Trang chủDi sảnHội Lim là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội Lim là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia


VHO – Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1744 ngày 10.6.2025 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống Hội Lim thị trấn Lim, xã Liên Bão, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Hội Lim là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 1
Liền chị “nhí” duyên dáng trong bộ áo tứ thân biểu diễn Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại Hội Lim, huyện Tiên Du. Ảnh: Thanh Thương

Bộ trưởng Bộ VHTTDL đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Hội Lim có lịch sử rất lâu đời và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ), bao gồm 6 xã, phường: Nội Duệ (Đình Cả, Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông).

Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu sắc văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, Hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 12, 13 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Không gian lễ hội tọa lạc trên đồi Lim, bao quanh là các làng, xóm và phố chợ bên Tỉnh lộ 295B (xưa là tổng Nội Duệ) nay là thị trấn Lim, các xã Nội Duệ, Liên Bão, huyện Tiên Du.

Hội Lim có nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú như hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ… Trong những ngày diễn ra Hội Lim có nhiều hoạt động đặc sắc như tại trung tâm quảng trường đồi Lim tổ chức hát giao lưu, hát đối đáp quan họ phục vụ du khách; thi tổ tôm điếm; thư pháp, hội thơ… Bên cạnh đó, du khách sẽ được hòa mình trong những trò chơi dân gian độc đáo, đặc sắc như: đánh đu, vật truyền thống, bịt mắt bắt dê, đập niêu, múa rồng, múa lân…

Trong đó, dân ca quan họ Bắc Ninh là linh hồn của lễ hội. Các hình thức hát như hát canh, hát trên thuyền, hát lán, hát đối đáp… không chỉ phô diễn các lề lối, bài bản cổ mà còn tạo ra một môi trường lý tưởng để di sản được truyền dạy, thực hành liên tục.

Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 30.9.2009. Hội Lim không chỉ là một lễ hội truyền thống thông thường mà là một không gian văn hóa sống động, thể hiện rõ nét những giá trị lịch sử cốt lõi và mối quan hệ bền chặt giữa các làng khi thực hành di sản dân ca quan họ Bắc Ninh.

Hội Lim là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 2
Gà Đông Tảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo. Đây là giống gà quý hiếm, tương truyền từng được dùng làm vật phẩm tiến vua. Ảnh: T.L

*Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1743/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian nuôi và chế biến gà Đông Tảo xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Gà Đông Tảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo. Đây là giống gà quý hiếm, tương truyền từng được dùng làm vật phẩm tiến vua.

Đặc điểm nổi bật của gà Đông Tảo là có cặp chân to, xù xì, trọng lượng lớn. Gà Đông Tảo không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp mà còn mang văn hóa và phong tục của người Việt.

Giống gà này có sự gắn kết mật thiết với những nghi thức văn hóa, từ việc nuôi dưỡng, chế biến đến cúng lễ, phản ánh một nền nông nghiệp bền vững và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, tương truyền từng được dùng làm vật phẩm tiền vua, cúng tế trong dịp tế lễ, hội hè.

Qua nhiều thế hệ, người dân xã Đông Tảo đã tích lũy các kinh nghiệm, hình thành hệ thống tri thức, kỹ thuật về đặc tính sinh học của giống gà này, từ khâu chọn giống (ưu tiên gà có chân to, da đỏ, mào kép) đến phương pháp nuôi dưỡng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Tri thức này được truyền miệng và thực hành trong từng gia đình, trở thành bí quyết của người chăn nuôi vùng xã Đông Tảo.

Trong chế biến gà Đông Tảo, người dân đã lưu truyền nhiều kinh nghiệm, tri thức dân gian qua các thế hệ để có thể chế biến gà một cách tối ưu, giữ nguyên hương vị và giá trị dinh dưỡng.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/hoi-lim-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-142085.html

Cùng chủ đề

Nhiều lễ hội truyền thống được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

VHO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký các Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Theo đó, ngày 3.6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định công nhận Lễ hội truyền thống Lễ giỗ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Lễ Giỗ Đức ông...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề “95 năm - Ánh sáng soi đường”. ...

