Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc

Học trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc


Để việc học trước ĐH từ THPT thực hiện khả thi cần đặt ra nhiều vấn đề.

CHỈ DÀNH CHO HỌC SINH NỔI TRỘI, XUẤT SẮC

Năm 2014, ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh và đào tạo liên thông bậc THPT và bậc ĐH. Đến năm 2018, quy định này đã được sửa đổi và bắt đầu triển khai thực hiện. Theo đó, ĐH Quốc gia cho phép học sinh (HS) trường THPT chuyên trực thuộc học trước một số môn của bậc ĐH. Sau khi đánh giá hiệu quả, đến cuối năm 2021, cơ chế đặc thù này mở rộng đối tượng, cho phép HS THPT chuyên trên toàn quốc được đăng ký học tích lũy trước một số học phần thuộc chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Học trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc- Ảnh 1.

Học sinh trường chuyên trên cả nước nếu đủ điều kiện có thể học để tích lũy các tín chỉ của ĐH Quốc gia Hà Nội

Cụ thể, HS THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội và HS THPT chuyên trong cả nước (bắt đầu từ học kỳ 2 lớp 11) muốn đăng ký phải đảm bảo các điều kiện: có kết quả học tập tối thiểu loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước; được hiệu trưởng trường THPT HS đang theo học và đơn vị đào tạo ĐH đồng ý. Trong một học kỳ, HS được học tối đa không quá 3 học phần. Các trường ĐH thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức cho HS đủ điều kiện học tích lũy trước các học phần và HS được tham gia học tập cùng với lớp học phần của sinh viên ĐH chính quy. Kết quả học tập các học phần được bảo lưu khi HS trúng tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội.

Mới đây, vào cuối tháng 12.2023, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng công bố năm 2024 sẽ triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho HS THPT có năng lực vượt trội theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Theo đó, HS tài năng ở tất cả trường THPT sẽ được học một số môn của bậc ĐH qua hệ thống bài giảng trực tuyến MOOC của các trường thành viên, sau đó dự thi trực tiếp để được công nhận tín chỉ. Những tín chỉ này sẽ được công nhận khi HS trở thành sinh viên của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Trong khi đó, Trường ĐH FPT nhiều năm qua cũng đã xây dựng chương trình đào tạo cho HS THPT yêu thích ngành công nghệ thông tin có thể theo học. Tại chương trình này, trường xây dựng một số môn học tương đương với các môn trình độ ĐH để nếu HS trở thành sinh viên của trường thì được chuyển đổi, công nhận tín chỉ. Tuy chương trình này không đề ra tiêu chí phải là HS giỏi, xuất sắc mới được đăng ký học, nhưng trên thực tế chỉ những HS thực sự đam mê và có năng lực nổi trội về công nghệ thông tin mới có thể theo học.

“Quy định đặc thù của ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho những HS có khả năng vượt trội có thể tích lũy trước một số tín chỉ trong chương trình ĐH, trải nghiệm môi trường học ĐH, phát huy được năng lực và sau này sẽ rút ngắn được thời gian khi học ĐH”, PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, chia sẻ.

Mục tiêu thực hiện đề án cho HS học trước ĐH của ĐH Quốc gia TP.HCM, theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng nhằm giúp những HS tài năng có cơ hội làm quen môi trường ĐH, sớm có định hướng nghề nghiệp và sau này sẽ rút ngắn được quá trình học ĐH, với tối đa một năm.

Học trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc- Ảnh 2.

Học sinh có năng lực và có nhu cầu nếu học trước ĐH sẽ tiết kiệm được thời gian cho quá trình học ĐH sau này

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

KHÓ VÌ HỌC SINH KHÔNG CÓ NHIỀU THỜI GIAN

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết từ khi ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình, đến nay trường có hơn 20 HS đăng ký học. Theo quy định, HS sẽ phải tham gia học tập cùng với lớp học phần của sinh viên ĐH chính quy.

