Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc 2 buổi có vi phạm quy định dạy thêm, học thêm?

Học 2 buổi có vi phạm quy định dạy thêm, học thêm?

Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2. Các trường đang tìm cách minh bạch hóa vấn đề này, đồng thời tổ chức dạy học phù hợp thực tế, tránh tình trạng dạy thêm trá hình trong nhà trường.

QUY ĐỊNH CHỒNG CHÉO

Ghi nhận tại TP.HCM cho thấy hiện nay, nhiều trường THCS, THPT chủ yếu ở khu vực trung tâm tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được phép thu tiền và mức thu được HĐND TP.HCM quy định theo nghị quyết của từng năm học. Chính vì vậy, khi rà soát việc dạy học 2 buổi/ngày, đối chiếu với Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, lãnh đạo các trường nhận xét có những nội dung chồng chéo nhau.

Học 2 buổi có vi phạm quy định dạy thêm, học thêm?- Ảnh 1.

Hầu hết trường phổ thông tại các thành phố lớn đều thực hiện dạy học buổi 2 từ nhiều năm nay

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Để thực hiện theo đúng thông tư thì các trường chuyển hết sang dạy 1 buổi/ngày. Còn nếu tổ chức dạy 2 buổi/ngày như trước nay (được phép thu tiền) thì phải xây dựng lại kế hoạch tổ chức hoạt động trong nhà trường với điều kiện phụ huynh đồng thuận đăng ký cho con em tham gia tự nguyện.

Ông Nguyễn Công Phúc Khánh, Hiệu phó Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.HCM), cho hay: “Quy định chưa phù hợp với thực tế ở đô thị. Theo đó, tại những khu vực này, nhu cầu cho con em học 2 buổi/ngày và bán trú là cực lớn trong khi chương trình giáo dục của bậc trung học không bắt buộc dạy 2 buổi/ngày. Cho nên nếu ngừng không tổ chức dạy 2 buổi thì áp lực rất lớn với phụ huynh học sinh (HS) khi con em học một buổi rồi về nhà. Còn nếu tổ chức thì nhà trường không có ngân sách trả cho giáo viên (GV)”.

Từ năm 2010 đến nay, việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày vẫn được các trường áp dụng theo Công văn 7291 của Bộ GD-ĐT, được thu phí. Đến nay chưa có bất cứ văn bản nào thông báo công văn này hết hiệu lực.

Theo Công văn 7291, hình thức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày gồm các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng, cụ thể như sau: Tổ chức các hoạt động giáo dục theo nhóm năng khiếu, sở thích, mỗi nhóm có thể bao gồm HS từ các lớp khác nhau; phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức trên cơ sở nắm chắc chất lượng HS, GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn lập danh sách HS theo nhóm học lực yếu kém hoặc HS giỏi của từng môn học, báo cáo hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp, phân công GV phụ đạo HS yếu kém hoặc bồi dưỡng HS giỏi; dạy học tự chọn căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, tổ chức HS có cùng nguyện vọng, nhu cầu học tập các môn tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường thành các lớp học tự chọn. HS lớp tự chọn có cùng nguyện vọng học ngoại ngữ 2, giáo dục nghề phổ thông, tin học có thể cùng hoặc không cùng khối, lớp. HS các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu tổ chức thành lớp, nhóm học tập.

Trong khi đó, khoản 1, điều 5 Thông tư 29 quy định việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của HS và chỉ dành cho các đối tượng HS đăng ký học thêm theo từng môn như sau: HS có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi; HS lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đối chiếu với Thông tư 29 thì từ ngày 14.2 các nhà trường không được thu tiền khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với những HS diện phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức theo Công văn 7291.

RÀ SOÁT DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY ĐỂ KHÔNG DẠY THÊM TRÁ HÌNH

Từ những rà soát và đối chiếu nêu trên, hiệu trưởng các trường cho hay để tổ chức học 2 buổi/ngày đúng pháp luật, trường chỉ thu tiền trong các trường hợp sau: Tổ chức các hoạt động theo nhóm năng khiếu, sở thích; dạy học tự chọn với HS có cùng nguyện vọng học ngoại ngữ 2, giáo dục nghề phổ thông, tin học; HS các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu để tổ chức thành lớp, nhóm học tập.

Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay trước khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT ban hành TP.HCM đã triển khai không dạy thêm trong trường, do vậy thông tư không ảnh hưởng đến việc dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên, ông lưu ý các trường cần rà soát việc dạy học 2 buổi/ngày, đối chiếu với Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, để không bị bắt lỗi dạy thêm trá hình trong nhà trường.

Học 2 buổi có vi phạm quy định dạy thêm, học thêm?- Ảnh 2.

Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HỌC 2 BUỔI/NGÀY

Trước thực tế nói trên, lãnh đạo các trường đề xuất giải pháp để thực hiện Thông tư 29 đúng quy định là rà soát kế hoạch giảng dạy, tách biệt các hoạt động dạy và học thêm với chương trình chính khóa. Tổ chức hoạt động dạy và học thêm theo hướng phát triển năng lực, kỹ năng cho HS thay vì chỉ củng cố, bổ sung kiến thức. Ngoài ra, sẽ lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh và HS về các hoạt động dạy học thêm. Để thực hiện, các trường cần có văn bản hướng dẫn cụ thể từ các cấp quản lý để triển khai thực hiện.

Tại Trường THCS Trần Văn Ơn, ông Phúc Khánh cho biết để duy trì hoạt động dạy 2 buổi/ngày và thu tiền đúng quy định thì chắc chắn trường không thể tổ chức dạy củng cố kiến thức các môn như trước đây và nhà trường sẽ tổ chức họp phụ huynh HS để xin ý kiến. Những phụ huynh HS không đăng ký tham gia hoạt động 2 buổi/ngày thì có thể chuyển qua lớp 1 buổi/ngày.

Trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh, Hiệu phó Trường THCS Trần Văn Ơn cho biết sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức buổi 2 trong đó không dạy trước chương trình, không ôn tập, củng cố kiến thức mà phải hướng đến phát triển tư duy, năng lực của HS. Ông Khánh cũng cho biết đang nghĩ đến việc tổ chức dạy học tự chọn theo hướng phát huy năng khiếu theo quy định của Bộ như các lớp phát triển tư duy toán thực tiễn, phát triển văn hóa đọc hay năng lực thực nghiệm khoa học tự nhiên…

Còn ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), chia sẻ khi chưa có văn bản thay thế thì nhà trường vẫn thực hiện theo văn bản quy định việc dạy 2 buổi hiện hành trên cơ sở đối chiếu với thông tư mới để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Đồng thời ông Phú chỉ ra rằng nhờ có buổi 2 mà hoạt động giáo dục trong nhà trường có sự phong phú, HS có sự trải nghiệm, hình thành nhiều kỹ năng giúp HS thân thiện, tích cực và năng động. Thêm vào đó, việc tổ chức buổi 2 sẽ phần nào hạn chế việc HS tiếp xúc với xã hội mà không có sự quản lý của gia đình, dễ dẫn đến tụ tập không lành mạnh.

Đề cập việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày trong bối cảnh thực hiện Thông tư 29, tại buổi họp sơ kết học kỳ 1 bậc trung học diễn ra cuối tháng 1 vừa qua, ông Trần Ngọc Huy, Phó phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, lưu ý trường học cần triển khai chương trình buổi 2 trên tinh thần tự nguyện đăng ký của HS, không đổ đồng, ép buộc HS tham gia tiết học bổ sung kiến thức của môn học khi các em đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần đạt của chương trình.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng nhìn nhận việc dạy thêm trong nhà trường hiện nay đang vướng ở hoạt động ôn tập cho HS cuối cấp (lớp 9 và 12). Theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, hoạt động này phải tổ chức trên cơ sở tự nguyện đăng ký của người học và không được thu tiền HS. Câu hỏi được đặt ra là nếu không thu tiền người học, trường học sẽ sử dụng nguồn thu nào để hỗ trợ GV tham gia ôn tập cho HS?

Đảm bảo không xảy ra tình trạng dạy thêm trái quy định

Ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Theo đó, giao Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Trước băn khoăn của các trường về quy định dạy thêm, học thêm, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng việc cán bộ quản lý, GV có tâm tư trước quy định mới là khó tránh khỏi, song cần hiểu để thực hiện đúng quy định. Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện cần tuyên truyền, lồng ghép các chỉ đạo về dạy thêm, học thêm để các cơ sở giáo dục triển khai theo đúng tinh thần của Thông tư 29, đảm bảo không xảy ra tình trạng dạy thêm trái quy định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/hoc-2-buoi-co-vi-pham-quy-dinh-day-them-hoc-them-185250207214301312.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025

TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành việc công bố phương án...

Chủ tịch TPHCM chỉ đạo về thực hiện thông tư dạy thêm, học thêm

(Dân trí) - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở GD&ĐT hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Ngày 7/2, UBND TPHCM có chỉ đạo về việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.Trong đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở GD&ĐT TP...

Giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào?

Hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường được pháp luật quản lý chặt chẽ và giáo viên dạy thêm phải đóng thuế theo đúng quy định. Cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đều phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.Quy định đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trườngĐiều 6, Thông tư 29/2024 quy định,...

UBND TP.HCM chỉ đạo gì về việc tổ chức dạy thêm học thêm?

UBND TP.HCM giao trách nhiệm đối với Sở GD-ĐT và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện trong việc hướng dẫn và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. ...

Bộ GD&ĐT nêu quan điểm mới nhất về dạy thêm, học thêm

TPO - Quan điểm của Bộ GD&ĐT là, trong các trường công lập, giáo viên không dạy thêm có thu tiền của phụ huynh, học sinh. Quy định dạy thêm, học thêm còn để giữ gìn hình ảnh, đảm bảo sự tôn nghiêm của nhà giáo, của ngành giáo dục. TPO - Quan điểm của Bộ GD&ĐT là, trong các trường công lập, giáo viên không dạy thêm có thu tiền của phụ huynh, học sinh. Quy định dạy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phụ nữ trên 40 tuổi nhịn ăn gián đoạn lưu ý điều gì?

Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn uống chia một ngày thành các giai đoạn ăn và nhịn ăn. ...

Đẳng cấp và cá tính với những bộ suit cách điệu

Những thiết kế suit cách điệu thường tập trung vào các chi tiết phá cách như dáng vest...

TS Lê Bá Khánh Trình rời vị trí tổ trưởng toán trường chuyên, sau 32 năm

Tối 7.2, tiến sĩ Trần Nam Dũng, Hiệu phó Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thông tin 'cậu bé vàng' toán học Việt Nam, tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình vừa thôi vị trí tổ trưởng tổ toán,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Cùng chuyên mục

TS Lê Bá Khánh Trình rời vị trí tổ trưởng toán trường chuyên, sau 32 năm

Tối 7.2, tiến sĩ Trần Nam Dũng, Hiệu phó Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thông tin 'cậu bé vàng' toán học Việt Nam, tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình vừa thôi vị trí tổ trưởng tổ toán,...

Khích lệ sự chủ động của người học

Các địa phương được lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 là một trong những đổi mới đáng lưu ý trong quy chế tuyển sinh vào THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, áp dụng từ mùa tuyển sinh năm 2025. ...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Hiệu trưởng: ‘Dạy thêm ôn thi không thu tiền sẽ làm khó giáo viên’

“Theo hướng dẫn của Thông tư 29, thời lượng dạy thêm ở trường rất ít, chỉ 2 tiết/tuần/môn thi (giảm nửa thời lượng) không đủ để học sinh cuối cấp ôn thi. Dạy không công cũng làm khó giáo viên”, một hiệu trưởng cho hay. Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14/2/2025 đã tác động không nhỏ tới học sinh, giáo viên các nhà trường. Nhiều phụ huynh cũng lo lắng khi việc dừng...

Nền tảng gia đình đưa nữ sinh Hà Nội đến ngành luật tại Mỹ

Được truyền cảm hứng với ngành luật từ cụ ngoại, một tiến sĩ Luật và Kinh tế của Đại học Sorbone (Pháp), Tố Thi không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa ước mơ trở thành luật sư. Lê Tố Thi, học sinh Trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội), mới đây nhận tin vui khi trúng tuyển vào 2 trường đại học của Mỹ. Trong đó, nữ sinh được trao mức học bổng cao nhất của Chủ tịch...

Mới nhất

Nhà lập pháp Mỹ muốn cấm DeepSeek trên thiết bị chính phủ

Hai nhà lập pháp Mỹ muốn cấm nhân viên chính phủ sử dụng chatbot AI của DeepSeek trên thiết bị công. Thượng nghị sỹ Darin LaHood và Josh Gottheimer chuẩn bị trình dự luật cấm sử dụng DeepSeek trên thiết bị công vì lo ngại an ninh quốc gia. DeepSeek là mục tiêu mới nhất trong cuộc chiến giành quyền...

TS Lê Bá Khánh Trình rời vị trí tổ trưởng toán trường chuyên, sau 32 năm

Tối 7.2, tiến sĩ Trần Nam Dũng, Hiệu phó Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thông tin 'cậu...

Cuộc chiến thuế quan quay trở lại và “lợi hại hơn xưa”, Việt Nam sẽ xoay sở thế nào?

Các chuyên gia kinh tế cùng nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang.

Mới nhất