Vinh danh đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước “lao động hăng say trên cánh đồng nghệ thuật”

(Tổ Quốc) - Nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể xuất sắc, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm nghệ thuật và văn học, tối 11/01 tại Nhà hát Thành phố Hải Phòng, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND Thành phố Hải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Ứng xử thế nào với công trình kiến trúc Pháp ở Huế?

VHO - Đô thị Huế không chỉ “kế thừa” hệ thống kiến trúc di sản của triều Nguyễn mà đang còn nhiều công trình kiến trúc Pháp. Hệ thống các công trình kiến trúc này mang nhiều dấu ấn lịch sử, được quy hoạch và xây dựng bài bản, có giá trị về mặt kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa cần được tôn trọng và bảo tồn, phát huy hiệu quả trong dòng chảy của thời đại.  Những công...

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng công nhân địa phương trong công tác trùng tu, bảo tồn nhóm tháp E, F. Ban quản lý Di sản văn...

Bài đọc nhiều

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn. Một trong những dấu ấn nổi bật và mang lại hiệu quả rõ rệt là việc đẩy mạnh chuyển đổi...

Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 6.5.2025, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, thời gian thăm dò, khai quật từ ngày 9-31.5.2025. Việc thăm dò, khai quật diễn ra trên diện tích 80m2. Cụ thể, diện...

Cho phép khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm thuộc di tích Trường Lũy Bình Định

VHO - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký Quyết định số 1419/QĐ-BVHTTDL về việc cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Trường Lũy Bình Định. Theo đó quyết định, cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm của di tích Trường Lũy Bình Định thuộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời gian từ ngày...

Lễ tri ân tưởng niệm các thế hệ Anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân Việt Nam

VHO - Lễ tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân qua các thời kỳ, nhân kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân. Lễ tri ân có sự phối hợp của Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Công ty du lịch Ngọa Vân, với sự tham gia của gần 300 cựu nữ Công an nhân...

Bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng tượng Quốc Mẫu Âu Cơ

VHO - Tỉnh Khánh Hòa vừa bác đề xuất lấp vịnh Nha Trang để xây dựng cụm Tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cùng các hạng mục phụ trợ như: khách sạn, nhà hàng dưới đáy biển. Thông tin này được ông Nguyễn Thanh Hà, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa xác nhận. Vịnh Nha Trang tự hào sở hữu hơn 350 loài cá cảnh biển và khoảng 350 loài san hô (trong đó có...

Cùng chuyên mục

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Ứng xử thế nào với công trình kiến trúc Pháp ở Huế?

VHO - Đô thị Huế không chỉ “kế thừa” hệ thống kiến trúc di sản của triều Nguyễn mà đang còn nhiều công trình kiến trúc Pháp. Hệ thống các công trình kiến trúc này mang nhiều dấu ấn lịch sử, được quy hoạch và xây dựng bài bản, có giá trị về mặt kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa cần được tôn trọng và bảo tồn, phát huy hiệu quả trong dòng chảy của thời đại.  Những công...

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng công nhân địa phương trong công tác trùng tu, bảo tồn nhóm tháp E, F. Ban quản lý Di sản văn...

Mới nhất

Ra mắt chuyên trang Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025–2030 – Tổng công...

2/07/25 5:19 PM Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần thứ VII, sự kiện chính trị trọng đại đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng của Tổng công ty trong giai đoạn sắp tới.  Văn phòng Đảng...

Kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn...

Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”1. Tên Gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”.- Bên mời thầu: Tập đoàn Xăng dầu...

Hòa Phát lần thứ 13 liên tiếp vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 dựa trên báo cáo kết quả tài chính kiểm toán năm 2024. Tập đoàn Hòa Phát có doanh thu lớn thứ 2 trong Top 50 Công ty niêm yết và lần thứ 13 liên tiếp có mặt trong danh sách này. Năm...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6...

Novaworld Phan Thiet hoàn thiện bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công

Dự án NovaWorld Phan Thiet đã hoàn thiện các bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công và bàn giao Ngày 27/6/2025, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định cho phép chuyển hình thức sử dụng đất đối với dự án Tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương tại xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (dự...

Mới nhất