Trang chủDi sảnHỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản,...

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống


VHO – Đau đáu tâm huyết với di sản, nhưng hầu hết các nghệ nhân, đại diện cộng đồng, làng nghề có mặt tại “Chương trình Tập huấn Hỗ trợ bảo vệ di sản văn hóa cộng đồng” đều bày tỏ nỗi lo lắng, trăn trở trước nguy cơ dần mai một của những giá trị, sản phẩm nghề truyền thống trong cuộc sống đương đại hôm nay.

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống - ảnh 1
Chương trình Tập huấn Hỗ trợ bảo vệ di sản văn hóa cộng đồng

Nhận diện và giải quyết thách thức

Hỗ trợ các nghệ nhân, cộng đồng tìm lời giải cho bài toán này cũng là mục tiêu hướng đến của Chương trình Tập huấn do Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa (CCH) tổ chức ngày 16.3.2025 tại Bảo tàng Hà Nội.

Ths. Nguyễn Đức Tăng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa cho biết, chương trình tập huấn được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ các cộng đồng nắm giữ, thực hành di sản nhận diện và giải quyết các thách thức trong bảo vệ di sản văn hóa, hướng đến sự phát triển bền vững.

Đây cũng là dịp để cộng đồng tham gia có cơ hội nâng cao năng lực trong việc bảo vệ di sản văn hóa, vừa là cơ hội để cộng đồng có thể tự giới thiệu, chia sẻ thông tin cũng như mở rộng các cơ hội hợp tác và kết nối.

Vượt chặng đường xa xôi đến với chương trình, các nghệ nhân, đại diện cộng đồng sở hữu các di sản vô giá đều ấp ủ mong muốn sẽ có được sự hỗ trợ đắt giá, cũng như có cơ hội để bày tỏ, chia sẻ những lợi thế cũng như thách thức, khó khăn đang đặt ra đối với từng làng nghề, từng di sản của cộng đồng, với các thế hệ đang nỗ lực gìn giữ hồn cốt văn hóa của dân tộc.

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống - ảnh 2
Nghệ nhân Nguyễn Công Đạt trình bày Dự án “Phục hồi nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu (Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương”

Phổ biến là những ý kiến bày tỏ mong muốn phát triển di sản bền vững, mở rộng thị trường cho những sản phẩm của địa phương, phát triển và quản lý du lịch di sản…

Cùng với đó là các vấn đề xuyên suốt như bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, tính xác thực về văn hóa, quyền sở hữu địa phương và ra quyết định… trong công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

Mang theo niềm tự hào về di sản truyền thống nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), nghệ nhân Nguyễn Công Đạt cũng chia sẻ không ít băn khoăn.

Trình bày Dự án “Phục hồi nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu (Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương”, nghệ nhân Nguyễn Công Đạt cho biết: “Nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu đã xuất hiện tại Hải Dương gần 600 năm. Giống với đa số các nghề truyền thống khác, nghề in khắc mộc bản ở Thanh Liễu cũng đối mặt với nguy cơ mai một, đối diện nhiều thách thức trong cuộc sống hiện đại hôm nay”.

 Trong bối cảnh đó, những nghệ nhân tâm huyết với nghề ở làng Thanh Liễu vẫn đang cố gắng gìn giữ, tiếp nối nghề của cha ông để lại, thông qua việc nhận khôi phục các mộc bản cổ, phục chế các ván in cổ, khắc mới kinh sách Phật giáo theo lối cổ cho các ngôi chùa như chùa Trăm Gian (Hải Dương), chùa Cổ Loan (Ninh Bình), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)…

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống - ảnh 3
Bà Võ Thị Thiên Nga đến từ Quỹ Từ Tâm Đăk Lăk chia sẻ tâm tư làm sao giữ nghề, hỗ trợ phát triển nghề cho đồng bào các dân tộc

Nghệ nhân Nguyễn Công Đạt cũng cho biết, để duy trì và phù hợp với nhu cầu của đời sống đương đại, các nghệ nhân của làng còn nhận khắc in tranh mộc bản, thập vật, phù bùa, ấn triện cho thầy Pháp, thanh đồng; khắc in tranh dân gian cho các nhà sưu tập, người yêu văn hóa, phục vụ các hoạt động trải nghiệm…

Cùng chung tâm tư làm sao giữ nghề, hỗ trợ phát triển nghề cho đồng bào các dân tộc, bà Võ Thị Thiên Nga đến từ Quỹ Từ Tâm Đăk Lăk chia sẻ: “Câu chuyện nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc ở Việt Nam đều có chung một nỗi niềm từ nhiều chục năm nay, đó là bài toán nâng cao sinh kế cho những người phụ nữ làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Để làm nên một tấm thổ cẩm rất khó khăn, nhưng giá thành lại vô cùng thấp”.

Nỗi trăn trở kéo dài này cũng được một nghệ nhân thuộc Dự án “ Nâng cao kỹ thuật dệt- may cho thợ dệt thổ cẩm Buôn Buôr (xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) của Quỹ Từ Tâm Đăk Lăk chia sẻ, đó là thực trạng nhiều đồng bào Ê đê cũng không tha thiết mặc trang phục truyền thống nữa.

Người Ê đê lo lắng, nếu một ngày đồng bào không còn mặc trang phục truyền thống thì sẽ mất đi bản sắc dân tộc. Câu hỏi được đặt ra là: Làm sao để cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ quan tâm đến trang phục của dân tộc mình?

 Giữ hồn di sản

Bà Võ Thị Thiên Nga cũng cho rằng, để giữ bền vững những giá trị bản sắc văn hóa của từng dân tộc, thì những sản phẩm được tạo ra nhất định phải dựa trên những giá trị nền tảng truyền thống, chẳng hạn với người Ê đê là ngôi nhà sàn, trang phục thổ cẩm…

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống - ảnh 4
Nhiều nghệ nhân chia sẻ mong muốn được hỗ trợ để giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản, nghề truyền thống

Nhiều chia sẻ về hành trình bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống của các cộng đồng đã cất tiếng tại chương trình. Nghệ nhân Thập Hồng Luyện chia sẻ về dự án “Trao truyền nghệ thuật chạm khắc vật dụng thiêng bằng kim loại trong nghi lễ cho thế hệ trẻ Chăm (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)”.

Bạn trẻ Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ về Dự án “Photovoice – Ghi lại văn hóa địa phương của người Thái ở bản Hoa Tiến (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An); Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng làng Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) của chị Ká Tuyền…

TS. Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh, tiêu chí để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể phải là di sản đang tồn tại, đang sống trong cộng đồng; được cộng đồng sáng tạo, duy trì và chuyển giao từ đời này sang đời khác.

Di sản đó phải được cộng đồng xem là một phần quan trọng trong đời sống tạo nên bản sắc của họ; phản ánh sự đa dạng văn hóa và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng và nhóm người. 

TS Lê Thị Minh Lý cũng chỉ ra đội ngũ những người bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cách thức để đảm bảo sự tham gia của cộng đồng cùng những thách thức trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản tại cộng đồng.

“Đại chúng hóa di sản, thể thao hóa các trò diễn tâm linh; hoành tráng hóa, hiện đại hóa di sản, kỷ lục Guinness hay hiện tượng hành chính hóa, du lịch hóa di sản là những thách thức mà cộng đồng và đội ngũ những người bảo vệ di sản đang gặp phải…”, bà Lý nhấn mạnh.

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống - ảnh 5
Các nghệ nhân chia sẻ về kỹ thuật dệt truyền thống “Tằm Hục Màn” của người Thái Dọ tại các bản làng người Thái, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Từ chia sẻ của các chuyên gia qua chương trình tập huấn, cộng đồng được trang bị kiến thức nhận diện, lựa chọn di sản để giới thiệu. Thực hành kỹ năng ghi, thu, biên tập, kết nối hình ảnh, âm thanh, lời giới thiệu để hình thành các câu chuyện kể về đời sống văn hóa các dân tộc bằng cách nhìn của chính họ.

 Chương trình tập huấn cũng trang bị cho các học viên nhiều kỹ năng nhằm tự phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng nơi cư trú như: nhận diện, phân tích, lựa chọn để giới thiệu các di sản văn hoá mà chính họ là chủ thể. Trong đó, nổi bật nhất là kỹ thuật photovoice – cộng đồng tự kể các câu chuyện văn hóa của chính mình…

Trong năm 2025, Chương trình hỗ trợ 9 nhóm dự án trên cả nước:

1. Tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ thuật dệt – may” cho thợ dệt thổ cẩm Buôn Buôr, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột;

2. Nâng cao năng lực cho phụ nữ Hmong ở Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình từ kỹ thuật thủ công truyền thống;

