Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổHiệp định về biển cả

Hiệp định về biển cả

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS, củng cố hơn nữa UNCLOS, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế.

Hiệp định về biển cả (BBNJ): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Hội nghị liên chính phủ thông qua Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ) ngày 16/9/2023. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Dấu mốc lịch sử

Là khu vực nằm ngoài 200 hải lý, không thuộc quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào, vùng biển quốc tế chiếm 2/3 diện tích biển, đại dương trên thế giới và bao phủ gần 50% bề mặt Trái đất. Tại nơi này, tập trung các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, gồm sinh vật và phi sinh vật, mang lại lợi ích to lớn cho con người.

Vùng biển quốc tế đóng vai trò quan trọng không chỉ trong giao thông, vận tải mà còn trong phát triển kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững của các cộng đồng ven biển.

Trong một dịp trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định: “Sự thông qua Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) năm ngoái đã chứng minh cộng đồng quốc tế có khả năng bổ sung thay vì làm suy yếu UNCLOS. Đó là một khác biệt quan trọng”.

Tuy nhiên, đây cũng là khu vực mà đa số chưa được con người khám phá hết. Chỉ có số ít các quốc gia, tổ chức làm chủ về khoa học – công nghệ mới có năng lực tới khám phá thăm dò tại những vùng biển xa xôi và sâu thẳm đó.

Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), văn kiện được xem là Hiến pháp của biển và đại dương, đã đặt ra các quy định về quyền tự do hàng hải, tự do đánh cá và tự do nghiên cứu khoa học trên biển ở các khu vực ngoài vùng đặc quyền kinh tế… Tuy nhiên, UNCLOS không có điều khoản nào đề cập cụ thể việc tiếp cận, sử dụng và chia sẻ lợi ích từ các nguồn đa dạng sinh học biển nằm ngoài những vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, cũng như chưa có cơ chế điều phối, kiểm soát các hoạt động trên biển nhằm bảo vệ các nguồn gene khỏi sự suy giảm, cạn kiệt.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa đạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, cộng đồng quốc tế nỗ lực có những hành động tập thể chung, nhất là trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều nguy cơ làm suy thoái môi trường biển và tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tới biển và đại dương.

Quá trình đàm phán văn kiện ràng buộc pháp lý về đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã diễn ra trong gần 20 năm qua.

Ngày 4/3/2023, tại New York (Mỹ), Hội nghị liên chính phủ của LHQ đã hoàn thành quá trình đàm phán về văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Tiếp đó, ngày 19/6/2023, Hội nghị liên chính phủ đã đồng thuận thông qua Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ).

Ngày 1/8/2023, Đại hội đồng LHQ họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về Hiệp định BBNJ với sự ủng hộ của 150/193 quốc gia thành viên. Từ ngày 20/9/2023, Hiệp định được mở ký trong vòng hai năm và sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi được ít nhất 60 quốc gia thành viên nộp phê chuẩn, phê duyệt, chấp nhận hoặc gia nhập.

Hiệp định về biển cả (BBNJ): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Đoàn liên ngành Việt Nam tham dự Hội nghị liên chính phủ thông qua BBNJ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Củng cố sức sống của chủ nghĩa đa phương

Hiệp định BBNJ là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS (sau Hiệp định về đàn cá di cư và Hiệp định nhằm thực thi Phần XI của UNCLOS), củng cố hơn nữa UNCLOS – khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển.

Bên cạnh đó, Hiệp định BBNJ còn góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện thập kỷ LHQ về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững và thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres từng nhấn mạnh, quá trình đàm phán và thông qua BBNJ thể hiện sức mạnh của chủ nghĩa đa phương, được xây dựng trên tinh thần của UNCLOS, thể hiện cam kết giải quyết các thach thức toàn cầu và đảm bảo sự bền vững tại các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Ngoài ra, BBNJ hứa hẹn mở ra những cánh cửa cơ hội mới cho hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực đòi hỏi năng lực khoa học-công nghệ cao như nguồn gene biển, công cụ quản lý vùng, đánh giá tác động môi trường biển, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển Đông lần thứ 13 do Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức tại Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả uy tín trong nước và quốc tế sẽ tập trung trao đổi và làm rõ các nội dung cơ bản của BBNJ; đồng thời thảo luận về cách thức Hiệp định này được áp dụng phù hợp với các công cụ pháp lý hiện hành khác.

Nhiều quan chức các nước đã từng đưa ra đánh giá về ý nghĩa của hiệp định BBNJ. Trong đó, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng, văn kiện này tượng trưng cho một chiến thắng nữa của luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương khi được thông qua vào thời điểm thế giới chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn. Thỏa thuận đạt được là một minh chứng về những gì các thành viên LHQ có thể đạt được khi hợp tác cùng nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao Maldives Abdulla Shahid hoan nghênh cột mốc quan trọng trong nỗ lực tập thể để bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên biển vô giá tồn tại ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Chile Alberto van Klaveren khẳng định Chile sẵn sàng tham gia vào Ban thư ký của Hiệp định BBNJ với tinh thần xây dựng cao nhất, nhằm cùng thế giới đạt những tiến bộ lớn hơn nữa để bảo vệ đại dương.

Nếu có đủ 60 nước gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấp thuận, Hiệp định BBNJ sẽ chính thức có hiệu lực. Trong vòng một năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký LHQ sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của hội nghị các nước thành viên của văn kiện này.

Việt Nam tham gia chủ động, có trách nhiệm

Là một quốc gia có biển, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình đàm phán BBNJ ngay từ những ngày đầu tiên; đưa ra các đề xuất, đóng góp thực chất và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết BBNJ ngay ngày đầu tiên Hiệp định được mở ký.

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ từng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương” (Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Do đó, theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Việt Nam có nhu cầu tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về biển cũng như về hội nhập quốc tế, với phương châm “chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng”, “là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, Việt Nam sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động trên vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á, cũng như những khu vực khác trên thế giới.

Hiệp định BBNJ, gồm Phần Mở đầu, 12 Phần với 76 điều cùng với hai Phụ lục kèm theo, hướng tới mục tiêu đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển cho hiện tại và trong dài hạn, thông qua việc thực thi hiệu quả các quy định của UNCLOS 1982 và tăng cường hợp tác quốc tế.

Hiệp định BBNJ quy định 4 vấn đề quan trọng trong đảm bảo đa dạng sinh học biển gồm: nguồn gene biển; các biện pháp, công cụ quản lý dựa vào vùng (ABMT), bao gồm các khu vực bảo tồn biển (MPA); đánh giá tác động môi trường biển (EIA) và xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.

Hiệp định về biển cả (BBNJ): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (SPLOS) lần thứ 34 được tổ chức từ ngày 10-14/6. …

Philippines từ chối đề nghị giúp đỡ của Mỹ ở Biển Đông, khẳng định Hiệp ước phòng thủ chung 'còn lâu mới được áp dụng' Philippines từ chối đề nghị giúp đỡ của Mỹ ở Biển Đông, khẳng định Hiệp ước phòng thủ chung ‘còn lâu mới được áp dụng’

Mặc dù tình hình căng thẳng với Trung Quốc leo thang tại Biển Đông nhưng Philippines khẳng định chưa cần sự giúp đỡ trực tiếp …

Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14: Việt Nam nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các nước liên quan Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14: Việt Nam nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các nước liên quan

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington D.C đã tổ chức hội thảo …

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS 30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Với việc giải quyết hơn 30 tranh chấp biển trong gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng …

Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản Luật pháp quốc tế là ‘la bàn’ cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều ‘gánh nặng’ trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật …





Nguồn: https://baoquocte.vn/hiep-dinh-ve-bien-ca-bbnj-moc-dau-moi-cua-luat-phap-quoc-te-canh-tay-noi-dai-cua-unclos-293364.html

Cùng chủ đề

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Đối thoại Biển lần thứ 13 hướng tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về các khuôn khổ hiện có và các quy định mới về việc quản lý các vùng biển quốc tế nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Điểm nghẽn tại một hành lang hàng hải có thể sẽ tác động tới tự do hàng hải toàn cầu, từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm soát tốt.

Đối thoại Biển lần thứ 12: Thúc đẩy kết nối trên biển

Việt Nam cam kết mạnh mẽ về an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, kết nối hàng hải không bị cản trở theo luật pháp quốc tế.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Hành trình một ngày của “lính mới” Hải quân

Năm 2025, Quân chủng Hải quân tiếp nhận hơn 6.000 chiến sĩ mới từ khắp mọi miền Tổ quốc. Sau gần một tháng hòa mình vào môi trường quân ngũ, các chiến sĩ đã dần quen với nếp sống kỷ luật, tác phong chính quy và tinh thần đồng đội. Hành trình một ngày huấn luyện của họ diễn ra theo một tiến trình chặt chẽ, khoa học, thể hiện sự trưởng thành qua từng...

USS Blue Ridge – hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa

Soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7 Mỹ thăm Khánh Hòa ngày 8/7. (Nguồn: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam) Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm chung kéo...

Các tàu Vùng 3 Hải quân rời bến làm nhiệm vụ trực trên biển dịp Tết Nguyên đán 2025

Sáng 6/1, đoàn Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đi thăm, động viên, chúc Tết các tàu trước khi rời bến thực hiện nhiệm vụ trực trọng điểm, tuần tra, kiểm soát, bảo vệ ngư trường, thực hiện Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân: Thi xây dựng và báo cáo kế hoạch huấn luyện, luyện tập chung với Hải quân nước...

Đây là một trong những nội dung thi của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân) trong Hội thi lên lớp, giáo án và mô hình học cụ huấn luyện năm 2025 khai mạc ngày 13/1/2025 tại thành phố Đà Nẵng. Hội thi lên lớp, giáo án và mô hình học cụ huấn luyện năm 2025 của Lữ đoàn...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư về chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHĐT quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo. Thông tư nêu rõ, bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng về kinh tế, xã hội...

Cùng chuyên mục

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đoàn đã tiến hành kiểm tra các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Trong đó, tập trung vào công...

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Hải quân Việt Nam – Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hải quân...

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị. Cán bộ, chiến...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Mới nhất