“Hầu hết các em đều hào hứng, chăm chỉ và tiến bộ rất nhanh. Phụ huynh có con theo học chương trình này cũng rất ủng hộ. Đến nay, có HS của trường đã tích lũy được 30/130 tín chỉ ĐH. Với tiến độ hiện tại, em này có thể tốt nghiệp ĐH trong 2 năm. Tuy nhiên, chỉ em nào thực sự nổi trội và sắp xếp được thời gian học tập hợp lý ở trường THPT và ở trường ĐH mới có thể đạt được kết quả như vậy, do các em cũng phải trải qua các kỳ kiểm tra, đánh giá và đạt chuẩn đầu ra y như sinh viên chính quy”, PGS-TS Nguyễn Quang Liệu chia sẻ.

Vì vậy, theo ông Liệu, nếu không thực sự có năng lực và không có sự chuẩn bị kỹ thì việc tích lũy trước tín chỉ ĐH có thể sẽ gây áp lực, lãng phí thời gian, tiền bạc của HS và gia đình mà không đạt được kết quả như mong muốn.

Điều này càng khó khăn hơn nếu trường ĐH muốn thu hút HS của các trường chuyên ở tỉnh, thành khác, dù đó là HS xuất sắc, nổi trội. PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn nhận định: “Do khoảng cách về địa lý, các em khó có thể sắp xếp được thời gian để vừa học chương trình phổ thông vừa về Hà Nội học chương trình ĐH, nhất là với các em cuối cấp. Hiện chúng tôi vẫn đang tìm phương án phù hợp để có thể thực hiện”.

TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng việc cho HS THPT học trước ĐH có thể sẽ trở thành một xu hướng tại VN trong tương lai. Tuy nhiên, cái khó là liệu các em có sắp xếp được thời gian để vào trường học trực tiếp cùng với các anh chị sinh viên chính quy hay không.

NẾU HỌC TRƯỜNG ĐH KHÁC, TÍN CHỈ ĐÃ TÍCH LŨY CÓ CÒN GIÁ TRỊ ?

Một vấn đề nhiều người băn khoăn là nếu một HS đã tích lũy tín chỉ ở một trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, nhưng sau khi tốt nghiệp THPT muốn học Trường ĐH Ngoại thương hoặc một trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM, thì sẽ ra sao?

TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhận định: “Thông thường em nào đã đăng ký học trước thì đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, xác định sau THPT mình sẽ học ngành gì, trường nào. Tuy nhiên cũng sẽ có tình huống các em thay đổi định hướng chọn trường, chọn nghề. Như vậy những tín chỉ đã tích lũy chỉ có giá trị khi các trường có sự đồng bộ trong chương trình đào tạo, có cùng đề cương môn học và có ký kết hợp tác để công nhận lẫn nhau. Để đảm bảo lợi ích cho người học thì việc này là cần thiết”, TS Hạ nêu.

Nhưng để công nhận lẫn nhau không đơn giản. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng tuyển sinh ĐH hiện nay có 2 hướng, một là đầu vào rất chặt chẽ, hai là đầu vào mở. Đồng thời chương trình học, cách kiểm tra đánh giá, chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của các trường hiện nay cũng khác nhau, thì liệu có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường có đầu vào mở, chuẩn đầu ra thấp sang trường có đầu vào chặt chẽ, chuẩn đầu ra cao hơn? “Vì vậy, các trường phải xây dựng chương trình, các môn học có sự đồng bộ, tương đương và học xong được cấp chứng chỉ thì những tín chỉ đó mới có giá trị khi học ở bất cứ đâu”, TS Lê Trường Tùng chia sẻ.

Quy chế cho phép trường chuyển đổi tín chỉ tối đa 50%

PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn đề xuất khi chương trình môn học có nội dung tương đương nhau từ 80% thì nên công nhận lẫn nhau. Bên cạnh đó, để việc công nhận tín chỉ lẫn nhau được thuận lợi thì các trường ĐH cũng nên trao đổi, thống nhất mức học phí đảm bảo yêu cầu của các bên.

