Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh suy sụp vì bị bắt nạt trên mạng

Học sinh suy sụp vì bị bắt nạt trên mạng


“Việc nói xấu ấy đối với em thật sự làm em rất chán nản và không muốn đi học ở trường, điều đó vẫn xảy ra với em cho đến tận bây giờ”. Đó chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện được tâm sự bởi các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến trên Fanpage có tên “Bắt nạt trực tuyến – chuyện không của riêng ai” được nhiều người quan tâm.

Con số “cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng, đáng lo ngại 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu” được công bố hôm 23.5 vừa qua bởi bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại VN ở hội thảo “Trẻ em trong thế giới số – giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội” càng khiến chúng ta đặc biệt lưu tâm tới vấn đề này. Đặc biệt đang trong dịp nghỉ hè, thời gian trẻ em được nghỉ xả hơi, thời gian sử dụng internet nhiều hơn.

Học sinh suy sụp vì bị bắt nạt trên mạng - Ảnh 1.

Bắt nạt trực tuyến đang là hiện tượng phổ biến trong học sinh, sinh viên

BỊ BẮT NẠT VÌ “THẤY MẶT NÓ CÂNG CÂNG”

“Tôi có một cô bạn chơi thân từ hồi tiểu học. Vào năm chúng tôi học lớp 10, cô ấy đã bị bắt nạt, ở trên trường và cả trên mạng. Mặc dù tôi chơi chung với cô ấy nhưng nhóm bạn bắt nạt ấy không có làm gì tôi, vì từ lúc bạn tôi chưa bị bắt nạt tôi có chơi với nhóm đó. Tôi có hỏi vì sao họ lại bắt nạt cô ấy, họ bảo: “tao thấy mặt nó cứ câng câng nên tao ghét”. Ở trên trường thì họ lườm nguýt, đụng chạm trước kiếm cớ gây chuyện. Có lần họ chụp ảnh cô ấy và đăng lên mạng xã hội, những người trong nhóm đó và cả những người ngoài cuộc không liên quan đều vào cười cợt. Thật sự tôi rất bức xúc nhưng tôi lại không thể làm gì vì nhóm đó chơi với dân anh chị”, đó là tâm sự của một nữ sinh trên một trang tâm sự của những nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến.

Một phụ huynh khác thì giãi bày câu chuyện của con gái mình, năm đó cháu học lớp 9. Luôn là học sinh xuất sắc trong lớp và có ngoại hình xinh xắn, tính cách hồn nhiên, hòa đồng với mọi người, nhưng cháu bị bắt nạt. Một ngày đi học về, chị phát hiện con có những vết xước ở tay, sau đó thu mình lại trong phòng, mặt luôn buồn bã, đáng lo hơn khi cháu nói với mẹ “con không muốn đến trường nữa”. Tâm sự với con, chị mới biết trên lớp cháu bị các bạn nữ có hành vi trêu đùa quá mức, đụng chạm đến thân thể, có lần còn chặn đánh, quay lại cảnh bắt nạt, cắt tóc cháu đăng lên mạng xã hội…

MẶT TRÁI CỦA ẨN DANH

Từng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, N.U.P, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, kể rằng hồi năm nhất, có lần cô và các thành viên chung nhóm cùng xây dựng “kịch bản” nói xấu nhau trên Facebook để thu hút bạn bè vào xem sản phẩm môn học. Dù chỉ đăng thông tin trên trang cá nhân nhưng chỉ vài ngày sau đó, hành động của cả nhóm đã bị công kích ẩn danh bằng những từ ngữ gay gắt, miệt thị trên trang thú tội (confession) có hơn 140.000 lượt theo dõi của trường.

Các hình thức bắt nạt trực tuyến

Theo UNICEF, các hình thức của bắt nạt trực tuyến có thể thường xảy ra là:

Lan truyền những lời nói dối về hoặc đăng những bức ảnh đáng xấu hổ của ai đó trên mạng xã hội;

Gửi tin nhắn hoặc đe dọa gây tổn thương qua các nền tảng kỹ thuật số, mạo danh ai đó và thay mặt họ gửi những thông điệp ác ý cho người khác;

Giả danh ai đó và lấy danh nghĩa của họ gửi những tin nhắn ác ý cho người khác hoặc thông qua tài khoản giả mạo.

UNICEF nhấn mạnh rằng một số trẻ em gặp khó khăn khi chưa thể phân biệt rõ ràng giữa đùa giỡn và bắt nạt trực tuyến. Nhưng nếu bạn cảm thấy khó chịu, tổn thương vì một hành vi trên mạng của ai đó có liên quan đến bạn, và không thể yêu cầu chấm dứt hành vi trên thì rất có thể bạn đang là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.

Thúy Hằng

“Mới đây nhất, chúng tôi cũng bị đem lên “xử trảm” công khai trên confession với lý do tương tự. Cả hai lần đều thu hút đông đảo cư dân mạng dù quen hay lạ đến ủng hộ hoặc bênh vực. Thú thật điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của tôi, vừa buồn vừa hoài nghi điều mình làm có thật sự sai trái thế không. Cảm giác như từ một hành động đùa giỡn với người nhà trở thành tâm điểm của cả thế giới mạng”, P. ví von.

Học sinh suy sụp vì bị bắt nạt trên mạng - Ảnh 3.

Bắt nạt hiện nay không chỉ ngoài đời thật mà còn biểu hiện qua mạng xã hội

Theo nữ sinh viên, trong trường hợp của cô, hành động bắt nạt trực tuyến chỉ xuất phát từ ác ý cá nhân và nhờ confession mà có cơ hội “bùng lửa”. “Tính năng ẩn danh trên mạng xã hội dường như cho phép bất kỳ ai cũng có thể bạo lực mạng người khác nhân danh chính nghĩa”,

P. nhìn nhận. “Đến bây giờ, tôi vẫn không biết người gửi bài chỉ trích là ai và liệu họ có thân thiết với tôi không”, cô bộc bạch.

H.Đ (ngụ Q.7, TP.HCM) thì cho hay vì bất đồng quan điểm với một số bạn cùng lớp hồi lớp 10, cô đã bị thêm vào nhóm chat có mặt những người liên quan để nghe chửi rủa tập thể. Trừ khi con cái chủ động chia sẻ, Đ. nói rất khó để nhà trường và gia đình biết con mình đang bị bắt nạt trực tuyến vì không hề có dấu hiệu vật lý và thủ phạm rất dễ xóa đi bằng chứng, chỉ với vài thao tác trên màn hình.

“Bắt nạt trực tuyến đang là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu. Một bức ảnh trên trang cá nhân Facecbook, một dòng trạng thái đặt tính năng bạn thân trên Instagram hay một dòng nhắn tin với nhau trong Messenger, chỉ cần không phù hợp với quan điểm người nhận thì đều có thể bị “bóc phốt” trên các kênh truyền thông xã hội. Và hậu quả sau đó không chỉ diễn ra trên không gian ảo mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thực”, Đ. nêu quan điểm.

HOẢNG LOẠN VÌ BỊ NHẮN TIN, GỬI ẢNH ĐỒI TRỤY

Chị Nguyễn Thị Song Trà, Trưởng ban tổ chức dự án giáo dục giới tính cho trẻ em S-Project tại các tỉnh thành ở VN, còn nhớ câu chuyện mấy năm trước khi chị đến nói chuyện với các em học sinh trường liên cấp tại Hà Nội về vấn đề xâm hại tình dục.

Cuối buổi, một cô bé lớp 6 đến gặp chị Song Trà và tâm sự câu chuyện khiến bé rất sợ hãi. Vì tò mò và mong có nhiều người bạn mới, bé gái đó đã dùng Facebook. Chưa có nhiều kiến thức sử dụng mạng xã hội, bé gái không đề phòng với những lời mời kết bạn từ người lạ và đã kết bạn, thường xuyên nhắn tin Facebook với một người đàn ông lớn tuổi. Khi đã thân thiết hơn, người đàn ông liên tục gửi cho cô bé những hình ảnh khiêu dâm và ngày nào cũng hỏi thăm “con đi học về chưa”, “hôm nay có bạn nào sờ vào người con không”…

Nhận diện trẻ đang gặp bắt nạt trên mạng

Làm sao để nhận biết một trẻ đang bị bắt nạt trên mạng? Thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, chuyên gia tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho hay trước tiên phụ huynh có thể quan sát việc trẻ có những cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, căng thẳng khi sử dụng mạng xã hội.

Tuy nhiên, không nhiều trường hợp có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề này. Một trẻ khi bị bắt nạt trực tuyến có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến sức khỏe tinh thần. Phụ huynh có thể quan sát 4 yếu tố sau:

Suy nghĩ: trẻ hay có các suy nghĩ lời nói than phiền về việc bị đe dọa, bắt nạt, vu khống, ném đá từ người khác, hay tự đánh giá bản thân thấp kém, tệ hại, xấu hổ…

Cảm xúc: khi có các cảm xúc lo âu, buồn bã, căng thẳng, tức giận kéo dài, đặc biệt mỗi khi sử dụng hoặc đề cập đến mạng xã hội.

Hành vi: trẻ liên tục kiểm tra mạng xã hội hoặc đột ngột ngưng sử dụng mạng xã hội, thiết bị kết nối internet (điện thoại, máy tính…); trẻ thay đổi thói quen ăn uống, giấc ngủ; hành vi tự hại hoặc tự sát.

Các yếu tố liên quan: trẻ thường xuyên trốn học, không chịu đến trường; kết quả học tập giảm sút.

Thúy Hằng

Sau đó, ông này còn gửi hình ảnh tự chụp các phần cơ thể nhạy cảm của mình cho nữ sinh kia và đề nghị cô bé tự chụp ảnh, gửi cho ông. Hoang mang, lo sợ và thấy không bình thường, cô bé hủy hết kết bạn, xóa hết tin nhắn và không dám dùng Facebook.

Theo người sáng lập và trưởng ban tổ chức dự án giáo dục giới tính cho trẻ em S-Project, không chỉ các bạn gái là nạn nhân của xâm hại tình dục qua lời nói, tin nhắn, hình ảnh trực tuyến mà rất nhiều học sinh, thanh thiếu niên nam giới cũng là nạn nhân.

 (còn tiếp) 



Source link

Cùng chủ đề

Malaysia sẽ hình sự hóa hành vi bắt nạt trên mạng sau vụ TikToker tự tử

Quyết định trên được đưa ra hai tuần sau khi một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội TikTok tự tử do bị quấy rối trên mạng và bị đe dọa giết. Theo Bộ trưởng Luật pháp Malaysia, bà Azalina Othman Said, Chính phủ nước này đang soạn...

WHO báo động trẻ em bị bắt nạt trên mạng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27-3 công bố báo cáo phản ánh tình trạng trẻ em bị bắt nạt trên mạng, trong bối cảnh Internet ngày càng phát triển, dễ tiếp cận hơn.Các nhà nghiên cứu phối hợp văn phòng WHO ở châu Âu khảo sát hơn 279.000 trẻ em các độ tuổi 11, 13 và 15 tại 44...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Những mốc thời gian cần nhớ trong kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội

Kỳ thi lớp 10 công lập của Hà Nội bắt đầu ngày 9/6, dự kiến công bố điểm ngày 4/7. Source link

Hà Nội giải bài toán cấm dạy thêm thu tiền thế nào?

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng khi nhiều thầy cô băn khoăn việc cấm dạy thêm có thu tiền và hỗ trợ kinh phí để giáo viên ôn thi học sinh cuối cấp. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá, việc ban hành và áp dụng Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm là cần thiết. "Đây là hoạt động khá phức tạp, phạm vi rộng, nhu cầu của người...

Không công khai thông tin sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận: Còn nhiều băn khoăn

Nhiều người băn khoăn về quy định 'cá nhân, tổ chức không được công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

CHOLIMEX FOOD HOÀ VÀO NIỀM VUI ĐÓN LỄ 30/4 CÙNG CHƯƠNG TRÌNH HUẾ – KINH ĐÔ ẨM THỰC

Chương trình “Huế – Kinh đô ẩm thực” 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/4-02/5 tại Công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP Huế), không chỉ hứa hẹn tạo ra không gian văn hoá ẩm thực đặc sắc mà còn là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động văn hóa – lễ hội...

Đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024

Trong hệ thống y tế, việc xác định đối tượng cần được ưu tiên trong khám chữa bệnh là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính nhân đạo, công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã có những quy định rõ...

Những thông tin cần có trong hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên là hoạt động quan trọng trong chính sách chăm lo toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình khám được diễn ra thuận lợi, chính xác và đúng quy định pháp luật, không thể thiếu bước chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp và từng...

Không in phim chụp chiếu

Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh và bảo vệ môi trường, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã chính thức triển khai việc không in phim sau các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT, MRI…Thay vào đó, bệnh viện áp...

“ĐO NI ĐÓNG GIÀY” CHO TÌNH YÊU THĂNG HOA

Chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời mình, không ít cặp đôi dành nhiều tâm sức để kiếm tìm tín vật tình yêu ưng ý. Bởi nhẫn cưới là biểu tượng đồng hành, chứng nhân của tình yêu và giây phút thiêng liêng giữa hai người. Trong bài viết này, hãy cùng DOJI “đo ni đóng giày”...

Mới nhất