Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiHồ nước ngọt đẹp như phim 1 triệu năm tuổi ở Quảng...

Hồ nước ngọt đẹp như phim 1 triệu năm tuổi ở Quảng Bình đào khảo cổ thấy cái nồi lớn, rìu đá


Bàu Tró là hồ nước ngọt tự nhiên không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước ngọt cho TP Đồng Hới mà còn là một di chỉ khảo cổ học đặc biệt của hậu kỳ đồ đá mới.

Di tích khảo cổ học Bàu Tró được người Pháp phát hiện và bắt đầu nghiên cứu vào những năm đầu của thế kỷ 20. 

Với những tính chất, quy mô, nội dung văn hóa độc đáo của bàu, các nhà khảo cổ học đã đặt tên cho các di chỉ phân bố dọc ven biển Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trong hậu kỳ đá mới là văn hóa Bàu Tró.

Theo các tài liệu nghiên cứu, từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã cư trú quanh Bàu Tró và dùng nước ngọt của bàu để sinh sống và lao động. Dấu vết sinh hoạt của họ đã chìm dần trong cát cùng với thời gian.

Từ khi phát hiện đến nay, di tích này đã qua 3 lần thám sát và 2 lần khai quật. Lần thứ nhất là vào mùa hè của những năm 1919-1921, 2 thông tin viên người Pháp của Trường Viễn Đông Bác Cổ là Max Pirey và Herri Depiruy đã phát hiện và thu lượm được một số di vật có niên đại hậu kỳ đá mới.

Lần thứ hai là năm 1923, Étienne Patte (người Pháp) tiến hành khai quật và từ cuộc khai quật này, Bàu Tró được xác định là một di chỉ khảo cổ học. 

Trắc diện của hố khai quật lộ rõ tầng văn hóa với nhiều lớp được ngăn cách bởi những lớp cát trắng mỏng. Chứng tỏ, đây là nơi cư trú, sinh hoạt của nhiều thế hệ cư dân nguyên thủy thời đá mới hậu kỳ. 

Tầng văn hóa dày nhất là 50cm, bao gồm vô số vỏ sò, ốc, lẫn lộn với cát có màu đen thẩm… Trong những đống vỏ sò, ốc đó còn có các công cụ bằng đá, mảnh vỡ của đồ gốm, đặc biệt những chiếc bôn đá có mặt lưỡi vát.

Hồ nước ngọt đẹp như phim có tuổi đời 1 triệu năm ở Quảng Bình đào khảo cổ thấy cái nồi lớn, rìu đá- Ảnh 1.

Không chỉ là hồ nước ngọt tự nhiên cung cấp nguồn nước ngọt cho TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bàu Tró còn là một di chỉ khảo cổ học.

Theo E. Patte, đây là loại hình rất giống với công cụ đá thời nguyên thủy ở vùng đông nam nước Pháp và bán đảo Ban Căng. E. Patte còn thu được các loại như hòn ghè, dụng cụ để tu chỉnh ép bàn mài, bàn nghiền, chì lưới và tìm thấy 2 công cụ bằng đá (viên thứ nhất bằng sa thạch, viên thứ 2 bằng thạch anh). Ông cho rằng đó là những hòn ghè để chế tác công cụ…

Bên cạnh đó, E. Patte còn tìm thấy những mảnh gốm thô, độ nung thấp, có màu xám đen hay màu gạch xỉn, nhiều mảnh được tô thổ hoàng. 

Gốm được trang trí theo hình văn thừng thô, thừng mịn, thừng chéo. Có những mảnh được trang trí hoa văn khắc vạch, cắt vạch ô vuông và vạch song song uốn sóng. Một số mảnh gốm được tô màu. Loại hình đồ gốm khá phong phú, gồm đồ đựng, đồ đun nấu…

Đáng chú ý là có một vài xương động vật được chế tác thành những dùi nhọn sắc, trên thân còn mang những vết xước do đã qua sử dụng. Theo E. Patte: Đây là di chỉ thuộc thời đại đá mới. Chủ nhân sống ở đây dựa vào kinh tế khai thác, thu lượm những sản vật sẵn có trong tự nhiên mà chủ yếu là các loài nhuyễn thể.

