Tân, đào thất thốn, đào phai và nhiều loại đào...

Công an đề nghị cung cấp tài liệu dự án khu dân cư ở Thanh Hóa

(NLĐO)- PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị cung cấp thông tin về dự án khu dân cư Đông Thọ để xác minh dấu hiệu vi phạm, gây thất thoát ...

Tạo đột phá về tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã có sự điều chỉnh, bổ sung cơ chế thí điểm về tài chính, ngân sách nhằm tạo thể chế thông thoáng, thuận lợi cho Hà Nội được linh hoạt, chủ động trong việc bố trí, sử dụng ngân sách để phục vụ cho đầu tư phát triển... Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô (Điều 34) Chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát...

Áp dụng AI vào báo chí ai cũng có thể

(CLO) Trí tuệ nhân tạo (AI) đã xâm nhập vào đời sống báo chí nhanh và rộng lớn đến mức người ta còn không kịp cảm nhận. Khả năng tiếp cận của báo chí với AI không còn mơ hồ và đã trở nên rõ ràng hơn nhiều. Điều quan trọng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều tối ngày 27/1 (tức 28 Tết), nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. ...

Mới nhất

Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức

Đây là thời gian hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, trong đó đoạn qua Long An dài 2,7 km, qua TP.HCM dài 26,4 km, qua Đồng Nai dài 28,7 km. Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc...

Thấy chú rể say rượu đến đám cưới, mẹ cô dâu lập tức huỷ hôn

Phát hiện chú rể đến địa điểm tổ chức đám cưới trong tình trạng say xỉn và có hành động gây rối, mẹ cô dâu đã quyết định huỷ hôn. ...

Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàng

Năm 2024, thị trường bất động sản Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ với nhiều dự án mới khởi động, đánh dấu bước chuyển mình sau thời gian trầm lắng vì dịch bệnh và biến động kinh tế. Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàngNăm 2024, thị trường bất động...

Công an đề nghị cung cấp tài liệu dự án khu dân cư ở Thanh Hóa

(NLĐO)- PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị cung cấp thông tin về dự án khu dân cư Đông Thọ để xác...

Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm

Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình), nhịp độ thi công vẫn không hề giảm sút dù Tết Ất tỵ đã cận kề. Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình),...

Mới nhất