Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc môn sử theo cách rất khác

Học môn sử theo cách rất khác


KHÔNG CÒN CẢNH THẦY GIẢNG TRÊN BẢNG, TRÒ NGỒI DƯỚI NGHE

Làm dự án, thiết kế mô hình, diễn kịch… là những cách dạy sử sáng tạo được thầy cô nhiều trường THPT tại TP.HCM áp dụng nhằm khơi gợi sự hứng thú, nâng cao kỹ năng cứng, mềm cho học sinh (HS).

Dạy lịch sử theo dự án là sáng kiến của thầy trò 9 trường THPT cụm 1 (Q.1, Q.3, TP.HCM). Trong buổi báo cáo dự án lịch sử Vietnam Heroic Legacy (Việt Nam anh hùng) vừa qua diễn ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), HS được khoác lên mình trang phục thời xưa và tái hiện giai thoại lịch sử gắn liền với từng anh hùng dân tộc. Qua dự án này, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, hy vọng HS sẽ thấy lịch sử VN hấp dẫn và đa sắc màu, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu sử nhờ phương pháp giảng dạy mới.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 1.

Một tiết mục sân khấu hóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP.HCM) trong dự án lịch sử Việt Nam anh hùng

Ngoài tiết mục văn nghệ, buổi báo cáo còn bố trí không gian trưng bày mô hình “handmade” sinh động. Trong đó, thầy trò Trường THPT năng khiếu thể dục thể thao (Q.1) đã mang đến những mô hình sa bàn “gói ghém” kiến thức, thể hiện tài năng thiết kế của HS. “Không còn thầy giảng trên bảng, trò ngồi dưới nghe, HS giờ đây có thể “bước ra ngoài” để hòa mình vào dòng chảy lịch sử”, thầy Lê Văn Tấn, giáo viên bộ môn lịch sử Trường THPT năng khiếu thể dục thể thao, bày tỏ.

Xuất phát từ mong muốn HS khắc sâu kiến thức, cô Nguyễn Thị Hà Diễm, giáo viên Trường THPT Hùng Vương (Q.5), đã yêu cầu HS thiết kế lịch để bàn theo chủ đề từng bài. Chẳng hạn, với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca bất hủ” thuộc chương trình lịch sử 12, HS sẽ làm lịch về các mốc thời gian trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mỹ của Quân đội nhân dân VN.

Ở tiết dạy khác, cô Diễm cập nhật xu hướng đan len của giới trẻ, khuyến khích HS đan móc khóa hình mũ tai bèo, chú bộ đội… Theo cô, việc tự mày mò để tạo ra vật dụng ý nghĩa như vậy sẽ giúp các em thích thú với bài học hơn.

Đề cao sức sáng tạo của học trò, thầy Chế Anh Thiện, giáo viên Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh), đã cho các em lên kịch bản, thuê hoặc tự thiết kế trang phục để diễn kịch. Sau mỗi vở diễn, thầy sẽ nhận xét và khái quát nội dung bài học. “Khi lịch sử trở thành môn bắt buộc và vị thế được nâng cao, trách nhiệm của giáo viên trong việc đầu tư, sáng tạo phải lớn hơn để HS hào hứng học tập”, thầy Thiện chia sẻ.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 2.

Các sản phẩm của học sinh từ việc học môn sử

KHÔNG CÒN LÀ MÔN HỌC “KHÔ KHAN”

Góp mặt trong tiết mục về Bác Hồ vào ngày diễn ra buổi báo cáo tại Trường THPT Lê Quý Đôn vào tháng 11 năm nay, Trần Huỳnh Minh Vy và Phan Thanh Hương (đều là HS lớp 12 Trường THPT Marie Curie, Q.3) chia sẻ: “Tái hiện lịch sử trực quan là cách học thú vị, giúp chúng em chủ động tìm tòi kiến thức và “nhớ vanh vách” dữ liệu, thay vì học thuộc lòng một cách máy móc”.

Trước đây, lịch sử đối với Vũ Phương Linh (HS lớp 11 Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội) là môn khô khan với những mốc thời gian khó nhớ. Từ khi tiếp cận kiến thức theo cách mới là làm mô hình, thuyết trình, thiết kế poster và diễn kịch, cảm nhận của Linh và các bạn trong lớp về môn học đã thay đổi. Linh cho biết các hoạt động sáng tạo thường áp dụng cho tiết dự giờ hoặc thay thế bài kiểm tra 15 phút trên giấy. Nhờ vậy, tinh thần học tập và điểm số của HS đều được cải thiện.

