Trang chủNewsThời sựHồ Chí Minh với trọng dụng nhân tài

Hồ Chí Minh với trọng dụng nhân tài


Lớp thanh niên trí thức đi theo cách mạng đã trở thành những nhân tố có tính quyết định cho việc ra đời của Đảng Cộng sản và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nhằm tìm kiếm, tuyển chọn nhân tài tham gia kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có Thông lệnh (ngày 20/11/1946), Thông lệnh ghi rõ: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài… các địa phương cần lập tức điều tra nơi nào có người tài đức thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ”.

Hồ Chí Minh trọng dụng nhân tài không câu nệ nhỏ to: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ. Ai có năng lực về việc gì ta cắt đặt vào việc ấy. Biết dùng người như vậy ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Theo Hồ Chí Minh, nhân tài “đòi hỏi hội tụ hai yếu tố đức và tài”. Người cho rằng: “Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Khái niệm nhân tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Cái tài thể hiện ở cái trí, cái tầm, đồng thời phải gắn chặt với cái tâm”, cái tâm là cái đức phải trung thành, tận tụy, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. Cái tài là vốn hiểu biết, là tri thức khoa học được đào luyện trong thực tiễn.

ho-chi-minh-noi-chuyen-than-mat-voi-cac-dai-bieu-tri-thuc-du-hoi-nghi-chinh-tri-dac-biet-3.1964.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các đại biểu trí thức dự Hội nghị chính trị đặc biệt (3/1964)

Tầm nhìn về nhân tài của Hồ Chí Minh rất cụ thể và thiết thực. Người nói: “Dụng nhân như dụng mộc”, “tùy tài mà dùng người, khéo sử dụng họ đúng chỗ, đúng việc”. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Người chủ trương thu hút các quan lại triều đình nhà Nguyễn và Chính phủ Trần Trọng Kim, cũng như trí thức Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đi theo cách mạng, như Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, Đổng lý Văn phòng Phạm Khắc Hòe, Tổng trưởng thanh niên Phan Anh, Tổng đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm…

Trong Chính phủ lâm thời được lập ra vào ngày 28/8/1945 có 15 người thì chỉ có 6 người thuộc Việt Minh, còn lại là trí thức ngoài Đảng, ngoài Mặt trận Việt Minh, như Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà, Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đoàn Trọng Kim, Bộ trưởng Bộ Cứu trợ – Xã hội Nguyễn Văn Tố, Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền… Đến tháng 3/1946 thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, có 10 bộ thì 2 đảng Việt Quốc và Việt Cách giữ 4 bộ, 2 bộ quan trọng là Nội vụ và Quốc phòng đều do những người ngoài đảng phái làm Bộ trưởng.

Đến tháng 11/1946, khi đại diện của đảng Việt Cách và Việt Quốc rút lui, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội ủy quyền thành lập chính phủ mới, Người vẫn chủ trương: “Phải là một chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái”. Cho đến sau hòa bình lập lại (1954) trong Chính phủ vẫn có những trí thức ngoài Đảng làm Bộ trưởng như: Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đăng Khoa… Hồ Chí Minh còn mời gọi được nhiều trí thức ở nước ngoài về giữ trọng trách về chuyên môn y tế, giáo dục, tư pháp, khoa học kỹ thuật như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Trần Đại Nghĩa… Ngay trong kháng chiến, Người đã chủ trương tuyển chọn những thanh thiếu niên ưu tú gửi đi học ở nước ngoài, đồng thời mở các trường đại học trong nước để đào tạo nhân tài.

tuyen-cao-ngay-28.8.1945-cua-chinh-phu-lam-thoi-viet-nam-dan-chu-cong-hoa..png
Tuyên cáo ngày 28/8/1945 công báo rộng rãi danh sách 15 thành viên Chính phủ lâm thời

Trong quá trình hoạt động cách mạng, bằng đức độ sáng ngời và trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh đã khơi nguồn cảm hứng, thu phục nhân tâm biết bao trí thức, đưa họ đi theo cách mạng phụng sự dân tộc. Bản thân Người là một tấm gương về đức hy sinh, không màng danh lợi, suốt đời phấn đấu quên mình cho đất nước và nhân dân. Người là ngọn cờ khơi dậy tinh thần yêu nước, quy tụ trí thức, nhân tài, lôi cuốn họ hòa mình vào chủ nghĩa yêu nước, nhờ đó, đội ngũ trí thức Việt Nam đã trở thành lực lượng hùng hậu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.

Kế thừa và làm theo quan điểm của Hồ Chí Minh về phát hiện và thu hút nhân tài, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về vấn đề này. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã nêu rõ, nhân tài không chỉ là tài sản vô giá của quốc gia, dân tộc mà còn có vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ghi: “Đặc biệt chú trọng phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài”. Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách phát hiện và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng”. Đến Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Có chính sách đặc biệt đối với nhân tài đất nước”. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã ghi: “Xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài”. Đến Đại hội XIII, quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội của Đảng: “Có cơ chế đột phá để thu hút trọng dụng nhân tài… thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Có thể nói, Đảng ta đã nhận thức đầy đủ về vai trò nhân tài và sự thu hút, trọng dụng nhân tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Điểm mấu chốt là cần phải đổi mới tư duy trọng dụng nhân tài. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Khéo sử dụng họ”. Nghĩa là bên cạnh lượng hóa về tiêu chí đạo đức và tài năng cụ thể với quan điểm xuyên suốt là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết trước hết, thì phải thực sự rất công tâm, phải có tư duy đổi mới về công tác cán bộ và đánh giá cán bộ trong cơ chế thị trường. Đề phòng đánh giá nhân tài thiếu công tâm do “chạy chọt”, “luồn lách”, “mua chức, mua danh”, “lợi ích nhóm”… mà có được chứ không thực chất.

Nhân tài không phải tự nhiên mà có được, bởi “nhân vô thập toàn”, trong mỗi con người luôn có cái hay cái dở, cái tốt cái chưa tốt. Mỗi người là một cá thể, có giá trị riêng, cho nên, muốn thực sự tìm kiếm và phát triển được nhân tài thì phải có “nhãn quan minh triết, tấm lòng bao dung”, phải biết trân quý và biết cách phát huy tài năng vô tư vì lợi ích chung. Cán bộ giỏi phải được phát hiện, đào tạo bồi dưỡng, phải được tôi luyện trong thực tiễn, được bố trí công việc hợp lý kịp thời và khoa học; phải thực sự dân chủ, tôn trọng và tạo môi trường cho họ hoạt động cống hiến. Biết trân quý, tạo điều kiện và giáo dục cho nhân tài phát huy năng lực, sáng tạo ra cái mới. Chỉ có công tâm, dân chủ thì mới có sáng tạo đổi mới, thì tài năng mới được phát huy. Nhân tài chỉ được nở rộ khi có môi trường, có điều kiện để tư duy, sáng tạo và cống hiến.

Để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, cần phải phát hiện, đào tạo và quy tụ được nhân tài. Sẽ là thiệt hại và lãng phí cho đất nước nếu để “chảy máu chất xám” do thiếu cơ chế thu hút sử dụng, do kèn cựa đố kỵ… làm “thui chột nhân tài”. Trên con đường thực hiện đường lối đổi mới, cần hết sức quan tâm đến xây dựng cơ chế chính sách thực sự có hiệu quả và nhận thức đầy đủ về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Cần có quy định đặc cách trong thực hiện quy trình tuyển chọn cán bộ. Đó là con đường khả thi nhất, cần có nhất trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ để đưa nước nhà phát triển cường thịnh trên con đường thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, “sánh vai cùng cường quốc năm châu” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lắng nghe, thấu hiểu và tăng gắn kết

Kinhtedothi - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ các nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là tin vào dân, dựa vào dân, vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết trên cơ sở hiệp thương dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình, phê bình và đoàn kết...

Tạo sức bật mới trong triển khai các nhiệm vụ

Kinhtedothi - Quyết liệt đổi mới tư duy hành động, thúc đẩy tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung là một trong những điểm nhấn trong học và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội. Tháo gỡ “điểm nghẽn” về ý thức trách nhiệm Hiện TP Hà Nội đang tập trung hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào kết nối đào tạo nhân tài

Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng ngày 5/10 (giờ địa phương), tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg và Thụy Sỹ. Những đề xuất thiết thực Tại buổi gặp, các trí thức kiều bào đã chia sẻ...

Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng trước thềm Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam...

Tham gia cùng đoàn có Đoàn Chủ tịch, Trưởng đoàn đại biểu 22 quận, huyện, TP Thủ Đức; nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc; đoàn đại biểu dân tộc, tôn giáo, các giới Ủy...

Lãnh tụ Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Tám

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/lanh-tu-ho-chi-minh-voi-cach-mang-thang-tam-379200.html

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Sắp xếp xong, công việc phải chạy’

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tinh thần này khi kết luận các cuộc họp về dự thảo các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính (sau khi hợp nhất, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy) và Đài Truyền hình Việt Nam. ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ phát động Tết trồng cây tại tỉnh Quảng Ninh

(TN&MT) - Sáng 7/2, tại khu vực rừng Hồ Yên Trung (phường Phương Đông, TP Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ. Tham dự buổi lễ có: Phó Thủ tướng Trần...

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Công điện yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025. ...

Việt Nam sẽ tăng gấp đôi GDP trong những năm tới

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Khuất Đông Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) và đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Về phần mình, Tổng Giám...

Bà Bùi Thị Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình

Ngày 6/2, Kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Bà Bùi Thị Minh khẳng định, sau một thời gian làm việc với tinh thần khẩn trương, dân...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến có chủ đề Ngân sách Ấn Độ năm 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ấn Độ. ...

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sau tinh gọn

Kinhtedothi-Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Theo tờ trình, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc...

Đại tá Ngô Cự Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định

(NLĐO)-Tỉnh ủy Bình Định vừa công bố quyết định của Ban Bí thư về chỉ định đại tá Ngô Cự Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2020 - 2025 ...

Cuộc gọi của lãnh đạo Đà Nẵng ngay giữa công trường xây cầu trọng điểm

Sau khi nghe báo cáo về những vướng mắc tại công trình cầu Quảng Đà, ông Nguyễn Đình Vĩnh - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã gọi điện với lãnh đạo thị xã Điện Bàn để "gỡ vướng". Chiều 7/2, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh đã đến kiểm tra tiến độ dự án cầu Quảng Đà, nối TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ban Quản lý dự án đầu...

Sửa quy định thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP ngày 6/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Theo đó, Nghị định số 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu...

Mới nhất

Hiếm gặp: Mắc ung thư vú cùng lúc cả hai bên, chị em nên tầm soát định kỳ

Theo Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bà P.T.Y (68 tuổi, Long Biên, Hà Nội) ban đầu tình cờ thấy một vết máu hồng nhỏ trên áo lót nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu nên chủ...

Những điều cha mẹ cần biết để phòng tránh cúm A cho trẻ

NDO - Khi trẻ có biểu hiện của sốt cao và viêm long đường hô hấp cha mẹ cần cho con đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Lưu ý triệu chứng cần cho trẻ đi viện Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy,...

Đại tá Ngô Cự Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định

(NLĐO)-Tỉnh ủy Bình Định vừa công bố quyết định của Ban Bí thư về chỉ định đại tá Ngô Cự Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng...

Nghi vợ ngoại tình vì con không cùng nhóm máu nhưng kết quả xét nghiệm ADN lại khiến anh ta phải sững sờ

GĐXH - Anh ta nằng nặc đòi đưa con đi xét nghiệm ADN huyết thống sau khi phát hiện nhóm máu của các con không giống mình. ...

Mới nhất