Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh lớp 1 học như "thợ cày", ngày 8-9 tiếng: Chuyện...

Học sinh lớp 1 học như “thợ cày”, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm


“Nhiều gia đình không xem học ngoại ngữ, học lập trình là học thêm”

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền dòng chia sẻ không xác định danh tính về lịch học của học sinh lớp 1.

Nội dung chia sẻ ghi: “Lịch bạn nhà mình học lớp 1: Sáng và chiều đi học trên trường, 4h30 đón về; 5h học luyện chữ đến 7h về; 7h đi học thêm đến 9h30 về; 22h làm bài tập về nhà trên lớp; làm bài tập thêm ở sách nâng cao ngoài đến 0h đi ngủ. 

Nếu đợt nào có kiểm tra, luyện đề cô cho đến 1-2h sáng mới đi ngủ.

Sau 1 năm học: Giải nhất Trạng Nguyên cấp tỉnh; giải nhất Olympic cấp quốc gia; tổng được 4 giải 4 huy chương vàng cấp tỉnh và quốc gia môn tiếng Việt và toán.

Vậy mà chưa là gì so với các bạn trong lớp và trường”.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 1

Hình ảnh về lịch học của học sinh lớp 1 được lan truyền trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).

Cô N.T.H., giáo viên tiểu học tại Hà Nội, nhận định, nội dung chia sẻ này không có độ tin cậy. Lý do cô H. đưa ra là rất hiếm lớp học thêm nào thiết kế thời gian 2 tiếng đồng hồ cho trẻ lớp 1. 

Đồng thời, việc cha mẹ để cho trẻ luyện đề đến 1-2h sáng là điều hi hữu và hiếm gặp.

Tuy nhiên, cô H. thừa nhận, tình trạng trẻ tiểu học ở Hà Nội ra khỏi nhà lúc 7h30 sáng và về nhà lúc 7h30 tối khá phổ biến.

Giảng dạy bậc tiểu học gần 20 năm, cô N.T.H. cho biết, nhiều phụ huynh có quan niệm kép về học thêm. 

“Với không ít cha mẹ, học thêm là học toán, tiếng Việt và các môn học khác trong nhà trường. Còn học các môn ngoài chương trình như ngoại ngữ, lập trình, nhảy múa, mỹ thuật… không phải là học thêm. 

Từ quan niệm đó, họ đăng ký cho con học rất nhiều các khóa học ngoài nhà trường, hoàn toàn không cho rằng những khóa học này cũng lấy mất thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cần thiết của con cái”, cô N.T.H. nhận định.

Cô H. quan sát, nhiều học sinh đến các lớp học ngoại khóa ngay sau giờ tan trường. “Có em học tiếng Anh 2 buổi/tuần, học toán tư duy 1 buổi/tuần, học lập trình 1 buổi/tuần, học bóng rổ 2 buổi/tuần, học đàn 2 buổi/tuần, tổng cộng 8 buổi học ngoại khóa/tuần. Nhưng phụ huynh nói rằng cháu học rất nhàn, không học thêm gì”, cô H. chia sẻ.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 2

Phụ huynh đưa trẻ tựu trường (Ảnh: Nam Anh).

Ở góc độ phụ huynh, chị Hoàng Thị Thanh Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, con chị chỉ học thêm môn duy nhất là tiếng Anh nhưng ngày nào cũng 10h đêm mới đi ngủ.

“1 tuần con tôi có 2 buổi về nhà lúc 7h tối vì học thêm tiếng Anh ở trung tâm, những ngày còn lại về nhà vào 5h chiều. Buổi tối, để làm hết bài tập cô giao, cháu thường mất 1-2 tiếng. Cháu viết chậm và viết sai nhiều, làm tính hay nhầm lẫn.

Vào lớp 1 được gần 1 tháng, hầu như ngày nào cháu cũng học đến 9h30 mới xong bài. Tổng thời gian học ở trường lẫn ở nhà có khi lên đến 8-9 tiếng, như thợ cày.

Mỗi lần nhận tin nhắn của cô giáo nhận xét con viết ẩu, đọc kém là tôi lại áp lực, lại gò con luyện chữ, luyện đọc.

Nhiều gia đình không có khả năng rèn con, phải đưa con đi học thêm, chứ không phải họ mong con thành ông nọ bà kia”, chị Hương nói.

