Trang chủNewsThế giớiHội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không
Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ. (Nguồn: X)

Hội nghị ngày 16/10 tại trụ sở Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ có sự tham dự của Hoàng Thái tử Saudi Arabia, Quốc vương Qatar cùng lãnh đạo Kuwait và Bahrain. Trong khi đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại lần lượt đại diện cho Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Oman tham dự Hội nghị.

Về phía chủ nhà, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu tham dự Hội nghị. Tổng thống Pháp cùng lãnh đạo một số nước thành viên chủ chốt trong EU cũng góp mặt. Thủ tướng Đức có “lịch trình từ trước” tại quê nhà, không tham dự.

Theo Hội đồng châu Âu, Hội nghị là dịp để các quốc gia EU “thiết lập quan hệ đối tác gần gũi hơn với GCC và thành viên, hiện là đối tác địa chiến lược trong bối cảnh địa chính trị thách thức hiện nay”.

Nhiều lợi ích chung

Không khó để thấy cụm từ “bối cảnh địa chính trị thách thức” ám chỉ xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas. Một mặt, hai điểm nóng này khiến châu Âu phải tìm lời giải cho bài toán năng lượng cùng lạm phát tăng cao. Ở chiều ngược lại, Trung Đông đối mặt với nguy cơ xung đột lan rộng, với tình hình tại Lebanon là ví dụ tiêu biểu. Đó là chưa kể tới loạt vấn đề chung mà hai bên phải giải quyết như xử lý quan hệ với nước lớn, ứng phó thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh mạng và khủng bố.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Nga-Ukraine, EU đã tăng cường hợp tác với các quốc gia vùng Vịnh. Ngoài ra, thời gian qua, Qatar, Saudi Arabia và UAE đã đóng vai trò trung gian hòa giải cho xung đột Nga-Ukraine với hiệu quả nhất định – châu Âu rõ ràng mong muốn duy trì các nỗ lực như vậy, với sự tham gia và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các thành viên GCC và EU. Đồng thời, các nước vùng Vịnh có thể đóng vai trò tích cực hơn để kết thúc xung đột ở Dải Gaza, khôi phục ổn định cho tuyến đường hàng hải qua Biển Đỏ, góp phần cải thiện lạm phát và nhập cư bất hợp pháp tại nhiều quốc gia châu Âu.

Ở chiều ngược lại, GCC mong muốn mở rộng hợp tác với EU trong nhiều lĩnh vực, với năng lượng là mũi nhọn. Từ đó, các nước có thể đa dạng hóa quan hệ hơn nữa bên cạnh hợp tác với Nga, Mỹ hay Trung Quốc. Ngoài ra, châu Âu có thể chủ động và công khai hơn trong việc ủng hộ nỗ lực của các quốc gia vùng Vịnh nhằm kiểm soát, tránh để xung đột lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông.

Hiện thực hóa chiến lược

Tuy nhiên, đạt được những lợi ích như thế nào là không đơn giản. Dù có quan hệ chính thức từ năm 1989, hợp tác EU – GCC chỉ thực sự có bước tiến sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát tháng 2/2022. Tại thời điểm đó, ngoại trưởng và quan chức đối ngoại hai khối nhất trí về Nghị trình hợp tác chung 2022-2027 (cập nhật gần nhất là tháng 10/2023), tập trung thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư, biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, sáng kiến giao lưu nhân dân và chống khủng bố.

Kể từ đó, quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ. Tháng 5/2022, EU và Cao ủy về chính sách đối ngoại ban hành “Quan hệ đối tác chiến lược với vùng Vịnh”. Tháng 6/2023, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio được bổ nhiệm làm Đặc phái viên về khu vực này.

Trên cơ sở đó, tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, hai bên dành ưu tiên cho một số mối quan tâm chung. Thương mại chắc chắn là nội dung nổi bật. Năm ngoái, EU đã tìm cách nối lại đàm phán với GCC về hiệp định thương mại tự do, khởi động từ năm 1989 song đã đóng băng năm 2008. Song, rào cản cũ vẫn còn đó – nhiều quốc gia vùng Vịnh từ chối các điều khoản do EU đề xuất về vấn đề lao động, tiêu chuẩn môi trường hay quá trình mua bán tài sản của chính phủ. Mặc dù vậy, với động lực mới từ Saudi Arabia, Hội nghị này có thể sẽ mang tới những kết quả tích cực hơn.

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không
Thượng đỉnh EU-GCC lần đầu tiên diễn ra tại Brusells, Bỉ, ngày 16/10. (Nguồn: Doha News)

Về địa chính trị, mọi thứ có phần phức tạp hơn. GCC muốn EU xác nhận rằng chính sách vùng Vịnh dưới thời Cao ủy về chính sách đối ngoại Josep Borell sẽ được người kế nhiệm Kaja Kallas duy trì. Họ lo ngại cựu Thủ tướng Estonia có lập trường quá cứng rắn với cả Nga và Trung Quốc, đối tác quan trọng của GCC. Bởi lẽ, vùng Vịnh rất chú trọng quan hệ với Moscow, dù là phối hợp chính sách về dầu mỏ, mở rộng cơ hội giảm thiểu thiệt hại từ lệnh trừng phạt của phương Tây, hay tận dụng cơ hội từ Nga để tăng cường vị thế ở Trung Đông và châu Phi.