Đại diện nhiều trường ĐH cho rằng thế giới đã làm được thì VN trước sau gì cũng phải làm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học. “Hiện nay các quy định, quy chế đào tạo của Bộ GD-ĐT hoàn toàn thuận lợi, cho phép các trường chuyển đổi tín chỉ tối đa là 50%. Vấn đề còn lại là giữa các trường ĐH với nhau”, TS Lê Trường Tùng nhìn nhận.



Source link

Cùng chủ đề

Tết muộn của sinh viên quốc tế

TPO - Đã thành thông lệ mấy năm gần đây, trước khi sinh viên quay trở lại sau kì nghỉ Tết nguyên đán, TS Hà Xuân Linh lại mời sinh viên quốc tế đang theo học tại khoa Quốc tế về nhà quây quần bên mâm cỗ hóa vàng của gia đình.  TPO - Đã thành thông lệ mấy năm gần đây, trước khi sinh viên quay trở lại sau kì nghỉ Tết nguyên đán, TS Hà...

Thay đổi để đi đầu

TP - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thế giới. Với sự đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ, sự sáng tạo không ngừng của đội ngũ giáo viên và tinh thần ham học hỏi của học sinh, sinh viên, nền giáo dục nước nhà đang chuyển mình mạnh mẽ. TP - Trong bối cảnh toàn cầu hóa...

Hiến kế để bình dân học vụ số trở thành nền tảng cho kỉ nguyên mới

TPO - “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục cần phải làm ngay, như yếu tố quan trọng nhằm nâng cao dân trí, tạo nền tảng để bắt đầu kỉ nguyên mới... TPO - “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục cần phải làm ngay, như yếu tố quan trọng nhằm nâng cao dân trí, tạo nền tảng để...

Nữ sinh mang dự án thúc đẩy sự phát triển của thanh thiếu niên ra thế giới

TPO - Đam mê triết học, văn chương, Phạm Bùi Gia Khanh, học sinh lớp 11 (khối 12), trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS Hà Nội) giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học UKMT của Vương quốc Anh và là người sáng lập Dự án Chalk Road (Con đường phấn), một sáng kiến nhằm hỗ trợ học sinh các tỉnh miền núi khó khăn phát triển toàn diện bản thân. TPO - Đam mê triết...

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới nhận bằng Tiến sĩ danh dự ĐHQG Hà Nội

(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân vừa trao bằng Tiến sĩ danh dự của ĐHQGHN cho GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Việc trao bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho GS Klaus Schwab nhằm tri ân những đóng góp to lớn của ông trong việc thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu, đặc biệt trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong...

Bài đọc nhiều

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Nữ sinh Việt biết 3 ngoại ngữ, đỗ đại học tinh hoa nước Mỹ

Hà An chinh phục ngôi trường “tinh hoa nước Mỹ” nhờ thể hiện niềm đam mê kinh tế xuyên suốt bộ hồ sơ cùng điểm học tập tuyệt đối và khả năng nói 3 ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật thành thạo. Phạm Lê Hà An, học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội, mới đây nhận tin trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh sớm của Đại học Cornell. Đây là một trong 8 đại...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 4/2/2025: Thế giới chốt lời, SJC và nhẫn tăng không ngừng

Giá vàng hôm nay 4/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ do hoạt động chốt lời từ một số nhà đầu tư. Vàng nhẫn tăng kỷ lục 1,5 triệu đồng mỗi lượng, lên 89,5 triệu đồng khi chốt phiên hôm qua trong khi vàng miếng SJC tiến sát 90 triệu đồng/lượng. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 20h00 (ngày...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng...

Nữ sinh Việt biết 3 ngoại ngữ, đỗ đại học tinh hoa nước Mỹ

Hà An chinh phục ngôi trường “tinh hoa nước Mỹ” nhờ thể hiện niềm đam mê kinh tế xuyên suốt bộ hồ sơ cùng điểm học tập tuyệt đối và khả năng nói 3 ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật thành thạo. Phạm Lê Hà An, học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội, mới...

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành...

Mới nhất