Trang chủNewsThế giớiHội nghị Tehran năm 1943

Hội nghị Tehran năm 1943



Cách đây 80 năm, Hội nghị giữa lãnh đạo ba cường quốc thế giới Mỹ, Liên Xô và Anh diễn ra từ ngày 28/11-1/12/1943 tại Tehran đã ra Tuyên bố chung thống nhất hành động để kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và duy trì hòa bình bền vững thời hậu chiến.

Nguyên soái Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Tehran năm 1943. (Nguồn: Topwar.ru)
Nguyên soái Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Tehran năm 1943. (Nguồn: Topwar.ru)

Nguyên soái, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã gạt bỏ những ý kiến khác biệt để đạt được các quyết định quan trọng, đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, giảm bớt thương vong cho quân đội, dân thường.

Sự kiện này và bài học về những bước đi trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay khi các xung đột giữa Nga – Ukraine, Hamas – Israel đang diễn ra vô cùng khốc liệt.

Quyết định về địa điểm

Ở Tây Âu không có nơi nào hoặc là có nhưng rất nguy hiểm cho việc tổ chức một cuộc họp của ba nhà lãnh đạo cường quốc thế giới. Người Mỹ và người Anh không muốn tổ chức hội nghị trên lãnh thổ Liên Xô. Vào tháng 8/1943, Moscow được thông báo rằng cả Arkhangelsk và Astrakhan đều không phù hợp cho một hội nghị như vậy.

Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill đề xuất một cuộc gặp ở Fairbanks, Alaska. Nguyên soái Stalin từ chối rời Moscow đi một quãng đường dài vào thời điểm chiến tranh ác liệt như vậy. Nhà lãnh đạo Liên Xô đề xuất tổ chức cuộc họp ở một quốc gia có đại diện của cả ba nước, chẳng hạn như ở Iran. Ngoài Tehran, Cairo (do ông Churchill đề xuất), Istanbul và Baghdad cũng được nêu lên. Cuối cùng, các nước thống nhất ở Tehran, vì lúc đó thành phố do quân đội Liên Xô và Anh kiểm soát, ở đó cũng có đội quân đồn trú của Mỹ đóng.

Chiến dịch Iran (Chiến dịch Concord) được quân Anh – Liên Xô thực hiện vào cuối tháng 8/1941. Quân đồng minh đóng quân ở Iran do một số cân nhắc về kinh tế và chiến lược quân sự. Một số đơn vị quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc Iran. Quân Anh kiểm soát các tỉnh phía Tây Nam Iran. Quân đội Mỹ với lý do bảo vệ hàng hóa được chuyển đến Liên Xô đã tiến vào Iran cuối năm 1942. Một tuyến đường vận tải quan trọng lúc bấy giờ đi dọc lãnh thổ Iran, qua đó hàng hóa chiến lược của Mỹ được chuyển đến Liên Xô. Nhìn chung, tình hình ở Iran tuy phức tạp nhưng kiểm soát được.

Bảo đảm an ninh tại Hội nghị

Nhà lãnh đạo Stalin đến dự hội nghị trên chuyến tàu đi qua Stalingrad và Baku. Thủ tướng Churchill đi từ London đến Cairo, nơi ông chờ Tổng thống Roosevelt để phối hợp lập trường của Mỹ và Anh về các vấn đề chính trong đàm phán với nhà lãnh đạo Liên Xô. Tổng thống Mỹ vượt Đại Tây Dương trên chiến hạm Iowa. Sau chín ngày đi biển, hải đội Mỹ đã đến cảng Oran của Algeria. Ông Roosevelt sau đó đến Cairo. Vào ngày 28/11, phái đoàn của ba cường quốc đã có mặt ở thủ đô Tehran.

Do mối đe dọa từ các đặc vụ Đức, các biện pháp bảo vệ an ninh tăng cường đã được thực hiện. Phái đoàn Liên Xô trú tại Đại sứ quán Liên Xô. Người Anh dừng chân trên lãnh thổ của Đại sứ quán Anh. Cơ quan đại diện ngoại giao Anh và Liên Xô nằm đối diện nhau trên cùng một con phố ở Tehran, rộng không quá 50m. Đại sứ quán Mỹ nằm ở ngoại ô thủ đô, an ninh không bảo đảm nên Tổng thống Mỹ đã nhận lời mời của nhà lãnh đạo Liên Xô ở trong tòa nhà của Đại sứ quán Liên Xô.

Cuộc gặp diễn ra tại Đại sứ quán Liên Xô. Thủ tướng Anh đi dọc theo một hành lang có mái che được xây dựng riêng biệt nối liền hai Đại sứ quán. Xung quanh tổ hợp ngoại giao Liên Xô – Anh, các cơ quan tình báo Liên Xô và Anh đã thiết lập ba vòng an ninh, được hỗ trợ bởi xe bọc thép. Toàn bộ báo chí ở Tehran phải ngừng hoạt động, điện thoại, điện báo và liên lạc vô tuyến đều tắt.

Nước Đức quốc xã, dựa vào hệ thống mật vụ dày đặc, đã cố gắng tổ chức một vụ ám sát thủ lĩnh của các thế lực thù địch (Chiến dịch Bước nhảy xa). Tình báo Liên Xô cùng với các đồng nghiệp người Anh từ MI6 đã chỉ đạo và giải mã tất cả tin nhắn từ các điện tín của Đức về cuộc đổ bộ của một nhóm tấn công. Các điệp viên điện tín của Đức đã bị bắt giữ, và sau đó toàn bộ mạng lưới tình báo Đức (hơn 400 người) bị bắt. Vụ ám sát các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ và Anh đã bị ngăn chặn.

Những vấn đề thảo luận

Quân đồng minh mở “Mặt trận thứ hai” là vấn đề khó nhất. Sau bước ngoặt chiến lược trong Thế chiến II tại Stalingrad và Kursk, tình hình ở mặt trận phía Đông (về phía Liên Xô) tiến triển thuận lợi cho nước này. Quân Đức bị tổn thất không thể bù đắp được và không còn khả năng phục hồi. Giới lãnh đạo chính trị – quân sự Đức mất thế chủ động và nước Đức quốc xã chuyển sang phòng thủ chiến lược. Quân Liên Xô lần lượt giải phóng Donbass và các khu vực khác của Ukraine, vượt qua sông Dniep và chiếm lại Kiev. Người Liên Xô đã đánh đuổi quân Đức ra khỏi Bắc Kavkaz và đổ bộ lên Crimea.

Nhưng chiến thắng còn xa, nước Đức vẫn là đối thủ đáng gờm với lực lượng vũ trang và nền công nghiệp hùng mạnh. Chiến tranh càng kéo dài, tổn thất về người và của đối với Liên Xô và các nước châu Âu càng lớn. Chỉ có thể đẩy nhanh sự thất bại của đế chế phát xít này và các đồng minh thông qua nỗ lực chung của ba cường quốc.

Quân đồng minh hứa sẽ mở mặt trận thứ hai vào năm 1942, nhưng một năm tiếp theo vẫn chưa có động tĩnh gì. Mặt trận đã không được mở do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những tính toán địa chính trị. Về mặt quân sự, quân đồng minh sẵn sàng chiến dịch vào mùa Hè năm 1943. Một đội quân gồm 500.000 binh lính đã được triển khai ở Anh, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, được cung cấp mọi thứ cần thiết, bao gồm các lực lượng hải, lục và không quân. Các tướng lĩnh đều hăng hái xuất trận.

Người Anh và người Mỹ đã xây dựng một kế hoạch chiến lược tấn công từ phía Nam, qua Italy và vùng Balkan. Với sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, quân đồng minh sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bán đảo Balkan. Về đề xuất của Liên Xô mở Mặt trận từ nước Pháp, người Anh và người Mỹ thuyết phục phái đoàn Liên Xô rằng cuộc đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp rất phức tạp do thiếu phương tiện vận tải, khó khăn cung cấp hậu cần. Kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến và tiến qua vùng Balkan là một kịch bản có lợi hơn. Điều này sẽ cho phép quân đồng minh kết nối trên lãnh thổ Romania và tấn công Đức từ phía nam.

Sau nhiều tranh cãi, vấn đề mở Mặt trận thứ hai đi vào ngõ cụt. Lúc đó, nhà lãnh đạo Stalin bày tỏ sẵn sàng rời khỏi hội nghị khi nói có quá nhiều việc phải làm ở trong nước nên không muốn lãng phí thời gian ở đây.

Thủ tướng Churchill nhận ra rằng không thể yêu cầu hơn nữa và đã thỏa hiệp. Hai nhà lãnh đạo Anh, Mỹ hứa với lãnh đạo Liên Xô sẽ mở mặt trận thứ hai ở Pháp không muộn hơn tháng 5/1944. Thời gian cuối cùng của chiến dịch dự kiến xác định vào nửa đầu năm 1944 (cuối cùng Mặt trận thứ hai – Chiến dịch Overlord – đã bắt đầu ngày 6/6/1944). Trong chiến dịch này, Liên Xô cam kết phải mở cuộc tấn công mạnh ở phía Đông nhằm ngăn chặn sự di chuyển của quân Đức từ Đông sang Tây.

Vấn đề Liên Xô tham chiến với Nhật Bản được hội nghị thống nhất. Phái đoàn Liên Xô, tính đến việc Đế quốc Nhật Bản liên tục vi phạm hiệp ước Xô – Nhật năm 1941 về tính trung lập và hỗ trợ cho Đức và cũng đáp ứng mong muốn của các đồng minh, tuyên bố rằng Liên Xô sẽ tham chiến với Nhật Bản sau khi đánh bại Đức quốc xã.

Vấn đề tương lai của Ba Lan cũng được thảo luận tại Hội nghị. Sơ bộ, các bên đồng ý rằng biên giới phía Đông của Ba Lan sẽ chạy dọc theo con đường có tên gọi là “Đường Curzon”. Đường này về cơ bản tương ứng với nguyên tắc dân tộc học: ở phía Tây là những vùng lãnh thổ có dân số Ba Lan chiếm ưu thế, ở phía Đông, những vùng đất có dân số Tây Nga và Lithuania chiếm ưu thế. Về Iran, nhóm Tam cường đã thông qua Tuyên bố Iran. Tài liệu nhấn mạnh mong muốn của Moscow, Washington và London trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iran. Các nước đã lên kế hoạch rút lực lượng đóng quân tại đây sau khi chiến tranh kết thúc.

Tương lai nước Đức là một chủ đề nóng tại Hội nghị. Trong cuộc thảo luận về cấu trúc thời hậu chiến của Tây Âu, các nhà lãnh đạo Mỹ – Anh đề xuất chia nước Đức sau chiến tranh thành nhiều thực thể nhà nước tự trị và thiết lập quyền kiểm soát quốc tế đối với các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của Đức như vùng Ruhr, Saarland. Nhà lãnh đạo Liên Xô không đồng ý với ý tưởng này và đề nghị chuyển vấn đề Đức sang Ủy ban tư vấn châu Âu. Sau đó, nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn giữ quan điểm duy trì sự thống nhất của nước Đức. Tuy vậy, nước Đức vẫn bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức tại các hội nghị Tam cường sau này.

Về vấn đề xây dựng một tổ chức quốc tế để bảo đảm hòa bình lâu dài sau Thế chiến II, Tổng thống Mỹ Roosevelt đề xuất thành lập một tổ chức gọi là Liên hợp quốc (vấn đề này trước đó được thảo luận với Moscow). Hạt nhân của tổ chức quốc tế này là một Ủy ban bao gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc có nhiệm vụ ngăn chặn sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh và xâm lược mới từ Đức và Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo Stalin và Churchill nhìn chung ủng hộ ý tưởng này.

Có thể nói, nghĩa đặc biệt của Hội nghị Tehran đã mãi mãi được ghi vào sử sách ngoại giao.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Cụ Hiromu Morishita, 93 tuổi, người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử xuống TP Hiroshima, Nhật Bản, đã đi đến 15 quốc gia để kể về những trải nghiệm của một người sống sót sau một trong những thảm họa chết chóc đáng sợ nhất của nhân loại. 79 năm về trước, ngày 6-8-1945, cậu bé 14 tuổi Morishita đang xếp hàng gần một cây cầu, đột nhiên trời sáng lóe lên và sau...

Kỳ lạ vụ cây cầu 60 tấn ở Nga bị mất tích bí ẩn

Các quan chức thực thi pháp luật Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt ở vùng Ryazan thuộc phía Tây. Nhiều khả năng, cây cầu này đã được bán làm phế liệu với mức giá hơn 15.000 USD.Hôm 24/7, nhà hoạt động...

Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam: Họ đã sống những ngày đẹp nhất

(Dân trí) - Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô dành những gì tốt đẹp nhất để giúp đỡ quân và dân Việt Nam. Họ đã sống những ngày đẹp nhất của mình trên một đất nước đứng ở tuyến đầu.   Những quân nhân Liên Xô đầu tiên được cử sang Việt Nam Theo tài liệu thống kê của Tổng cục Chính trị Quân đội Liên Xô hiện lưu trữ tại Văn khố Bộ Quốc phòng Nga, chỉ tính riêng từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Thị trường phản ứng tích cực, lý do xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Trung Quốc giảm

Giá tiêu hôm nay 5/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.

Giá vàng biến động chưa từng có, loạt yếu tố kéo đà tăng, vàng nhẫn “phi như bay” trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng hôm nay 5/2/2025 ghi nhận thị trường thế giới đang chứng kiến những biến động chưa từng có khi giá kim loại quý này liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Trong nước, SJV và vàng nhẫn cũng neo cao.

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Bài đọc nhiều

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Triều Tiên lần đầu chỉ trích chính quyền Tổng thống Trump

CHDCND Triều Tiên ngày 3.2 lên án việc Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio gọi Triều Tiên là ‘quốc gia bất hảo’. ...

Nga đạt được bước tiến đáng kể, tuyên bố tiến gần hơn đến thành trì quan trọng của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/2 tuyên bố lực lượng nước này đã chiếm được một ngôi làng tiếp giáp thành trì quan trọng Toretsk ở miền Đông Ukraine, trong khi Kiev thông báo 4 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Nga đêm qua.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc đón nhiều khách quý trong tuần này

Ba nhà lãnh đạo của ba nước châu Á là Paksitan, Thái Lan và Hàn Quốc bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc gần như đồng thời…

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Philippines, Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông, Trung Quốc áp thuế đáp trả Mỹ, Panama không gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc

Mỹ đạt thoả thuận di cư "lịch sử" với El Salvador, Nga tố cáo phương Tây áp đặt trật tự thế giới đơn cực, Mỹ nghi ngờ Iran đẩy nhanh chế tạo bom hạt nhân, Moscow triển khai hệ thống tên lửa Oreshnik tại Belarus…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cựu Tổng thư ký NATO Stoltenberg làm Bộ trưởng Tài chính Na Uy

Cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay 4.2 đã trở thành bộ trưởng tài chính mới của Na Uy, theo Reuters. ...

Mới nhất

Chợ Viềng nhộn nhịp trước giờ khai hội

TPO - Chiều 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), rất đông người dân và du khách thập phương đã đổ về chợ Viềng (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để "mua may, bán rủi", đi lễ cầu tài lộc, bình an trong năm mới. 04/02/2025 | 20:24 ...

ĐH Quốc gia Hà Nội ra tài liệu hướng dẫn thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong tự...

Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu có chiều dài 7,5 km nằm trên đường vành đai 3,5 TP. Hà Nội khi hoàn thành sẽ giúp gia tăng mối liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên. Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc...

Ca nhiễm cúm nặng tại Nhật Bản tăng vọt, thiệt hại có thể tới hàng ngàn tỉ yen

Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực nghiêm trọng. ...

Mới nhất