ĐỂ HỌC SINH KHÔNG BỊ “NGỘP” TRƯỚC SỰ ĐỔI MỚI

Tuy nhiên, điều duy nhất khiến nhiều HS như Linh băn khoăn là làm sao để không “ngộp” với sự đổi mới. Chẳng hạn, Phương Linh thường cần 2 – 3 ngày để hoàn thành bài thuyết trình bằng PowerPoint. Nếu là hoạt động thiết kế sản phẩm, thời gian bỏ ra sẽ tăng gấp đôi. Có những ngày, các môn học đồng loạt kiểm tra, yêu cầu thuyết trình hoặc làm sản phẩm khiến Linh “vắt chân lên cổ mà chạy”. “Sáng tạo cách học mới cũng hay, nhưng em chỉ muốn làm lúc rảnh để còn phân bổ thời gian cho các môn khác”, Linh bày tỏ.

Hiểu điều này, cô Diễm đề xuất giáo viên không nên lạm dụng việc làm sản phẩm mà phải cân nhắc các yếu tố như mục đích, nội dung bài học, chi phí, khả năng hoàn thành của HS… Đồng quan điểm, thầy Thiện cho rằng giáo viên cần lên kế hoạch chi tiết trước mỗi tiết học, bao gồm phân công nhiệm vụ hợp lý và định hướng kiến thức cho các em.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 3.

Mô hình của học sinh cho bài học môn sử

Sau cùng, dù dạy học theo cách nào, các thầy cô nhận thấy mấu chốt vấn đề là thông qua môn lịch sử để giáo dục phẩm chất, tư tưởng học trò. Cụ thể, giáo viên phải định hướng đúng đắn, thổi hồn vào mỗi bài giảng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ lãnh thổ.

Về phía HS, thầy cô khuyến khích các em không chỉ học gói gọn trong tiết 45 phút mà cần kết hợp đọc thêm sách báo, tư liệu bên ngoài hay tham quan thực tế các di tích lịch sử để chủ động khơi gợi cảm hứng học tập, hoàn toàn “đắm mình” vào môn sử.



Source link

Cùng chủ đề

Ai là nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam?

Bà là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam bảo vệ thành công luận án tiến sÄ© quốc gia về Toán học ở Paris (Pháp). Người được nhắc đến chính là giáo sư, tiến sĩ khoa học, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính.Nữ giáo sư Hoàng Xuân Sính sinh ngày 5/9/1933, quê làng Cót, Từ Liêm (nay là phường Yên Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội). Sinh ra ở thời kì đất nước còn chiến tranh và nhiều khó khăn,...

Thạc sỹ Vật lý đầu tiên của Việt Nam từng từ chối làm Bộ trưởng Giáo dục

Từng được Bác Hồ giao chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục nhưng thạc sÄ© Vật lý đầu tiên cá»§a Việt Nam từ chối, sau đó tiến cá»­ GS.TS Nguyễn Văn Huyên. Ông là vị giáo sư hàng đầu Việt Nam một thời - Ngụy Như Kon Tum (1913 - 1991).GS Ngụy Như Kon Tum người gốc Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại Kon Tum. Bố là cụ Ngụy Như Bích - chủ sự bưu điện, thầy thuốc có tiếng,...

Bút tích đặc biệt trên lá cờ giải phóng cắm nóc Sở chỉ huy địch Chiến dịch Tây Nguyên

Lá cờ giải phóng được cắm trên nóc Sở Chỉ huy địch trong Chiến dịch Tây Nguyên 1975 là ká»· vật thiêng liêng, niềm tá»± hào sâu sắc cá»§a lịch sá»­ nước nhà. 50 năm về trước, trong đội hình của Đại đoàn 316, Trung đoàn 98 (khi ấy mang phiên hiệu Trung đoàn 149 - Đoàn Bắc Thái) khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào được lệnh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch...

Danh y nào được hoàng đế Trung Hoa phong đại y thiền sư?

Không chỉ nổi danh ở Việt Nam, vị này còn trị khỏi bệnh cho hoàng hậu Trung Hoa, được vua nước bạn phong làm đại y thiền sư. Ông chính là đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh (tên thật Nguyễn Bá Tĩnh) người làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, cậu bé Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy (Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Trường đại học đăng danh sách sinh viên nợ học phí, có trường hợp chỉ nợ 10.000 đồng

Sinh viên nợ 10.000 đồng, sinh viên mồ côi nợ phí vệ sinh vẫn bị nêu tênTheo danh sách sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí (học kỳ 1 năm học 2023-2024) phòng tài vụ Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố có thông tin chi tiết (họ tên sinh viên, mã số sinh viên, lớp, môn...

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc gia tổ chức tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT năm học 2024-2025 do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng với UBND TP.HCM tổ chức sẽ diễn ra tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng. ...

Vụ cô giáo tiểu học ‘tố’ bị hai cha con lôi ra sân trường: Kiểm điểm 2 cô giáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã yêu cầu hai cô giáo ở Trường tiểu học Vĩnh Phước 1 viết kiểm điểm liên quan đến mâu thuẫn trong vay mượn tiền, dẫn đến những sự việc không hay. Ngày...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất