Trang chủChính trịChủ quyềnHiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt...

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Đại sứ, GS. TS Nguyễn Hồng Thao chủ trì một phiên thảo luận tại Đối thoại Biển lần thứ 13 về ý nghĩa của BBNJ với các nước đang phát triển. (Ảnh: Phạm Hằng)

Trả lời phỏng vấn TG&VN trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 vừa qua tại Cần Thơ, Đại sứ, GS. TS Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) Liên hợp quốc đã nhấn mạnh những khó khăn, thử thách trong việc thông qua BBNJ, tuy nhiên cũng khẳng định tầm quan trọng của hiệp ước quốc tế này với các cơ hội mở ra cho các nước phát triển, trong đó có Việt Nam.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) trong bối cảnh rất khó để đạt được một hiệp ước đa phương cấp độ toàn cầu như hiện nay?

BBNJ là sự nối tiếp, kéo dài của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. UNCLOS đưa ra một quy định tổng thể về các hoạt động trên biển – được gọi là bản Hiến pháp của Đại dương. Tuy nhiên, Công ước cũng có những hạn chế, bao gồm việc không có quy định về quản lý các nguồn gen biển, đa dạng sinh học nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Vì vậy, việc thông qua BBNJ trên cơ sở tiếp tục các nguyên tắc của UNCLOS đã mang lại một trật tự pháp lý mới, công bằng hơn cho các nước đang phát triển. Trước kia, các nước phát triển chủ yếu khai thác nguồn gen biển ngoài khu vực biển cả và hầu như không có sự tham gia của nước đang phát triển. Các nước phát triển muốn áp dụng nguyên tắc tự do biển cả, tự do đánh bắt, nghiên cứu và không phải chia sẻ bất cứ lợi ích nào.

Trong khi đó BBNJ đưa ra các nguyên tắc tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với tất cả các nguồn gen biển, nằm ngoài vùng tài phán quốc gia và phân chia một cách công bằng giữa các nước.

BBNJ khởi đầu từ ý tưởng tới đàm phán là 12 năm, nhiều hơn thời gian đàm phán UNCLOS (chỉ có 9 năm), cho thấy độ phức tạp của BBNJ là rất lớn. Việc thăm dò và khai thác nguồn gen biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia rất xa bờ, do vậy, cần nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, nhân lực, là những nhân tố mà các nước đang phát triển còn thiếu.

Xin Đại sứ chia sẻ những điểm nhấn nổi bật của BBNJ, tính “mới” của BBNJ so với các văn bản quốc tế hiện hành khác?

BBNJ thực chất bao gồm 4 vấn đề chính. Đó là nguồn gen biển, các nước phát triển đã đấu tranh đưa được nguyên tắc di sản chung của nhân loại cùng áp dụng với nguyên tắc tự do biển cả trong UCNLOS; BBNJ đưa ra một hệ thống quản trị theo vùng, thiết lập những vùng bảo vệ biển bên ngoài quyền tài phán quốc gia để các nước tham gia quản lý nguồn gen biển; BBNJ đưa ra cơ chế đánh giá tác động của môi trường, khác với UNCLOS, ở một tầm mức cao hơn, không chỉ trước khi có dự án mà kể cả sau khi có dự án triển khai – đánh giá kế thừa, tích lũy theo từng năm một, đây là một đòi hỏi có thể nói là khá cao của BBNJ; BBNJ nhấn mạnh đến sự cần thiết, nhu cầu của các nước đang phát triển cần có sự giúp đỡ của các nước phát triển để xây dựng năng lực biển cũng như chuyển gia công nghệ biển.

Bên cạnh đó, BBNJ bao gồm nhiều sáng kiến nhưng đòi hỏi các nước tham gia phải minh bạch thông tin liên quan đến nguồn gen biển, nằm ngoài vùng tài phán quốc gia. Đây là tài sản chung của nhân loại, do vậy, không có lý do phải mập mờ, che giấu mà cần công khai, chia sẻ.

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Một phiên thảo luận tại Đối thoại Biển lần thứ 13. (Ảnh: Phạm Hằng)

Ngay cả những công ước quốc tế như UNCLOS cũng đang gặp phải không ít thách thức trong việc thực thi. Đại sứ đánh giá như thế nào về tính khả thi của BBNJ, kể cả trong quá trình thông qua và đi vào có hiệu lực?

BBNJ đã khắc phục một trong những thiếu sót của UNCLOS là chưa quản lý nguồn gen biển, đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia. BBNJ tiếp tục phát triển từ UNCLOS, đó là thỏa thuận áp dụng phần I của Công ước về vấn đề nghiên cứu, thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản biển nằm trong vùng biển thuộc di sản chung của nhân loại. Cho đến nay đã có một số dự án thăm dò thuộc vùng biển này nhưng chưa có dự án nào đi đến được giai đoạn khai thác, chúng ta đã mất 30 năm chưa thực hiện được thỏa thuận này.

Ngay cả khi BBNJ có hiệu lực nhưng các nước phát triển không tham gia hoặc miễn cưỡng tham gia thì liệu các nước đang phát triển có đủ nguồn lực thăm dò và khai thác vùng biển này hay không? Rõ ràng, các nguồn tài nguyên biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là hoàn toàn thuộc về nhân loại.

Do vậy, BBNJ dù được thông qua là một thắng lợi ban đầu song phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức để đạt được sự phân chia công bằng. Hiện nay trong 14 nước phê chuẩn BBNJ thì chưa có một cường quốc biển nào. Đây cũng thực sự là một thách thức.

Đối với Việt Nam, theo Đại sứ, BBNJ đảm bảo những quyền lợi và tạo ra những cơ hội hợp tác biển nào?

BBNJ cho phép chúng ta tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông. Chúng ta có quyền tham gia cùng tất cả các nước khác để quản lý nguồn lợi đó. Đó là một thắng lợi của chúng ta. Biển Đông là một vấn đề vô cùng quan trọng, sát sườn đối với Việt Nam nhưng bên cạnh đó, để trở thành một cường quốc biển hạng trung, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn ra ngoài Biển Đông để tham gia vào các hoạt động của thế giới tích cực hơn nữa.

Muốn được chia sẻ một cách công bằng, Việt Nam cũng phải có lực lượng chuyên gia, tham gia vào hội nghị các bên BBNJ để thiết lập luật chơi đối với các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ tối ưu… Việt Nam còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, hệ thống luật cũng cần có sự điều chỉnh nếu như muốn phê chuẩn BBNJ như việc điều chỉnh luật về khoa học kỹ thuật, đang dạng sinh học, nâng cao nhận thức trong người dân…

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!





Nguồn: https://baoquocte.vn/hiep-uoc-bien-ca-bbnj-ky-cuoi-co-hoi-de-viet-nam-mo-rong-tam-nhin-ngoai-bien-dong-293775.html

Cùng chủ đề

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực. ...

Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường

Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để chủ động phương án bảo đảm cân đối hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường,...

Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 24.1 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo AFP. ...

Trung Quốc tuần tra tác chiến ở Biển Đông, Mỹ triển khai tàu sân bay

Quân đội Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu kéo dài 2 ngày ở Biển Đông, theo South China Morning Post hôm nay 19.1. ...

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Panama chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc tại kênh đào, lo ngại trường hợp xảy ra xung đột

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 2/2 cảnh báo Tổng thống Panama Jose Raul Mulino rằng, Washington sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết" nếu quốc gia này không ngay lập tức có động thái chấm dứt ảnh hưởng và sự kiểm soát của Trung Quốc đối với kênh đào Panama.

Tưng bừng Tuần văn hóa lễ hội Cổ Loa (Hà Nội) năm 2025

Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi khi nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuẩn bị tốt nhất cho “gốc của mọi công việc”

Năm 2025 không chỉ đánh dấu tuổi 95 của Đảng cộng sản Việt Nam, mà còn là khoảng thời gian sẽ diễn ra chuỗi sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng với tiến trình phát triển của đất nước.

USD vượt mốc 109, thị trường tự do đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/2 ghi nhận đồng USD tăng mạnh lên mức 109,41.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Bài đọc nhiều

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn trong thời gian tới, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của Bộ để tỉnh làm tốt công tác quản lý khoáng sản, góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế...

Quân chủng Hải quân tiếp tục chủ động nắm, dự báo, đánh giá sát, đúng tình hình trên các vùng biển

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Quân chủng Hải quân đã nắm chắc, đánh giá đúng tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất và xử trí hiệu quả các tình huống, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, các hoạt động kinh tế biển, kiểm soát ngư trường.

Hàn Quốc cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông

Đại sứ Lee Jang-keun cho biết Hàn Quốc theo dõi chặt chẽ tiến độ đàm phán về COC giữa ASEAN và Trung Quốc, và mong muốn có một COC hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Lee Jang-keun trao đổi với phóng viên thường trú TTXVN tại Indonesia. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN) Hàn Quốc cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Dự kiến cuối năm khởi công đường sắt 8 tỷ USD Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Theo kế hoạch dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được trình Quốc hội xem xét trước 10/2, khởi công vào cuối năm nay. Tại hội nghị giao ban công tác tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2025 diễn ra vào sáng nay (3/2), lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Đầu...

Nhiều mác tàu chạy xuyên Tết phục vụ khách du xuân

Lần đầu tiên trên chuyến tàu cuối cùng khởi hành trước thềm năm mới có toa xe cộng đồng được trang trí mang đậm phong vị Tết cổ truyền phương Nam với mai vàng, các trò chơi dân gian... phục vụ hành khách đón Giao thừa năm Ất Tỵ cũng như suốt hành trình tàu. Thời khắc Giao thừa...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. ...

Mới nhất