Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh có nên sử dụng điện thoại khi đến trường?

Học sinh có nên sử dụng điện thoại khi đến trường?


Hiện tượng học sinh dùng điện thoại vẫn tiếp diễn, ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, môi trường sư phạm của lớp, trường. Làm thế nào để quy định này phát huy hiệu quả đang là vấn đề được xã hội quan tâm.

Cấm dùng điện thoại trong giờ học

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong trường học vẫn gặp nhiều bất cập. Ảnh: Công Hùng
Việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại trong trường học vẫn gặp nhiều bất cập. Ảnh: Công Hùng

Để hướng dẫn giáo viên và các nhà trường quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học (trong đó có điện thoại di động) một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, Bộ GD&ĐT có Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020, nêu rõ: “Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học”.

Như vậy, việc sử dụng điện thoại ở trường về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm và học sinh chỉ được sử dụng khi được sự đồng ý của giáo viên và phục vụ mục đích học tập dưới sự quản lý, giám sát của giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh.

 

Tôi không cho con mang điện thoại đến lớp nhưng con nói, gần như cả lớp có điện thoại và mang đi học. Lớp con tôi, giáo viên chủ nhiệm cũng đã có văn bản yêu cầu phụ huynh ký cam kết không cho học sinh sử dụng điện thoại nhưng bất thành. Nếu Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT có quy định chung áp dụng với toàn hệ thống (trừ những tiết học yêu cầu công nghệ), tôi nghĩ sẽ khả thi hơn rất nhiều.

Anh Nguyễn Chí Nghĩa, phụ huynh học sinh tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình), vào đầu giờ sáng, mỗi học sinh sẽ bỏ điện thoại cá nhân vào chiếc hòm quản lý chung của lớp, cán bộ lớp có nhiệm vụ giám sát việc này. Bên cạnh đó còn có thầy cô giám thị thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm; tránh trường hợp học sinh quên hoặc cố tình không cất dẫn đến mất tập trung trong giờ học.

Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) cũng không cho phép học sinh sử dụng điện thoại khi đã vào tiết học. Việc quản lý điện thoại được tiến hành bằng cách thức tương tự, đó là lớp chuẩn bị sẵn một chiếc hộp, học sinh trước khi vào lớp sẽ được nhắc nhở để điện thoại ở chế độ yên lặng và lần lượt bỏ điện thoại vào đó, tránh ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.

“Vì để vào hộp chung sẽ không quản lý và giám sát cụ thể đến từng học sinh nên sau khi xin ý kiến phụ huynh, lớp tôi đã đóng một giá gỗ đặt gần khu vực bàn giáo viên. Trước khi vào lớp, học sinh được nhắc nhở và tự mang điện thoại lên đó để. Các ngăn lộ thiên kèm tên học sinh ở từng ngăn nên nếu ngăn nào còn trống, nghĩa là học sinh hoặc là không mang điện thoại đến lớp, hoặc là có mang nhưng chưa để vào chỗ quy định; khi đó cán sự lớp dễ dàng nhắc nhở từng cá nhân, yêu cầu thực hiện đúng quy định”, cô Nguyễn Ngọc Linh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) chia sẻ.

Còn theo Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa) Nguyễn Cao Cường, khi đến trường, học sinh không được dùng điện thoại trong lớp khi chưa được phép của giáo viên. Trường hợp học sinh mang điện thoại đến trường, điện thoại của học sinh được quản lý ở hộp cất điện thoại di động vào đầu mỗi buổi học và trả lại khi buổi học kết thúc.

Cần thống nhất cách làm

Để triệt để cấm học sinh không sử dụng điện thoại trong giờ học, có trường học tại Hà Nội ra quy định cấm học sinh mang điện thoại đến trường. Theo đó, trong trường hợp học sinh có việc đột xuất cần liên hệ với gia đình hoặc ngược lại, sẽ thông qua bộ phận văn phòng trường bằng hình thức gọi điện hoặc đến trực tiếp.

Tuy nhiên, với những em trót mang điện thoại đi học, các lớp cũng có bộ phận bảo quản điện thoại cho học sinh. “Quan điểm của trường, dứt khoát học sinh phải tắt máy trước khi vào trường và chỉ được mở máy sau khi tan học”, đại diện đơn vị này cho biết.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, cô Nguyễn Thu An, giáo viên tại một trường THCS thuộc quận Thanh Xuân cho rằng, trong nhiều tiết học hiện nay cần tương tác và thực hành nên giáo viên cho phép học sinh dùng thiết bị thông minh; tuy nhiên các tiết học này có kế hoạch và đều được thông báo trước để cả học sinh và phụ huynh nắm được, chuẩn bị. Do vậy, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường là cần thiết; thậm chí cần đưa ra cách làm cụ thể kèm hình thức xử lý để các trường thống nhất trong thực hiện.

“Nguyên tắc dạy học là tạo chú ý cho học sinh. Nếu học sinh không tập trung sẽ khó hoàn thành được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra; bởi vậy việc đưa ra quy định cấm sử dụng điện thoại trong tiết học là vô cùng cần thiết”, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình) bày tỏ quan điểm.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, chỉ nên yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong giờ học, còn không nên cấm học sinh mang điện thoại đến trường; thậm chí không nên cấm học sinh dùng điện thoại khi ra chơi vì điều đó không gây ảnh hưởng đến tiết học; hơn nữa, việc sử dụng điện thoại để giải trí trong giờ giải lao không phải là việc xấu.

“Việc cấm học sinh không sử dụng điện thoại trong giờ học chủ yếu để rèn nhận thức, ý thức, hướng đến tinh thần tự giác của học sinh. Trường hợp học sinh vi phạm, không nên áp dụng những biện pháp xử lý cứng nhắc mà cần linh hoạt, phối hợp với gia đình trong giáo dục các em, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) Vũ Đình Hà bày tỏ.

Ở góc nhìn khác, Hiệu trưởng một trường THPT ở ngoại thành Hà Nội cho rằng, việc học sinh mang điện thoại đến trường vừa tiềm ẩn nhiều yếu tố liên quan công tác quản lý, vừa dẫn đến giảm chất lượng giáo dục. Do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt, sự hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ GD&ĐT, từ đó chỉ đạo xuống các Sở GD&ĐT và các nhà trường thay vì chỉ nhắc đến chung chung trong Thông tư như hiện nay.

Không ai phủ nhận tác dụng của điện thoại và công nghệ trong cuộc sống cũng như trong học tập, nhưng rõ ràng, điện thoại di động đang lấy đi của học sinh quá nhiều thời gian; gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em. Đã đến lúc cần một giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và rõ ràng hơn để giảm thiểu tác động tiêu cực của điện thoại di động đến học sinh mỗi ngày đến lớp.

 

Mới đây Bộ Giáo dục nước Anh yêu cầu các hiệu trưởng kiên quyết cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt thời gian ở trường, bao gồm giờ ra chơi, để các em tập trung vào việc học. Theo tờ The Guardian, chỉ đạo mới của Bộ Giáo dục Anh đưa ra các hướng dẫn cho các trường để kiên quyết cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường như học sinh chỉ được phép dùng điện thoại trước khi đến và sau khi rời khỏi trường; yêu cầu học sinh để điện thoại ở nhà; giao điện thoại cho nhà trường cất giữ hoặc để trong tủ khóa khi đến trường… Học sinh vi phạm có thể bị tịch thu điện thoại. Giáo viên cũng không sử dụng điện thoại trong trường học trừ trường hợp cần thiết phục vụ công việc. Tương tự, tại nhiều quốc gia như Pháp, Hà Lan, Hy Lạp, Trung Quốc…, cũng cấm điện thoại di động trên toàn quốc tại các trường học.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hoc-sinh-co-nen-su-dung-dien-thoai-khi-den-truong.html

Cùng chủ đề

Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh theo 4 phương thức

TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu. TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu. Các phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển có sử dụng kết quả học tập THPT khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường....

Nhiều học sinh trường huyện đoạt giải cao học sinh giỏi quốc gia

Hàng loạt trường huyện nằm ở vùng sâu, vùng xa nhưng có nhiều học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia. Thậm chí còn đoạt giải cao nhất tỉnh. Đáng chú ý trong số này là Trường THCS-THPT Đông Du (Đắk Lắk) khi...

Xu hướng trái ngược của hai miền Nam – Bắc từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia

Hầu hết học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia ở các tỉnh phía Bắc đến từ trường chuyên. Ở phía Nam, học sinh trường thường đạt giải không ít. Trong số 63 tỉnh thành, có 18 tỉnh hoàn toàn không có học...

Thêm 2 trường đại học tại TPHCM công bố đề án tuyển sinh và học bổng ‘khủng’ cho sinh viên

TPO - Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM công bố chính sách học bổng và đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến ngay từ tháng 1/2025 sẽ mở cổng để thí sinh đăng ký. TPO - Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM công bố chính sách học bổng và đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến ngay từ tháng...

Bộ GDĐT đề nghị sớm công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba kỳ thi vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam Định gặp mặt kiều bào dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi-Nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/1, tại TP Nam Định, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt 125 kiều bào là người Nam Định đang sinh sống ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới về thăm quê hương, đón Tết. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, tại Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 24/1/2025, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hồ Văn Hà, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở...

Các giải pháp cấp bách xử lý ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 2/CT-TTg ngày 24/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông. Nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông, thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa...

Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Kinhtedothi - Phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung, hoạt động theo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả. Việt Nam hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Mới nhất

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội....

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Mới nhất