Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi'

‘Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi’


Có phần không đồng tình với đề xuất Bộ GD&ĐT đưa ra, cô Nguyễn Thị Hoài An, giáo viên một trường THCS tư thục ở Cầu Giấy, Hà Nội băn khoăn vì sao cứ phải đưa ra lý do sợ học sinh học tủ, học lệch để không cố định môn thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thật ra chương trình học hiện nay quá nặng, không cần thiết, áp lực phải đạt (chứ chưa phải giỏi) tất cả các môn, khiến nhiều học sinh căng thẳng và sợ thi cử.

Học lệch, tại sao không?

“Phần lớn học sinh xưa nay có tư duy đối phó, học là phải thi, còn không thi thì sẽ không học. Đây mới là nguyên nhân sâu xa nhất của việc học lệch, học tủ”, cô An nói.

Nhiều người đồng tình với quan điểm học sinh không nhất thiết phải giỏi đều các môn. (Ảnh minh hoạ)

Nhiều người đồng tình với quan điểm học sinh không nhất thiết phải giỏi đều các môn. (Ảnh minh hoạ)

Có kinh nghiệm hơn 11 năm học ở Pháp từ bậc THCS, THPT đến hết đại học, cô An cho biết, hệ thống giáo dục ở Pháp định hướng phân luồng mạnh mẽ khi chuyển từ THCS lên THPT. Học sinh sẽ được chọn học theo các seri khác nhau phù hợp với khả năng của bản thân. Dĩ nhiên sẽ có các kỳ thi khác nhau tùy theo seri học sinh đăng kí, tất cả đều được lên lớp, đi học theo lựa chọn, không có chuyện môn thi kiểu đồng phục như ở Việt Nam.

Không chỉ ở Pháp mà hầu hết các nước châu Âu đều đang áp dụng cách học, cách thi cử này, coi học sinh là trung tâm, cho các em quyền lựa chọn phù hợp với bản thân.

Các nhà hoạch định giáo dục cần hiểu rõ rằng: “Học sinh không phải siêu nhân, không ai có thể học giỏi được tất cả các môn, giỏi một môn cũng là giỏi, dù bất kể môn đó có là gì đều được nhà trường, thầy cô coi trọng và khuyến khích theo đuổi”.

Với kinh nghiệm 6 năm dạy học ở Việt Nam, cô An nhận thấy, dù ở trường công lập hay tư thục, học sinh vẫn đang có tâm thế học để vượt qua kỳ thi và quên đi những đam mê thực sự phù hợp với bản thân. Các em biến thành thợ cày chính hiệu, học từ 7h sáng đến 10h đêm với đủ các lớp học thêm, học chính. 

“Một sự thật cay đắng rằng, hằng đẳng thức đáng nhớ ở bậc phổ thông không giúp một nhà thiết kế thời trang, hay bác sĩ giỏi hơn khi đi làm. Ở bậc phổ thông, bạn có giỏi tính toán tới đâu thì lên đại học, ra đời đi làm sẽ không được áp dụng”, nữ giáo viên thẳng thắn. Mỗi ngành thì cũng chỉ áp dụng và phát triển tiếp được vài môn, thế lúc đó có phải là học lệch không? Và nếu đó là bậc đại học học lệch, thì tại sao lại sợ học sinh phổ thông học lệch.

Việc người Việt vẫn giữ quan niệm Toán, Lý, Hóa hay Toán, Văn, Anh là những môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay là có phần lệch lạc. Chính quan niệm đó dẫn đến thực trạng học sinh phổ thông hay coi thường các môn học khác, coi đó chỉ làm môn phụ, dù thực tế chúng cũng quan trọng không kém như Đạo đức, Văn học, Thể dục.

Điều đó vô tình gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các môn học, các giáo viên bộ môn, đồng thời làm phát sinh một số lượng không nhỏ những giáo viên luyện thi – mầm mống của nhiều tiêu cực trong giáo dục.

“Tôi cho rằng, cần cải cách mạnh mẽ nền giáo dục, sao cho giảm lượng kiến thức giải Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh cho học sinh phổ thông. Thay vào đó, chúng ta cần tăng khả năng ứng dụng thực tế, thực hành, đồng thời tăng lượng kiến thức về xã hội cho các em”, cô đề xuất.

Chuyện tổ chức thi lớp 10, thi đại học cũng vậy, nên nghiên cứu lại cách ra đề, bởi hiện nay học sinh ở bậc phổ thông vẫn chủ yếu đầu tư cho Toán, Văn, Anh nhằm mục đích đạt điểm thi cao, chứ không phải xuất phát từ niềm yêu thích, đam mê.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Hệ thống trường quốc tế Á Châu (TP.HCM) cho rằng, áp lực học lệch đôi khi đến từ phụ huynh. “Tâm lý so sánh ‘con nhà người ta’ khiến nhiều phụ huynh tạo áp lực cho chính con mình, muốn con mình phải giỏi tất cả các môn mà không biết khả năng của con mình là gì”, ông nói.

Theo ông Tư, nhiều phụ huynh thấy “con nhà người ta” được 10 điểm môn Toán trong khi con mình 7-8 điểm là lại càm ràm, mà không để ý rằng con được điểm 10 môn Âm nhạc, môn Cong nghệ, Khoa học. 

“Vì thế, cha mẹ cho con đi học thêm đến 21-22h đêm để đạt được mong muốn đó, mà không hề biết rằng mỗi đứa trẻ có thế mạnh nhất định. Nhìn ra điểm mạnh của con, khai thác cá tính, tạo điều kiện cho con phát triển thế mạnh là điều còn thiếu ở phụ huynh”, ông Tư nhấn mạnh.

Giỏi một môn cũng là giỏi

Nếu Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 năm 2024, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kỳ và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “tốt, khá, đạt, chưa đạt”.

'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi' - 2

Giải thích về việc này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT từng cho biết, quy định này thể hiện quan điểm coi các môn học công bằng như nhau, không có môn nào là môn chính hay môn phụ, không phải cứ giỏi Toán, Văn mới là học sinh giỏi.

Thông tư 22 cũng bỏ việc tính một điểm số trung bình chung cho tất cả các môn như quy định hiện hành, do đó sẽ không có tình trạng môn học này có thể gánh điểm cho môn học kia để dẫn đến học lệch.

Việc các môn học được coi trọng như nhau cũng giúp học sinh có thể thỏa sức phát huy hết khả năng của mình ở môn học mà các em có năng khiếu, theo sở thích riêng và được nhìn nhận, đánh giá công bằng.

Từ đó, khi chuyển từ bậc THCS lên THPT, tính phân hoá, hướng nghiệp cao hơn, học sinh sẽ có thiên hướng học nhiều hơn, tốt hơn ở các môn phù hợp với tố chất và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Điều này thể hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục hướng tới cá nhân hóa, để các em có thể phát huy hết năng lực của mình ở mọi lĩnh vực và được đánh giá công bằng như nhau.

Qua đó có thể thấy, ngay trong cách đánh giá, xếp loại học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã áp dụng quy chuẩn đánh giá xếp loại mới để học sinh phát huy hết khả năng cá nhân, giỏi một môn cũng được coi là giỏi, không nhất thiết chỉ chăm chăm các môn chính như trước đây. Liệu quy định này có thiếu đồng nhất với phát ngôn của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng mới đây khi lo ngại học sinh sẽ học lệch nếu quy định môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học tới, nên đưa ra phương án bốc thăm.

Minh Khôi



Nguồn: https://vtcnews.vn/hoc-sinh-chi-can-gioi-the-duc-cung-la-gioi-ar900874.html

Cùng chủ đề

Ngoại ngữ dự kiến là môn thi thứ ba vào lớp 10, phụ huynh và học sinh Đà Nẵng hào hứng

Dù chưa có công bố chính thức, ngoại ngữ được dự kiến là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập Đà Nẵng năm học 2025-2026. Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông...

Sẵn sàng với môn thi thứ ba

Tới thời điểm này, cả nước đã có 10 tỉnh, thành công bố môn thứ ba thi vào lớp 10 năm nay, chủ yếu đều chọn môn Ngoại ngữ. Điều này nằm trong dự đoán của nhiều người. Mới đây,...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Đa số chọn Tiếng Anh

TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD&ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp...

Thêm 2 địa phương chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10

Thái Bình và Hải Phòng vừa công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới, Hải Phòng chọn Ngoại ngữ là môn thi thứ ba. Thí sinh được chọn một trong các ngôn ngữ sau để dự thi: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung.Hình thức thi môn ngoại ngữ là trắc nghiệm trong thời gian 60 phút.Tương tự, Thái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyển thủ Việt Nam được trọng dụng ở Hàn Quốc

Sau khi Trần Thị Thanh Thúy chia tay đội bóng Indonesia, bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn còn một ngôi sao đang thi đấu tại nước ngoài. Đó là Trần Thị Bích Thủy, phụ công vừa gia nhập câu lạc bộ GS Caltex Seoul (Hàn Quốc) cuối tháng 12/2024. Vận động viên sinh năm 2000 thể hiện tốt trong những trận đầu tiên và dần nhận được sự tin tưởng.Huấn luyện viên Lee Young-taek của GS Caltex Seoul...

Sang Thái Lan thi đấu, toàn bộ xe đạp của đội tuyển Việt Nam cháy rụi

Khoảng 30 chiếc xe đua chuyên dụng của đội tuyển xe đạp Việt Nam cháy rụi trên đường vận chuyển về địa điểm thi đấu tại Thái Lan. Liên đoàn xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam xác nhận thông tin này. Chiếc xe vận chuyển gặp tai nạn - dẫn đến thiệt hại toàn bộ trang thiết bị thi đấu của đội tuyển Việt Nam - là phương tiện do ban tổ chức bố trí...

Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Khởi đầu đầy hứa hẹn ở giải Ngoại Hạng Anh trong màu áo Aston Villa khi mới 21 tuổi, tiền đạo Jhon Duran bất ngờ chuyển sang Al Nassr làm đồng đội với Cristiano Ronaldo. Lời đề nghị với giá chuyển nhượng khoảng 80 triệu euro (hơn 2 nghìn tỷ đồng), mức lương tăng gấp 5 lần khiến cả Aston Villa và Jhon Duran không thể từ chối.Cụ thể, khi chuyển sang Ả Rập Xê Út thi đấu,...

Giáo viên có được dạy thêm ở nhiều trung tâm cùng lúc?

Hoạt động dạy thêm giúp giáo viên cải thiện nguồn thu nhập mỗi tháng, nhÆ°ng dạy thêm thế nào là đúng quy định luôn là vấn đề được thầy cô quan tâm. Việc cấm hay không cấm giáo viên dạy thêm ở nhiều trung tâm khác nhau là băn khoăn của nhiều thầy cô.Giáo viên được phép dạy thêm ở nhiều trung tâm cùng lúc?Điều 6, Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành quy định, giáo viên muốn tham...

Cú đá ăn may làm cao thủ Vịnh Xuân sấp mặt, mất trí nhớ tạm thời

Cuối tháng 1/2025, người hâm mộ MMA (võ thuật tổng hợp) tiếc nuối khi tay đấm lừng danh Tony Ferguson chính thức rời khỏi đấu trường UFC danh giá. Việc không được gia hạn hợp đồng và "bật bãi" khỏi sàn đấu hàng đầu thế giới là cột mốc báo hiệu sự nghiệp đỉnh cao của võ sĩ 40 tuổi đi đến đoạn kết.Tony Ferguson được biết đến một trong những võ sĩ đẳng cấp cao hiếm hoi...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư mong điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm

"Tôi cũng là viên chức Thủ Đô nhưng không được hưởng chế độ Nghị quyết 46 của HĐND Thành Phố như các viên chức khác, tôi thấy bất công quá", một giáo viên bày tỏ. ...

Cùng chuyên mục

Cựu sinh viên Bách khoa TP.HCM chi tiền tỉ hỗ trợ sinh viên vay không lãi

Ban đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục triển khai chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí. ...

Vì sao hơn 150 học sinh tiểu học sau Tết Nguyên đán chưa thể đến trường

TPO - Chỉ vì phụ huynh phản đối việc chuyển từ điểm trường lẻ về trường chính mà hơn 150 học sinh Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) kể từ sau Tết Nguyên đán vẫn chưa thể đến trường. TPO - Chỉ vì phụ huynh phản đối việc chuyển từ điểm trường lẻ về trường chính mà hơn 150 học sinh Trường Tiểu học số 1...

Phương thức xét học bạ tăng tỷ lệ cạnh tranh

Trong khi nhiều trường giảm chỉ tiêu, thậm chí bỏ phương thức xét học bạ thì năm 2025 cũng có nhiều trường đại học dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức này. Đây cũng là một trong những phương thức xét tuyển được thí sinh quan tâm. ...

TP.HCM thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 6 và 7-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản công bố thời gian thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 là ngày 6 và 7-6. Theo văn bản trên, ngày thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 ở TP.HCM là...

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực số cho người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực số cho người học, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025. ...

Mới nhất

Cựu sinh viên Bách khoa TP.HCM chi tiền tỉ hỗ trợ sinh viên vay không lãi

Ban đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục triển khai chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất dành cho sinh viên đóng học phí. ...

Từ tuyến bài của Tuổi Trẻ, Sở Y tế TP.HCM xử phạt 2 cơ sở tư vấn dịch vụ lựa chọn giới tính thai...

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa công bố quyết định xử phạt, trong đó có hai cơ sở tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi do báo Tuổi Trẻ phản ánh trước đó. ...

Nga phản hồi việc ông Trump nói BRICS muốn có đồng tiền riêng, Mỹ sẽ mua lại TikTok? Đầu tàu châu Âu gây bất...

Các nhà đầu tư hàng đầu đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái toàn cầu, Nga nói BRICS không có ý định tạo ra đồng tiền riêng, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, châu Âu "ngắm bắn" các nền tảng thương mại điện tử đang "làm mưa làm gió"… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Đầu năm mua phân bón Supe Lâm Thao, nhiều khách hàng bất ngờ trúng vàng SJC

Vừa qua, tại Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang (nhà phân phối của Supe Lâm Thao tại tỉnh Bắc Giang), Công ty CP Supe Phốt phát...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Mới nhất