Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiHội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề...

Hội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”


Dự và điều hành buổi làm việc có đồng chí Đỗ Văn Phới – Phó trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Phạm Tiến Nam – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Tham dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các ban chuyên môn của Ban Dân vận Trung ương.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Văn Phới – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 30 – KH/ĐTQG ngày 23/4/2024 của Ban Chủ nhiệm Đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới” do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Chủ nhiệm.

Hội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”- Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi làm việc của Hội Nông dân Việt Nam với đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương, Ban Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”. Ảnh: Đức Quảng

Để có cơ sở thực tiễn xây dựng báo cáo đề tài phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Ban Dân vận Trung ương, Ban Chủ nhiệm Đề tài rất muốn được trao đổi với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam 5 vấn đề sau. Đó là: Đánh giá Bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm trong đó Hội Nông dân Việt Nam đã tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng; đánh giá những tồn tại để rút ra bài học dân là gốc, dân là trung tâm. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần có giải pháp như thế nào để vận dụng bài học này vào thực tiễn. Giải pháp hiệu quả để thực hiện bài học vào thực tiễn; Kiến nghị đề xuất của Hội Nông dân Việt Nam để phát huy bài học này.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam cho biết: Bài học “Dân là gốc” “Dân là trung tâm” có ý nghĩa hết sức to lớn, đây là bài học của Đảng ta đã vận dụng ứng vào từng thời kỳ và có sự sáng tạo. Để giúp đoàn công tác có những đánh giá thực trạng và những tồn tại, khó khăn, giải pháp để phục vụ cho việc xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, Hội Nông dân Việt Nam đã nhận được kế hoạch của Ban Dân vận Trung ương.

Hội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Quảng.

Hội Nông dân Việt Nam đã giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương Hội chủ trì và yêu cầu các ban, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình có những đóng góp, đánh giá, vận dụng bài học này trong thực hiện công việc, cũng như đề xuất các chủ trương đối với công tác Hội và phong trào nông dân ở trên từng lĩnh vực. Trên cơ sở 5 vấn đề gợi mở của Ban Dân vận Trung ương, các ban đơn vị của Hội sẽ có những ý kiến chia sẻ, thảo luận và đề xuất trong quá trình vận dụng bài học này vào công tác Hội và phong trào nông dân.

Kết quả tích cực vận dụng Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” của Hội Nông dân Việt Nam

Báo cáo tóm tắt một số tình hình vận dụng bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”, ông Nguyễn Văn Phan – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung xây dựng, củng cố tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, với hệ thống tổ chức 4 cấp và có các chi, tổ Hội đến thôn, bản. Mô hình tổ chức các chi, tổ hội đa dạng, phong phú theo địa bàn hành chính, nhóm nghề nghiệp và hàng ngàn câu lạc bộ nông dân, thu hút được trên 10,5 triệu Hội viên tham gia tổ chức Hội… Từ đó, Hội Nông dân Việt Nam trở thành nòng cốt trong phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Hội Nông dân Việt Nam đã vận dụng sáng tạo bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tham mưu, chỉ đạo công tác Hội và phong trào nông dân qua các thời kỳ.

Hội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”- Ảnh 3.

ông Nguyễn Văn Phan – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam báo cáo tóm tắt một số tình hình vận dụng bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” của Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Đức Quảng

Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung củng cố, xây dựng các nguồn lực tài chính hỗ trợ nông dân; tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân.

Thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng và triển khai Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân” đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đạt kết quả tích cực; tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đạt gần 4.500 tỷ đồng. Doanh số cho vay đạt trên 4.080 tỷ đồng, hỗ trợ trên 151.000 hộ hội viên nông dân vay vốn. Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã trực tiếp hỗ trợ cho hội viên nông dân xây dựng, thành lập và phát triển các mô hình Chi Hội nghề nghiệp, Tổ Hội nghề nghiệp, tổ, nhóm liên kết, hợp tác, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ; hàng năm các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp đào tạo nghề cho trên 220.000 nông dân. Trên 80% nông dân có việc làm ổn định sau khi học nghề. Đồng thời, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho nông dân và đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Các cấp Hội chủ động phối hợp tổ chức tốt tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất. Tổ chức được 300.325 lớp tập huấn ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất cho trên 15 triệu lượt hội viên, nông dân; xây dựng trên 60.000 mô hình trình diễn VietGAP và chuyển giao thành công 2.700 mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.

Hội Nông dân Việt Nam đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hội Nông dân đã mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động Hội về cơ sở. Trong 20 năm qua, Hội đã kết nạp được trên 6,2 triệu hội viên mới; tổng số hội viên trong cả nước hiện nay là 10.192.865 hội viên. Đến nay, có 9.907/10.614 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội với 80.410 chi Hội, 143.053 tổ Hội.

Các cấp Hội đã thành lập được 3.645 chi Hội Nông dân nghề nghiệp và 36.636 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 482.362 hội viên tham gia.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng 73 mô hình “Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”, thành lập mạng lưới trên 5.000 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại các cơ sở…

Bên cạnh đó, Hội tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng cộng đồng nông thôn đoàn kết, đồng thuận xã hội. Đồng thời, vận động nông dân tham gia có trách nhiệm các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân góp phần nâng cao sức mạnh của cơ quan quyền lực Nhà nước.

Hội Nông dân cũng tăng cường công tác hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, lao động, quảng bá nông sản ở nước ngoài.

Phát biểu ý kiến thảo luận của các đại biểu tại Hội đã đặt ra 4 vấn đề, 5 giải pháp tiếp tục “Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”.

4 vấn đề đặt ra cụ thể là:

Thứ nhất, xu hướng nông dân làm nông nghiệp giảm, già hóa nhưng đòi hỏi phải tăng nhanh năng suất lao động, giá trị và sức cạnh tranh nông sản hàng hóa bền vững theo hướng sinh thái.

Nhận thức của nông dân về kinh tế nông nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết chưa cao, một bộ phận không nhỏ thường bằng lòng, chấp nhận điều kiện sản xuất sẵn có với tâm lý an phận, ngại thay đổi là rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Thứ hai, Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong khi trình độ của nông dân còn thấp và phần lớn chưa qua đào tạo, thiếu các kỹ năng mềm, làm việc nhóm, tác phong sản xuất công nghiệp, hạn chế về khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Thứ ba, Nông dân có cơ hội để tiếp cận, tham gia chuỗi sản xuất giá trị nhưng cũng đặt ra những rủi ro đối với quyền lợi hợp pháp, chính đáng khi tham gia hợp tác, liên kết. Việc sản xuất theo hợp đồng và tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường là thách thức trước thói quen, ý thức kỷ luật lao động của đa số nông dân và tính bền vững trong hợp tác, liên kết với doanh nghiệp.

Thứ tư, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, xu thế biến đổi xã hội nông thôn, tác động tiêu cực của mạng xã hội, hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu mới đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao bản lĩnh chính trị, niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước.

Đề xuất 5 giải pháp thực hiện hiệu quả bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm”, phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển của Hội trong tình hình mới

1. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân, khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh của nông dân dân để phát triền nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

2. Đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

3. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, học vấn, xây dựng người nông dân văn minh, có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, làm chủ nông thôn.

4. Củng cố, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực tham mưu hoạch định chính sách giải phóng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

5. Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp trên cơ sở đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động, chuyển trọng tâm công tác về cơ sở.

Hội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Tiến Cường – Quyền Trưởng ban kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu thảo luận tại buổi làm việc. Ảnh: Đức Quảng

Chia sẻ về vấn đề lấy dân làm gốc, dân làm trung tâm, ông Nguyễn Tiến Cường – Quyền Trưởng ban kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã khẳng định: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân khởi xướng, phát động đã triển khai sâu rộng từ lâu và đã trở thành phong trào trọng tâm của Hội. Thông qua phong trào này đã tập hợp đoàn kết nông dân và những nông dân giỏi này đã hỗ trợ giúp đỡ những nông dân nghèo khác tham gia phát triển kinh tế, làm giàu.

Thời gian tới, Hội sẽ tập trung đào tạo, hỗ trợ nâng cao chất lượng đối tượng nông dân giỏi có kiến thức truyền nghề cho những nông dân khác. Đây là những nông dân đầu tàu thực hiện mục tiêu tri thức hoá ở nông thôn. Bên cạnh đó, Hội cũng hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình điểm, tham gia tập huấn ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi; ứng dụng công nghệ vào tìm hiểu thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Văn Phới – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương đánh giá cao Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo, chuẩn bị nội dung báo cáo toàn diện Hội Nông dân Việt Nam đã vận dụng sáng tạo bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tham mưu, chỉ đạo công tác Hội và phong trào nông dân qua các thời kỳ. 

Bài học kinh nghiệm “dân làm gốc”, “dân làm trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Hội Nông dân Việt Nam rất cụ thể và thiết thực.

Hội NDVN làm việc với Ban Dân vận Trung ương về đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”- Ảnh 5.

Ông Đỗ Văn Phới – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương đánh giá cao các trao đổi ý kiến thảo luận của Hội Nông dân Việt Nam đã đặt ra nhiều vấn, dự báo các xu hướng, những yếu tố tác động trong tiếp tục vận dụng bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm”

Hội Nông dân Việt Nam đã đại diện cho giai cấp nông dân để tham gia, đề xuất, thảo luận, cho ý kiến, trên cơ sở đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước các chủ trương, tham gia với Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các chủ trương, chính sách này đều xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, từ nhu cầu, nguyện vọng của giai cấp nông dân. Qua đó góp phần khơi dậy sức mạnh tham gia tích cực của nông dân trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước.

“Hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở đã tập trung hướng về người nông dân, lấy người nông dân làm gốc, làm trung tâm để xây dựng tổ chức Hội và chương trình hoạt động. Qua đó, tập hợp đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội, hội viên nông dân ngày càng gắn bó với hội, vai trò của Hội Nông dân ngày càng được thể hiện và khẳng định rõ hơn trong hệ thống chính trị” – đồng chí Đỗ Văn Phới nói.

Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cũng đánh giá cao các trao đổi ý kiến thảo luận của các đồng chí tại buổi làm việc đã đặt ra nhiều vấn, dự báo các xu hướng, những yếu tố tác động trong tiếp tục vận dụng bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm”, phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới của Hội Nông dân Việt Nam.

“Có nhiều chủ trương, chính sách hướng đến nông dân nhưng trong thực tiễn, quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện còn những hạn chế, bất cập. Thành quả của công cuộc đổi mới đất nước hết sức to lớn. Thành quả đóng góp của nông dân vào công cuộc đổi mới rất lớn lao nhưng thụ hưởng của người nông dân còn chưa tương xứng với những đóng góp của họ. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có 1 bộ phận nông dân mất đi tư liệu sản xuất, sinh kế…

Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phới xin trân trọng tiếp thu những đóng góp ý kiến của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

“Đây là những thông tin, dữ liệu rất quý đối với Ban Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới” – đồng chí Đỗ Văn Phới nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/hoi-ndvn-lam-viec-voi-ban-dan-van-trung-uong-ve-de-tai-trong-diem-cap-quoc-gia-bai-hoc-dan-la-goc-20240528202258014.htm

Cùng chủ đề

cần thêm chính sách đầu tư vào nông nghiệp

Đây là lần thứ 6 hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân được tổ chức. Hội nghị có sự tham gia trực tiếp của 300 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các địa phương; nhiều chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức, DN, hợp tác xã và đặc biệt là đông đảo nông dân đại diện cho hàng chục triệu hộ đến từ nhiều tỉnh, TP trên cả nước. Hội nghị được...

Tiếp tục là cầu nối quan trọng lý luận với thực tiễn, cung cấp tri thức, nâng cao nhận thức chính trị cho cán...

NDO - Sáng 30/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chuyên môn, công tác Đảng năm 2024 và Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Công đoàn Viên chức Việt Nam dự hội nghị. Năm 2024, Nhà xuất bản...

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024

(CLO) Tối ngày 10/12, Lễ trao giải "Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024" được diễn ra tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. ...

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra 20h ngày...

(CLO) Ngày 4/12, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 cho biết, vào 20h ngày 10/12, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói

Sáng nay (24/11), Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”. Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh cặp linh vật ở Huế được lấy ý tưởng rắn từ Cửu Đỉnh

Tạo hình linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại TP.Huế (Thừa Thiên Huế) được lấy cảm hứng từ hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu Đỉnh Huế. Sau khi lộ diện, đông đảo người dân và du khách địa phương đến tham quan và chụp ảnh. ...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Người Hà Nội đỏ lửa, quây quần trên vỉa hè với nồi bánh chưng xanh đón Tết

Tết Nguyên đán 2025 cận kề, người dân Hà Nội lại bắc bếp luộc bánh chưng trên vỉa hè, giữ gìn phong tục truyền thống. Hương thơm của bánh chưng lan tỏa khắp phố phường, mang không khí Tết ấm áp, đoàn viên và niềm vui đón xuân. ...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Cùng chuyên mục

TPHCM đón Tết với không khí lạnh 20 độ

TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 21 độ C. TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường,...

Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc

Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc. ...

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi bố mẹ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ Bộ TT&TT

Những người con của Bộ Thông tin và Truyền thông tự hào báo cáo với Bố Mẹ là công việc của chúng con đang góp phần tích cực cho đất nước phát triển. Báo VietNamNet xin gửi tới bạn đọc toàn văn "Thư gửi bố mẹ" của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhân dịp năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 25/01/2025. THƯ GỬI BỐ MẸ                            ...

Di sản âm nhạc của người Đà Lạt

(Tổ Quốc) - Ngày 31/10/2023 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, khi chính thức trở thành thành viên tiếp theo của Việt Nam gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực Âm nhạc,...

Xu hướng laptop năm Ất Tỵ: Chip di động, gaming và AI

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động đối với ngành công nghiệp laptop, với nhiều xu hướng mới nổi lên, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hệ sinh thái, công nghệ chip tiên tiến và nhu cầu ngày càng cao về hiệu suất và tính di động. Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng...

Mới nhất

Cherry đắt đỏ vẫn ‘cháy hàng’, bất ngờ với ‘sầu riêng giải cứu’ 50.000 đồng/kg

Cherry nhập khẩu đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg vẫn "cháy hàng" ở chợ Tết Ất Tỵ. Trong khi đó, sầu riêng “giải cứu” được bán với giá chỉ 50.000 đồng/kg. Đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg cherry vẫn ‘cháy hàng’ ở chợ Tết Ất Tỵ Cherry là loại trái cây nhập khẩu đã xuất hiện nhiều...

Bộ Công an công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực năm 2025: Nhiều điểm mới

TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. ...

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe...

Món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc

Món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon, đầy đủ sắc màu. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là dịp để mọi người thưởng thức mâm cỗ đoàn viên, tận hưởng không khí ấm áp tình thân. Tùy theo sản vật và phong tục của vùng miền, mâm cỗ...

Duy trì tốt hệ thống bảo đảm an toàn tại dự án giao thông dịp tết Nguyên đán

Bộ GTVT yêu cầu các chủ thể tham gia duy trì tốt hệ thống bảo đảm an toàn trên các công trường giao thông, xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra sự cố tại dự án trong dịp tết Nguyên đán 2025. ...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air