“Không nên cho trẻ tiểu học đi học thêm, nhất là lớp 1”

Đó là lời khuyên của thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B (Vĩnh Phúc). 

Thầy Mạnh nhận định, trẻ chậm viết, chậm đọc, chậm làm toán là điều hoàn toàn bình thường. 

Trong bối cảnh rất nhiều học sinh tham gia lớp tiền tiểu học, biết đọc, viết, tính toán trước khi vào lớp 1, sự khác nhau về kỹ năng, nhận thức giữa các học sinh trong cùng 1 lớp là điều đương nhiên. Giáo viên sẽ dạy theo chương trình chuẩn chứ không dạy theo những gì học sinh đã biết. Do đó, cha mẹ không nên lo lắng.

“Tôi khẳng định, các con chỉ cần học 2 buổi/ngày ở lớp và không đi học thêm ở đâu, đến cuối năm, các con sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán, ngoại trừ các bạn có vấn đề về sức khỏe”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B nhấn mạnh.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 3

Học sinh lớp 1 trong ngày tựu trường tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).

Thầy Đào Chí Mạnh cũng lưu ý, giáo viên nên là người giúp phụ huynh giải tỏa lo lắng thay vì làm họ lo lắng hơn. Trong đó, giáo viên cần thay đổi thói quen cũ để dạy theo hướng phân hóa học sinh, căn cứ trên xuất phát điểm của mỗi em là khác nhau.

Khi dạy học phân hóa, học sinh có xuất phát điểm thấp hơn sẽ nhận được sự hỗ trợ riêng từ giáo viên để đạt các mục tiêu học tập. Do đó, trẻ không cần đi học thêm.

Cô N.T.H. nêu quan điểm, để trẻ không phải đi học thêm, cả thầy cô và cha mẹ đều phải xem trọng thời gian nghỉ ngơi của trẻ.

“Giáo viên cần bình tĩnh trước sự tiến bộ chậm của học sinh, không thúc ép học sinh phải đạt năng lực đồng đều nhau.

Cha mẹ cần bình tĩnh trước sự phát triển của con, không trang bị cùng một lúc quá nhiều kỹ năng, kiến thức. 

Việc học kỹ năng rất tốt, nếu trẻ yêu thích nữa thì không có áp lực. Song đó cũng là cái bẫy tâm lý khiến cha mẹ càng muốn con học nhiều hơn nữa. 

Hệ quả của việc này là trẻ rất ít thời gian ở nhà, ít thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, lâu dần sẽ mất kết nối với gia đình cũng như thế giới xung quanh”, cô H. bày tỏ.

Theo quy định về dạy thêm học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm dạy thêm với học sinh tiểu học. Dự thảo Thông tư mới bỏ nội dung này, thay thế bằng quy định không dạy thêm với học sinh học 2 buổi/ngày.

Như vậy, đối tượng không được tổ chức dạy thêm mở rộng hơn với không chỉ học sinh tiểu học mà còn cả học sinh cấp 2 ở các trường tổ chức dạy học 2 buổi.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/hoc-sinh-lop-1-hoc-nhu-tho-cay-ngay-8-9-tieng-chuyen-khong-hiem-20240923150838984.htm

Cùng chủ đề

Để không bị bắt lỗi ‘dạy thêm trá hình’ trong nhà trường

Ngày 21.1, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sơ kết học kỳ 1 năm học 2024-2025 ở bậc trung học trong đó có lưu ý đến các trường về việc thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, không...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Bạn đọc Thanh Niên nhận xét từ trước đến nay vẫn chưa có một mô hình chuẩn để quản lý dạy thêm, học thêm sao cho hợp tình hợp lý, phần lớn do việc kiểm tra khâu triển khai các quy định trong...

Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

'Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm' là một trong những chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiềm năng đầu tư tại huyện Ân Thi, Hưng Yên

(Dân trí) - Sự phát triển lĩnh vực công nghiệp thu hút chuyên gia, kỹ sư và công nhân về làm việc tại huyện Ân Thi, Hưng Yên, tạo nhu cầu cao nhà ở và dịch vụ, mở ra tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản. Triển vọng phát triển công nghiệp tại Ân ThiHuyện Ân Thi (Hưng Yên), nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với...

Những dự án bất động sản tại Hà Nội dự kiến được mở bán trong năm nay

(Dân trí) - Dự báo trong năm nay, Hà Nội sẽ có 10 dự án được mở bán, đóng góp nguồn cung gần 13.600 căn hộ. Báo cáo thị trường căn hộ Hà Nội năm 2024 của một đơn vị vừa được công bố mới đây cho thấy, tính đến quý IV/2024, với sự ra mắt của nhiều dự án cao cấp, giá bán sơ cấp tại khu vực Hà Nội đã ghi nhận mức tăng khoảng 5% so với...

Tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài trở thành Phó giáo sư trẻ nhất trường

(Dân trí) - TS Dương Hữu Huy, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản là tân Phó giáo sư trẻ nhất Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024. ­ Năm 2024, Trường Đại học Công Thương TPHCM công nhận chức danh Phó giáo sư cho 3 tiến sĩ làm việc tại trường. Trong đó, TS Dương Hữu Huy, tân Phó giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm là người trẻ nhất của trường được bổ...

Ngày Tết của thủ khoa tốt nghiệp: Niềm vui và trăn trở trước hành trình mới

(Dân trí) - Với các thủ khoa tốt nghiệp trường đại học, niềm vui đón xuân càng đặc biệt hơn khi họ vừa gặt hái được thành tích đáng tự hào. Niềm vui ngày Tết của các tân thủ khoaVới danh hiệu thủ khoa, những sinh viên xuất sắc không chỉ mang lại niềm hãnh diện cho bản thân mà còn là niềm tự hào của gia đình.Tết đối với các thủ khoa không chỉ là dịp nghỉ ngơi mà...

Nhà thiết kế Việt vươn tầm quốc tế: Dám “chơi lớn”, nhận kết quả xứng đáng

Năm 2024, ngành thời trang Việt chứng kiến nhiều màn "xuất ngoại" để lại ấn tượng mạnh mẽ.Tháng 10/2024, nhà thiết kế (NTK) Đỗ Mạnh Cường tổ chức show diễn tại Tuần lễ Thời trang Thượng Hải (Trung Quốc) đánh dấu lần thứ 3 đưa thương hiệu riêng vượt khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam.Ở mùa thời trang Xuân - Hè 2025 diễn ra vào tháng 9/2024, NTK Trần Hùng giới thiệu bộ sưu tập lần thứ 13...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân sử dụng giáo viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn

(NLĐO) – Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). ...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

Cùng chuyên mục

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Những lớp học “chạy” ở TP HCM đón đầu kỳ thi tốt nghiệp

(NLĐO)- Bắt nguồn từ mô hình lớp nhằm giải quyết yêu cầu dạy các môn tự chọn, những lớp học "chạy" ở TP HCM ngày càng được nhân rộng ...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Vị thế nhà giáo

Sau gần 20 năm ấp ủ và một quãng thời gian chuẩn bị, năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu tiên được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong phiên thảo luận tại tổ Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: “Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón. Phải làm sao để người thầy đón nhận Luật Nhà giáo thực...

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh sẵn sàng cho con nghỉ học đi chơi vì ‘cuộc đời ngắn ngủi quá’

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao kỷ lục. ...

Mới nhất

Ô tô “chôn chân” giữa trưa nắng

(NLĐO) - Hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau, giao thông ùn ứ kéo dài do điểm thắt cổ chai tại cầu Gianh, CSGT Quảng Bình phải...

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Ông Trump gặp CEO Nvidia, thảo luận về DeepSeek của Trung Quốc

Ngày 31-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp ông Jensen Huang, giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Nvidia, tại Nhà Trắng. ...

4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM – Long Thành, ùn tắc kéo dài

Vụ tai nạn liên hoàn 4 ô tô trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khiến giao thông ùn tắc kéo dài 8km. XEM VIDEO: Hôm nay 1/2 (mùng 4 Tết), vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 ô tô xảy ra trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu...

Doanh nghiệp Việt đừng ngại vào thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ đã trở nên dễ thâm nhập hơn kể từ khi có Hiệp định CPTPP, song khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ khiến đa phần doanh nghiệp Việt vẫn e ngại tiếp cận thị trường này. Đã qua thời khó nhưng nỗi lo vẫn còn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên...

Mới nhất