Ở chiều ngược lại, một số quốc gia châu Âu có thể dùng Hội nghị để truyền tải thái độ cứng rắn với Nga. Thứ nhất, châu Âu sẽ duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ với Ukraine, bất chấp kết quả bầu cử Mỹ. Thứ hai, theo họ, Moscow là đối thủ cạnh tranh với vùng Vịnh trong thị trường năng lượng, đặc biệt là tại châu Á. Thứ ba, EU muốn thuyết phục GCC rằng Nga, thông qua quan hệ quân sự với Iran, là đối tác không đáng tin cậy, có thể đẩy các bên tại Hội nghị vào tình thế khó xử.

Cuối cùng, tình hình tại Trung Đông sẽ không thể thiếu trong nội dung thảo luận tại Hội nghị. Hiện cả EU và GCC đều nhất trí chỉ trích cuộc tấn công của Hamas vào Israel hồi tháng 10/2023, cũng như chiến dịch quân sự quy mô của Israel tại Dải Gaza và Lebanon.

Dù vậy, châu Âu có thể bày tỏ sự ủng hộ hơn nữa với vai trò trung gian hòa giải của vùng Vịnh, nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn ở Gaza, Lebanon và giải pháp hai nhà nước Palestine. EU cũng có thể kêu gọi GCC tích cực trao đổi hơn với Iran, tìm kiếm những lợi ích và giá trị chung, bao gồm mong muốn chấm dứt xung đột Israel-Hamas và cải thiện tình hình Lebanon.

Tuy nhiên, nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu này phụ thuộc không nhỏ vào ý chí chính trị của lãnh đạo EU và các nước GCC tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-nghi-thuong-dinh-eu-gcc-muon-con-hon-khong-290437.html

Cùng chủ đề

Israel khởi động chiến dịch lớn tại Bờ Tây

Không lâu sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực tại Dải Gaza, quân đội Israel ngày 21.1 mở chiến dịch quân sự mới nhắm vào các tay súng Palestine tại TP.Jenin ở Bờ Tây. ...

Bài toán khó của Thủ tướng Israel

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đối diện lựa chọn khó khăn giữa việc thỏa thuận giai đoạn 2 với Hamas hay khôi phục chiến dịch ở Gaza. ...

Điểm nóng Trung Đông có “đông lạnh”

Có những tín hiệu tích cực liên quan đến điểm nóng Trung Đông. Liên hợp quốc và nhiều nước lạc quan, đa số người dân Palestine và Israel ăn mừng. Nhưng đây đó vẫn còn hoài nghi. Thực hư, khả năng thế nào?

Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các tàu liên quan Israel đến khi nào thỏa thuận ngừng bắn gần đây tại Dải Gaza được thi hành đủ các giai đoạn. ...

Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Sau khi Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza, ông Biden nhấn mạnh rằng thỏa thuận dựa trên bộ khung ông đã đưa ra, còn ông Trump cho rằng nhờ ảnh hưởng của việc mình đắc cử, cũng như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Người Mỹ đổ xô học tiếng Trung khi TikTok sắp bị cấm?

Nền tảng học ngoại ngữ khi nhận lượt người dùng Mỹ học tiếng Trung tăng vọt những ngày qua, nhiều khả năng xuất phát từ nhu cầu sử dụng ứng dụng thay thế TikTok sắp bị cấm. ...

Diễn biến mới về vụ cháy rừng ở California

AP hôm qua đưa tin cảnh báo về "tình huống đặc biệt nguy hiểm" tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California) trong ngày 15.1 do Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đưa ra đã hết hiệu lực...

Cùng chuyên mục

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO

Vài ngày sau khi ký sắc lệnh về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump cân nhắc gia nhập trở lại. ...

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Mới nhất

Chồng đi làm xa về nhà ăn Tết, vợ và 3 con gái đợi đến nửa đêm chạy ra đón

(Dân trí) - Ô tô vừa dừng trước cửa nhà, anh Quý đã trông thấy 3 cô con gái chạy ùa ra, vui mừng hò reo đón bố về ăn Tết. Nghe tiếng ô tô dừng trước cửa nhà khuya 12/1, ba cô con gái mừng rỡ, vừa hét lớn "bố ơi" vừa ùa ra đón anh Nguyễn Văn Quý...

Tăng mức phạt với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm

Cần có mức phạt cao hơn để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Cần có mức phạt cao hơn để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đề xuất tăng...

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi...

4 cung hoàng đạo làm gì cũng luôn có Thần Tài đồng hành

GĐXH - Nhờ được Thần Tài ưu ái mà 4 cung hoàng đạo này tài vận hanh thông, sự nghiệp lên như diều gặp gió. ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công...

Mới nhất

Phá kỷ lục 3 tháng