Hỗ trợ cộng đồng đẩy lùi nguy cơ mai một di sản, nghề truyền thống - ảnh 6
Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng làng Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) của chị Ká Tuyền

3. Kỹ thuật dệt truyền thống “Tằm Hục Màn” của người Thái Dọ tại các bản làng người Thái, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An;

4. Sưu tầm và lưu trữ truyện cổ các dân tộc Chăm, Thái, Khmer, Tày ở Bình Thuận, Điện Biên, Sóc TrăngThái Nguyên;

5. Nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu (thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương);

6. Phát triển du lịch cộng đồng làng Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai);

7. Văn hóa địa phương của người Thái ở Hoa Tiến (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An);

8. Trao truyền nghệ thuật chạm khắc vật dụng thiêng bằng kim loại trong nghi lễ cho thế hệ trẻ Chăm (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận);

9. Nghề làm Hoa giấy Thanh Tiên (huyện Phú Vang, TP. Huế).



Nguồn: https://baovanhoa.vn/dan-toc-ton-giao/ho-tro-cong-dong-day-lui-nguy-co-mai-mot-di-san-nghe-truyen-thong-124326.html

Cùng chủ đề

Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về xây dựng Đảng cho báo chí địa phương

(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ...

Tập huấn kỹ năng làm báo đa phương tiện trên báo điện tử

(CLO) Ngày 27/2, Báo Huế ngày nay tổ chức khai mạc khóa tập huấn kỹ năng làm báo đa phương tiện trên báo điện tử dành cho đội ngũ biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, họa sĩ đang công tác tại đơn vị. ...

CSGT Hà Nội tập huấn nghiệp vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe

(Dân trí) - Nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải, Công an Hà Nội đã mở lớp tập huấn nghiệp vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho Phòng CSGT Hà Nội. Sáng 24/2, tại Trung tâm dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân, Công an TP Hà Nội tổ chức khai mạc lớp tập...

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp cho phóng viên, biên tập viên

(CLO) Ngày 14/2, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030 và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. ...

Vừa khai trương quán cơm chay đã nhận cuộc gọi lừa đảo nhiều hơn số ngày mở cửa

Vừa mở quán cơm chay, chủ tiệm ở Đà Nẵng đã nhận được cuộc gọi lừa đảo nhiều hơn số ngày mở cửa. Đã cảnh báo nhưng nhiều người vẫn bị lừaTrao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Phòng Tuyên truyền - Hỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây là dự án nhóm B, thuộc lĩnh vực văn hoá – lịch sử, với tổng mức đầu tư khoảng 65,8...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận...

Khởi công xây dựng Khu lưu niệm hai nhà cách mạng Võ Văn Tần và Võ Văn Ngân

VHO - Sáng ngày 18.4, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN tỉnh Long An đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Văn Tần, đồng chí Võ Văn Ngân và trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Ngã tư Đức Hòa. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng...

Bài đọc nhiều

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Di sản Văn hóa Nghề Thêu giày – Tinh hoa văn hóa của người Xạ Phang

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang (Điện Biên) không chỉ được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng mà đang dẫn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.   Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang (thuộc nhóm dân tộc Hoa trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam, có nguồn gốc...

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 - 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ. Trò...

Thánh địa Mỹ Sơn – một không gian văn hoá Ấn Độ ở Việt Nam

Thánh địa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam.   Kỳ quan nhân loại Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song...

Bảo Tồn Hát Chầu Văn: Di Sản Âm Nhạc Tâm Linh Của Người Việt

Hát Chầu Văn, một trong những loại hình nghệ thuật gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần, mang trong mình giá trị văn hóa và tâm linh độc đáo. Loại hình này không chỉ là biểu hiện của nghệ thuật mà còn là tiếng vọng của lòng người trong những không gian thiêng liêng, nơi tín ngưỡng hòa quyện cùng giai điệu sâu lắng. Hát Chầu Văn ra đời từ nhu cầu tâm linh và...

Cùng chuyên mục

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây là dự án nhóm B, thuộc lĩnh vực văn hoá – lịch sử, với tổng mức đầu tư khoảng 65,8...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận...

Khởi công xây dựng Khu lưu niệm hai nhà cách mạng Võ Văn Tần và Võ Văn Ngân

VHO - Sáng ngày 18.4, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN tỉnh Long An đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Văn Tần, đồng chí Võ Văn Ngân và trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Ngã tư Đức Hòa. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất