Trang chủChính trịNgoại giaoHội nghị COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại chính...

Hội nghị COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại chính quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới


Năm 2023 thế giới không ngừng phá các kỷ lục về khí hậu, các quốc gia dễ bị tổn thương gặp hết thiên tai này đến thảm họa khác mà không thể hành động, trong khi các nhà vận động hành lang cho các công ty nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đầu tư “ngấm ngầm” cho các cuộc đàm phán kéo dài tuổi thọ cho năng lượng truyền thống.

Hội nghị COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại chính quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới - cơ hội phá bỏ điều 'cấm kỵ'?
Hội nghị COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại chính quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới – cơ hội phá bỏ điều ‘cấm kỵ’?

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) sẽ khai mạc vào ngày 30/11 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất – UAE. Việc thiếu vắng tiếng nói đối trọng với các nhà vận động hành lang cho năng lượng hóa thạch tại COP28 sẽ là một điều vô cùng tồi tệ.

Những ngày này, nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), nhất là các tổ chức bảo vệ môi trường, đang tăng cường kêu gọi nhiều hơn nữa chính giới và lãnh đạo các nước cùng tham dự, để tạo đối trọng với sự hiện diện ngày càng tăng của giới vận động hành lang và đại diện các tập đoàn năng lượng hóa thạch.

COP28 sẽ là cơ hội để các bên cất lên tiếng nói của mình, nhằm bảo vệ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất và nhắc nhở các chính phủ về tính cấp thiết của việc đẩy nhanh hành động vì khí hậu.

Theo số liệu của các tổ chức Trách nhiệm doanh nghiệp (CA), Trung tâm quan sát Doanh nghiệp châu Âu (CEO) và Tổ chức Nhân chứng toàn cầu (GW), hội nghị COP27 tổ chức tại Sharm El-Sheikh (Ai Cập) đã ghi nhận một con số kỷ lục về lực lượng các nhà vận động hành lang bảo vệ nhiên liệu hóa thạch. Họ bao gồm 636 người phủ rộng trên toàn bộ cac vấn đề từ ngành than, dầu cho đến khí đốt. So với COP26, con số này đã tăng 25%.

COP28 sẽ được chủ trì bởi ông Sultan Ahmed Al-Jaber, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí quốc gia Abu Dhabi (Adnoc). Ông Al-Jaber đồng thời cũng là đặc phái viên về khí hậu của UAE.

Mặc dù công khai khẳng định thế giới cần một “sự điều chỉnh hướng đi” để hạn chế sự nóng lên toàn cầu, nhưng trên thực tế doanh nghiệp do ông Al-Japer điều hành vẫn tiếp tục đầu tư ồ ạt vào các dự án phát triển nhiên liệu hóa thạch giống như nhiều doanh nghiệp dầu khí khác. Điều này làm dấy lên những lo ngại về xung đột lợi ích liên quan đến các quyết định chính trị phải được đưa ra tại COP28.

Ngay từ ban đầu, việc tổ chức COP28 tại UAE đã khiến nhiều người cảm thấy không thuyết phục, bởi đây là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ bảy thế giới (theo xếp hạng của Bộ Năng lượng Mỹ). Lượng khí thải carbon bình quân đầu người của nước này là hơn 20,3 tấn CO2 (theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới – WB).

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, việc tổ chức COP28 ở Dubai cũng mang đến những cơ hội chưa từng có để phá bỏ điều “cấm kỵ”, đó là đặt vấn đề loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch lên bàn đàm phán.

Chủ đề này đã không được thảo luận trong các cuộc đàm phán COP hai năm gần nhất. Trong khi đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã khẳng định một cách rõ ràng rằng, bất cứ các khoản đầu tư mới nào dành cho các dự án dầu, khí đốt hoặc than cũng đều không tương thích với mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050.

Trong Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992, Liên hợp quốc (LHQ) đã thành lập ba COP, gồm COP về khí hậu, COP về đa dạng sinh học và COP về sa mạc hóa.

Đối với những vấn đề toàn cầu này, các bên cần phải đưa ra các phản ứng toàn cầu. Do vậy, COP về khí hậu là không gian duy nhất tồn tại ở cấp độ quốc tế cho phép đề cập cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Sự kiện này có sự hiện diện của hầu hết các quốc gia xung quanh bàn đàm phán. Với thời gian hai tuần diễn ra hội nghị, đây sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong năm về các vấn đề khí hậu, đặc biệt cho phép truyền đạt tiếng nói của các bộ phận dân cư dễ bị tổn thương nhất, những người phải trả giá nhiều hơn một chút mỗi ngày cho hậu quả của việc không hành động.

Tại COP, các bên không chỉ bàn thảo về việc giảm phát thải khí nhà kính mà còn là góp tiếng nói về nhiều chủ đề khác nhau, chẳng hạn như nợ môi trường. Các nước giàu “mắc nợ” các nước Nam toàn cầu vì lượng khí thải nhà kính lịch sử mà họ gây ra. Điều quan trọng là các quốc gia Bắc Toàn cầu cần tự gánh vác trách nhiệm và đóng một vai trò công bằng hơn trong việc giảm khí thải và hợp tác quốc tế để thanh toán khoản nợ này. Bằng cách tài trợ cho các sáng kiến về khí hậu, cam kết giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính và ứng phó với những mất mát và thiệt hại, những tác động tồi tệ nhất của khí hậu, COP mang đến những cơ hội thực sự cho sự thay đổi.

COP cũng là không gian hữu ích và cần thiết để đạt được tiến bộ cụ thể. Chính tại COP21 vào năm 2015, Hiệp định Paris về khí hậu đã được hơn 200 nước nhất trí thông qua, đặt ra cột mốc chung là mức độ nóng lên của Trái Đất không vượt quá 1,5°C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp. Thỏa thuận buộc các quốc gia phải đệ trình các kế hoạch chuyển đổi khí hậu ngày càng đầy tham vọng hơn.

Cũng nhờ COP mà nhiều cơ chế khí hậu đã được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của các quốc gia dễ bị tổn thương, chẳng hạn như Quỹ khí hậu xanh, hay quỹ hỗ trợ mất mát và thiệt hại – những thiệt hại không thể khắc phục được của biến đổi khí hậu. Việc lập Quỹ khí hậu xanh đã được ấn định vào năm 2022 tại COP27, minh chứng cho như một thắng lợi lớn của công lý khí hậu.

Vì vậy, các bên liên quan, gồm các chính phủ, các nhà chính trị, cũng như các NGO cần nhận thức được trách nhiệm trong việc củng cố và sử dụng không gian COP làm đòn bẩy cho khí hậu và công bằng xã hội, vì một thế giới mà tình trạng khẩn cấp về khí hậu sẽ không còn đồng nghĩa với chủ nghĩa hoài nghi mà bằng hành động kiên quyết.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nền công nghiệp Đức gặp khó

Việc giảm chi phí năng lượng sẽ đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi kinh tế của Đức sau ba năm giá điện và khí đốt tự nhiên tăng vọt. Chính phủ mới của Đức sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức nhằm đưa nền kinh tế lớn nhất châu Âu thoát khỏi hai năm suy thoái liên tiếp. Việc giảm chi phí năng lượng sẽ...

Tương lai thế giới thuộc về thế hệ trẻ

Sáng 26/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Phiên toàn thể cấp cao của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ có thảo luận, trao đổi, chia sẻ, trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề mang tầm khu vực và thế giới như phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, an ninh, phòng chống tội phạm mạng… Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 diễn ra trong...

Công nghiệp nhiên liệu hóa thạch yêu cầu đặc quyền khí thải

Các chuyên gia cáo buộc ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang tìm đặc quyền với lập luận rằng, khí thải nhà kính từ các mỏ dầu nên được xử lý khác biệt. Khí thải nhà kính từ các mỏ dầu có nên được xử lý khác biệt? Những người vận động hành lang lập luận rằng, việc ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch bị đối xử giống như các ngành...

Tắc đường, giá nhà cao và khoảng cách giàu nghèo

(CLO) Dù phát triển vượt bậc, thủ đô Dubai của UAE vẫn đối mặt với áp lực lớn từ giá nhà leo thang và tắc nghẽn giao thông, khiến cư dân bắt đầu lo ngại. ...

Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Reuter cập nhật ngày 25/11 cho biết theo một thỏa thuận đạt được tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP29) ở Baku (thủ đô của Azerbaijan), các quốc gia đã đồng ý mục tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp,. Nhưng hiện tại, đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được hiểu như thế nào?

(Dân trí) - Theo các chuyên gia, việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt và mở ra giai đoạn lịch sử mới cho quan hệ song phương. Vào chiều 10/9, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác...

Đại sứ Indonesia “bật mí” bí kíp phát triển công nghiệp Halal, “muốn làm trước tiên phải hiểu”

Halal không chỉ là một ngành công nghiệp mà là một lối sống, ngành công nghiệp Halal không chỉ là chứng nhận Halal... là những điều mà theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi tiếp cận và muốn đi sâu vào phát triển Halal.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự cuộc họp Ủy ban thường trực lần thứ 41 và Hội đồng kinh doanh...

Phát huy vai trò là Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP liên tục trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp tích cực vào việc triển khai các mục tiêu của ICAPP.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Cảng Đà Nẵng – Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

26/04/25 9:53 AM Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam (FAT500) và Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 (Top 50 Vietnam The Best Growth), Công ty...

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

Mới nhất