Lần thứ 3, vào tháng 5/1974, Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức điều tra thám sát di chỉ Bàu Tró. Trên cơ sở xác định vị trí hố khai quật của E. Patte năm 1923, đoàn đã đào 3 hố thám sát và chỉ có một hố xuất hiện tầng văn hóa rõ, hiện vật thu được gồm 2 chiếc rìu và nhiều mảnh gốm có màu xám hoặc hồng. Xương gốm pha cát có hoa văn thừng, khắc vạch.

Đến năm 1978 (lần thứ 4), Viện Khảo cổ học phối hợp với Khoa Lịch sử của Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường đại học Khoa học Huế) thăm dò Bàu Tró, đã thu được nhiều rìu, bôn đá, thổ hoàng, mũi nhọn bằng đá, các loại mảnh gốm…

Tháng 3/1980 (lần thứ 5), Khoa Lịch sử, Trường đại học Tổng hợp Huế trở lại khai quật Bàu Tró dưới sự chỉ đạo của nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn (Trường đại học Tổng hợp Hà Nội) cùng sự tham gia của nhà nghiên cứu Vũ Công Quý (Viện Đông Nam Á).

Lần này, các nhà khoa học khai quật quy mô lớn tại 3 hố phía tây nam của bàu, thu được nhiều hiện vật đồ đá, đồ gốm, tìm thấy hiện vật gốm có tô màu đen ánh chì, đánh dấu sự xuất hiện của một loại hình trang trí mới, gợi mở cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực này. Gốm Bàu Tró có những chiếc nồi lớn, đáy tròn, thành dày, được trang trí hoa văn dấu thừng và những bát đĩa cạn lòng, kích thước nhỏ.

Qua đợt khai quật, đoàn đánh giá: Bàu Tró không đơn thuần là một di chỉ “đống vỏ sò” hay “di chỉ rác tro bếp” như E. Patte đã công bố mà đây là một di tích có 2 loại hình đặc trưng di chỉ khác nhau. 

Một loại hình di chỉ cồn đất và một loại hình di chỉ cồn sò điệp. Điều này phản ánh được phần nào về các phương thức sinh hoạt kinh tế của cư dân nguyên thủy lúc ấy.

Người xưa không chỉ dựa vào việc khai thác các nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên mà họ còn vươn tới trình độ cao hơn, chủ động sản xuất ra lương thực. Tài liệu thu được về tầng văn hóa dày, quy mô di chỉ phân bố rộng, mật độ phân bố dày đặc, đồ gốm phong phú, đồ đá mài phổ biến, kỹ thuật chế tác điêu luyện… đã nói lên điều đó.

Bàu Tró có điều kiện đầy đủ để duy trì nền kinh tế sản xuất, nhất là nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài nông nghiệp, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo được duy trì ở đây là đánh cá, săn bắt, hái lượm.

Cùng với những bước phát triển đi lên về đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần cũng biến đổi và ngày càng phong phú, đa dạng. 

Trình độ tư duy, thẩm mỹ của con người phát triển khá cao thể hiện về kỹ thuật chế tác đồ đá, đồ trang sức, mô típ hoa văn, các loại hình gốm. Cuộc sống của họ không chỉ biết làm ăn mà còn biết làm đẹp cho mình và những đồ dùng quanh họ.

Để có được những vòng tay bằng đá tròn đều, duyên dáng, người xưa phải biết kỹ thuật khoan tách lõi bên cạnh kỹ thuật mài, cưa thuần thục. Những mảnh tước kích thước nhỏ, có u ghè nổi rõ tạo ra trong quá trình “làm mới công cụ” hay những phiến tước dài, bản rộng, thiết diện ngang thân hình tam giác dẹt, dọc thân hơi cong, khum nói lên trình độ đẽo đá vô cùng chuẩn xác và điêu luyện của con người thuở ấy. 

Kỹ thuật chế tạo gốm cũng đạt được những thành tựu đáng chú ý, chất liệu gốm thuần nhất, gốm chín đều, loại hình phong phú, đa dạng, hoa văn trang trí đẹp. Điều đó khẳng định nghề thủ công làm gốm thời ấy khá phát triển.

Di chỉ Bàu Tró có quan hệ gần gũi với di chỉ Thạch Lạc nói riêng và giai đoạn muộn của loại hình văn hóa Thạch Lạc nói chung. Hơn nữa, Bàu Tró còn có mối quan hệ với các di chỉ ở Quảng Bình vùng ven biển, như: Ba Đồn I, Ba Đồn II, Bàu Khê… 

Với quy mô, ý nghĩa khoa học to lớn của nó mà các nhà khảo cổ học đã lấy tên di chỉ này đặt tên cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới gồm các di chỉ phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là văn hóa Bàu Tró, vì đây là di tích kiểu văn hóa này được khai quật và nghiên cứu sớm hơn cả.

Sự xuất hiện gốm tô màu đỏ, đen ánh chì, với sự phổ biến của bôn thân cong, khum, lưỡi vát từ bụng ra lưng cho ta những tư liệu quý trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Bàu Tró với văn hóa Sa Huỳnh ở phía Nam. 

Do vậy, có thể nói, di chỉ Bàu Tró nói riêng, hay loại hình văn hóa Bàu Tró phân bố ở ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói chung là một trong những bằng chứng của giao thoa văn hóa liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng sau đó.

Bàu Tró cùng di chỉ Bàu Tró gắn liền quá khứ với hiện tại tạo thành một quần thể đậm đặc dấu ấn văn hóa. Có thể nói, di chỉ Bàu Tró nói riêng, văn hóa Bàu Tró nói chung góp phần khắc họa bức tranh toàn cảnh giai đoạn tiền sử của Việt Nam. 

Tìm hiểu văn hóa Bàu Tró là để giữ gìn, bảo tồn những giá trị của di sản văn hóa vốn có của Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, nơi đây cần được gìn giữ và bảo vệ để di sản văn hóa Bàu Tró phát huy được giá trị trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Lê Thị Hoài Hương-Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình (Báo Quảng Bình)





Nguồn

Cùng chủ đề

Trứ danh bánh lọc Mệ Xuân

Thương hiệu "Bánh lọc Mệ Xuân" tồn tại gần 50 năm ở Quảng Bình, được "khai sinh" bởi bà Hà Thị Xuân (73 tuổi, sống tại phường Hải Thành, TP Đồng Hới). ...

Chính thức kết thúc hoạt động Sở Ngoại vụ Quảng Bình

(NLĐO) - Tỉnh Quảng Bình quyết định kết thúc hoạt động Sở Ngoại vụ; thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh trên cơ sở hợp nhất Báo Quảng Bình và Đài PT-TH tỉnh. ...

Ông Lê Hoài Trung thăm, chúc Tết người lao động ở Quảng Bình

(NLĐO) - Trong chuyến thăm và chúc Tết tại Quảng Bình, ông Lê Hoài Trung bày tỏ lòng tri ân đến những đóng góp của nhân dân và người lao động. ...

Quảng Bình kết luận vụ “Nhà thầu tiết kiệm 1,7 tỉ đồng bất ngờ bị loại”

(NLĐO) – Kết luận của UBND tỉnh Quảng Bình cho thấy tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu năm 2023 ...

Hội Nhà báo Việt Nam trao 200 phần quà Tết đến hộ nghèo huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

(CLO) Chiều 15/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các nhà tài trợ, các cơ quan báo chí tổ chức chương trình "Tết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh ngôi chùa Bát Long dát vàng độc đáo ở Ninh Bình, view “vô cực” đang “gây sốt” mạng xã hội

Ngôi chùa Bát Long tọa lạc giữa hồ Núi Lớ (xã Ninh Nhất, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) trở nên lộng lẫy khi được dát vàng óng ánh. Ngôi chùa “độc nhất vô nhị” này đang thu hút nhiều người dân...

Quất dát vàng, quất tạo hình đầu rồng giá tiền triệu xuất hiện tại Hà Nội ngày cận Tết

Những cây quất được tiểu thương dát vàng công nghiệp 24k và tạo hình đầu rồng độc đáo đang thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân Thủ đô trên thị trường cây cảnh Tết Ất Tỵ 2025. ...

Đi biển bất ngờ bắt trúng đàn cá ngừ chù, dân nơi này ở Bình Định có ngay hàng chục triệu tiền tết

Những ngày cập kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngư dân Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ đánh bắt được nhiều cá ngừ chù. Chủ tàu Nguyễn Văn Hà, ở thôn Lý Chánh, cho biết, trong 2 ngày qua, tàu ông và hơn chục chiếc khác trong xã...

Đánh bóng đồ đồng, nghề thời vụ làm chả hết việc ở Bình Định, làm tỷ mỉ, tay nghề cao, thu nhập tốt

Vào dịp Tết, công việc đánh bóng lư đồng khi bày biện bàn thờ ông bà bắt đầu xuất hiện nhiều nơi ở Bình Định. Đây là công việc ít nặng nhọc nhưng đòi hỏi người làm nghề phải thực sự tỉ mỉ và cần có kinh nghiệm. ...

Chim trĩ đỏ là động vật hoang dã nằm trong sách Đỏ, nuôi thành con đặc sản Hậu Giang, bán hết veo

Với mong muốn phát triển mô hình chăn nuôi con đặc sản tăng thu nhập cho gia đình, ông Dương Quốc Năng ở khu vực 1 Phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đầu tư nuôi chim trĩ đỏ. Ông Năng bán chim trĩ thịt giá từ 220.000–...

Bài đọc nhiều

‘Công ty phải đền 1,2 tỷ đồng’

Tháng 11/2024, vụ việc một nhân viên bị sa thải vì ngủ gật trong giờ làm việc đã trở thành chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của cư dân mạng Trung Quốc. ...

Nơi kết nối di sản văn hóa, con người Bình Định với bạn bè quốc tế

Phát biểu tại Chương trình, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử, từng là cố đô của Vương quốc Chămpa; quê hương của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và là điểm dừng chân của nhiều danh nhân văn hóa, thi nhân, nghệ sĩ nổi tiếng, đã đi vào lịch...

Điểm hẹn văn hoá mới của người yêu sách ở cố đô Huế

Chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa khai trương nhà sách đầu tiên ở TP. Huế tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu.

Điểm đến hấp dẫn bốn mùa qua cuốn sách du lịch “Quảng Bình Đông Xuân”

(Tổ Quốc) - Ngày 10/11, tại Tp. Hà Nội, câu lạc bộ du lịch Quảng Bình cùng nhóm tác giả đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách du lịch ảnh mang tên "Quảng Bình Đông Xuân". Đây là cuốn Travel Lookbook ra đời từ tình yêu và nguồn cảm hứng...

Cùng chuyên mục

Cần người giữ lửa cho nhóm chat gia đình

Mỗi nhà có ít nhất ba nhóm chat gia đình để giữ liên lạc nhanh chóng, lưu giữ được nhiều hình ảnh, thông tin lại có thể dễ dàng kết nối cuộc gọi video giữa các thành viên, giúp đỡ nhớ nhau hơn... Vào...

Điện ảnh Quân đội muốn tặng phim trường Mưa đỏ cho tỉnh Quảng Trị

(CLO) Phim trường “Mưa đỏ” có tiềm năng lớn để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Trị đến du khách trong và ngoài nước. ...

iPhone 17 Pro Max và những nâng cấp đáng mong đợi

Đã có rất nhiều tin tức rò rỉ liên quan đến mẫu iPhone 17, trong đó iPhone 17 Pro Max được kỳ vọng với những nâng cấp vượt trội. Camera trước 24MP Theo các nhà phân tích chuỗi cung ứng Apple là Ming-Chi Kuo và Jeff Pu, cả bốn mẫu iPhone 17 sẽ được trang bị camera trước nâng cấp với độ phân giải 24MP. So với camera trước 12MP trên tất cả các mẫu iPhone 16, đây sẽ là một bước...

Quan tâm chăm lo Tết cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, Hội NCT huyện Hóc Môn phối hợp với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, thăm hỏi, tặng quà cho NCT có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện... Hội NCT huyện vận động các nhà hảo tâm, chăm lo Tết cho NCT có hoàn cảnh khó khăn gồm 90 suất quà gồm: 60 suất quà, mỗi suất trị giá 800.000 đồng; 10 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết