Trang chủNewsThời sựHiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Chỉ chở khách...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chỉ chở khách hay chở cả hàng?

Không chỉ là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận tại nghị trường, việc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam chỉ chuyên chở hành khách hay khai thác lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa cũng đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tàu cao tốc không phù hợp để chở hàng

Báo cáo Quốc hội, Chính phủ đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc – Nam có tốc độ khai thác tối đa 350 km/giờ, chủ yếu vận tải hành khách, chỉ chở hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Lý giải rõ hơn về công năng của tuyến, Bộ GTVT cho biết: Báo cáo tiền khả thi trình Quốc hội lần này đã điều chỉnh thiết kế tải trọng trục của ĐSTĐC Bắc – Nam từ 17 tấn/trục (đề xuất năm 2019) lên 22,5 tấn/trục, đáp ứng yêu cầu chở được hàng hóa khi cần thiết. Theo đó, Bộ GTVT sẽ cải tạo tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu để chuyên vận tải hàng hóa, đồng thời nâng cao năng lực các tuyến vận tải đường biển. Khi nhu cầu chở hàng vượt quá năng lực đường sắt hiện hữu (dự kiến sau 2050), ĐSTĐC sẽ vận tải cả hành khách và hàng hóa theo phương án chở khách ban ngày và chở hàng ban đêm để không làm giảm năng lực thông qua. Dự kiến sau khi thông tuyến, ĐSTĐC Bắc – Nam có thể chuyên chở khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Chỉ chở khách hay chở cả hàng?- Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia cho rằng ĐSTĐC chở cả hành khách và hàng hóa như tuyến Vientiane (Lào) – Côn Minh (Trung Quốc) sẽ phù hợp với nhu cầu logistics của nền kinh tế, giúp chia sẻ gánh nặng cho hệ thống đường bộ

ẢNH: H.M

Ủng hộ phương án này, GS-TS Phạm Văn Hùng, Phân viện KH-CN GTVT phía Nam, cho rằng rất ít nước đầu tư xây dựng ĐSTĐC để phục vụ chở hàng hóa. Đây là loại phương tiện cao cấp, cạnh tranh với cả hàng không nên cũng cần có những điều kiện đặc biệt. Hàng hóa chở trên tàu cao tốc nếu có thì cũng sẽ tự sàng lọc vì chi phí vận chuyển cao. Đây là điều hiển nhiên bởi tàu chạy nhanh, an toàn thì giá thành cũng phải tương xứng. Mặt khác, ưu điểm được xác định của đường sắt khi vận chuyển hàng hóa là chở được khối lượng hàng lớn với giá thành cực rẻ. Nguyên tắc tự nhiên này cũng đã cho thấy tàu lửa cao tốc không thể khai thác lưỡng dụng chở cả khách và hàng.

“Giả sử 1 tấn gạo từ miền Tây giá 20 triệu đồng, chở ra Hà Nội bằng ĐSTĐC lên 40 triệu đồng thì ai mua? Việc tận dụng đoàn tàu cũ hiện nay, nâng cấp để nâng cao năng lực khai thác đã đủ giải phóng được lượng hàng hóa trong nước có nhu cầu di chuyển trên trục Bắc – Nam rồi. Tất cả khả năng để tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam có thể phục vụ phát triển kinh tế thì đều đã được tính toán tận dụng tối đa. Chúng ta không nên nhập nhằng vận chuyển hàng hóa với hành khách”, GS-TS Phạm Văn Hùng nêu quan điểm.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư, công trình giao thông, PGS-TS Trần Chủng cũng ủng hộ phương án xây dựng tuyến ĐSTĐC tiếp cận công nghệ hiện đại nhất để đạt tốc độ chạy tàu trên 300 km/giờ ưu tiên chở khách. Bởi nếu đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ chỉ 200 – 250 km/giờ, sau này muốn nâng cấp lên trên 300 km/giờ sẽ phải làm lại từ đầu, tốn kém hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, xác định củng cố hệ thống đường sắt thì phải chứng minh được mức độ ưu việt vượt trội. Nếu tốc độ chạy tàu chỉ 200 km/giờ thì rất nhiều người sẽ lựa chọn đi bằng đường bộ (các tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam sau khi hoàn thiện cho phép xe chạy tới 120 km/giờ). Như vậy, đường sắt vừa lép vế so với hàng không, lại phải cạnh tranh với đường bộ, rất khó đảm bảo hiệu quả khai thác.

“Trên thế giới, một số quốc gia ở châu Âu đã bắt đầu hạn chế máy bay chặng ngắn để bảo đảm mục tiêu giảm phát thải ô nhiễm môi trường. Nếu không tiến tới đón đầu công nghệ thì đường sắt sẽ lại gặp phải bài toán cạnh tranh với đường bộ trên các cự ly này. Đã xác định đầu tư thì phải hướng tới mục tiêu dài hạn, không chỉ vì sự phát triển của ngành đường sắt mà còn vì mục tiêu bền vững của môi trường trong tương lai”, ông Trần Chủng nhấn mạnh.

Đầu tư 67 tỉ USD để chỉ chở khách thì quá lãng phí

Tuy nhiên, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội cho rằng điểm nghẽn lớn nhất của kinh tế VN hiện nay là vận tải hàng hóa phục vụ xuất khẩu, kết nối quốc tế. ĐB Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách, dự toán nếu chỉ chở hành khách thì ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ lãng phí khoảng 50% công suất. Doanh thu chỉ chở khách sẽ không đủ bù đắp chi phí vận doanh, nguy cơ phải bù lỗ rất lớn. Bên cạnh đó, nếu tàu cao tốc không vận tải hàng hóa thì sẽ không giải quyết được nút thắt về logistics, không đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa dọc hành lang kinh tế Bắc – Nam và không liên vận với hệ thống đường sắt quốc tế. Vì thế, ông Cường kiến nghị ĐSTĐC Bắc – Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh vận tải hàng hóa mới là khâu quan trọng nhất quyết định cho phát triển nền KT-XH của một quốc gia. Nếu thật sự có thể cải tạo hệ thống đường sắt cũ để phục vụ chuyên chở hàng hóa như kế hoạch của Bộ GTVT thì đó là phương án quá lý tưởng. Thế nhưng, thực tế ngành đường sắt bao năm qua ì ạch muốn cải tạo, đổi mới nhưng không có vốn, không có tiền, năng lực vận chuyển hàng hóa ngày càng thụt lùi. Giờ nếu cải tạo sẽ tốn thêm chi phí bao nhiêu? Tiền đó lấy từ nguồn nào? Làm song song với ĐSTĐC thì phương án tài chính có khả thi không? Còn nếu chờ làm xong ĐSTĐC mới tính chuyện cải tạo đường sắt cũ thì có kịp đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH hay không?… Đây là hàng loạt câu hỏi mà Bộ GTVT cần giải trình rõ để thuyết phục rằng phương án tàu cao tốc chuyên chở khách là hợp lý.

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cũng kiến nghị tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam phải khai thác lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa vì ưu thế lớn nhất của đường sắt là vận chuyển hàng hóa, không phải hành khách. Với thời gian di chuyển như vậy, địa hình như vậy, nếu xác định chỉ chở hành khách thì ĐSTĐC sẽ phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh trực tiếp với hàng không.

Để so sánh, dư địa thị trường hàng không VN còn rất lớn. Tới đây, hàng không theo xu thế sẽ phát triển cả hàng không taxi để giải quyết nhu cầu trên những cung đường khoảng cách ngắn. Cùng với đó, hạ tầng và phương tiện hàng không linh hoạt hơn. Khi khách ít thì hãng có thể cắt giảm chuyến bay, cho thuê máy bay, vẫn không ảnh hưởng tới hệ thống cảng, sân đỗ hiện hữu. Còn đường sắt thì không linh động như vậy, vì tỷ suất đầu tư quá lớn nên sẽ phải sử dụng với hiệu suất tối đa, khai thác hiệu quả nhất để đạt tới điểm hòa vốn.

Chưa kể, ĐSTĐC Bắc – Nam là dạng đường trục. Tốc độ càng cao, số điểm dừng càng ít, càng ảnh hưởng tới lượng khách. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ đường sắt tốc độ chạy tàu 300 – 350 km/giờ thì gần như phụ thuộc hoàn toàn công nghệ và chuyên gia nước ngoài, tỷ trọng tham gia của các doanh nghiệp Việt thấp hơn nhiều so với phương án 200 – 250 km/giờ. Nếu tính hiệu quả khai thác so với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, duy trì vận hành, thì quá lãng phí.

“Nhu cầu hàng hóa thì còn ổn định hoặc có xu hướng tăng trưởng chứ nhu cầu khách đi tàu thì chưa chắc. Tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam nhanh nhất cũng phải 10 năm nữa mới hoàn thành. Khi đó, nhu cầu đi lại thay đổi, tâm lý người dân thay đổi. Nếu chỉ chở khách thì với nhu cầu di chuyển trục Bắc – Nam, cùng cạnh tranh với hàng không, tương lai ĐSTĐC thua lỗ triền miên có thể thấy rõ”, TS Vũ Đình Ánh đặt vấn đề.

Nếu làm ĐSTĐC vốn đầu tư 67 tỉ USD chỉ để chở khách, rồi còn nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở hàng, thì lãng phí gấp đôi. Khổ đường sắt hiện hữu không chuẩn, trang thiết bị lạc hậu, muốn thay khổ đường phải thay theo nền đất, rồi còn thay toa, thay đủ thứ. Không phải vô cớ mà nhiều nước thừa tiềm lực tài chính và công nghệ để làm ĐSTĐC chạy tàu 300 – 350 km/giờ nhưng họ không làm. Rất ít nước đầu tư ĐSTĐC như vậy chỉ để chở khách. Phải xác định trọng trách của đường sắt VN là vận chuyển hàng hóa.

TS Vũ Đình Ánh

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/hien-ke-duong-sat-cao-toc-bac-nam-chi-cho-khach-hay-cho-ca-hang-185241125210724129.htm

Cùng chủ đề

Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước

Kinhtedothi - Sáng ngày 28/3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” nhằm chủ động chuẩn bị nguồn lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh...

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu ‘xé gió’…

(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội...

Cho phép sinh viên chuyển ngay sang các chuyên ngành đường sắt hiện đại

Trường ĐH Giao thông vận tải cho phép một số sinh viên đang học các chuyên ngành khác được chuyển sang các chuyên ngành phục vụ lĩnh vực đường sắt hiện đại cao ngay từ học kỳ 2 năm học 2024 - 2025. ...

Doanh nghiệp nội sẽ ‘vào việc ngay’ khi được làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Các doanh nghiệp trong nước khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia các dự án đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhưng Nhà nước cần sớm ban hành hành lang pháp lý. Với mục tiêu chuẩn bị cho việc đầu tư dự án đường sắt tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các tuyến đường sắt đô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác vì lợi ích nhân dân hai nước

Chiều 25.10, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc, thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng được gặp lại Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Trương Hựu Hiệp, khẳng định VN và Trung Quốc là láng giềng núi liền núi, sông liền sông; có tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là...

Liên tiếp bắt 5 vụ và 13 người mua bán, sử dụng ma tuý ở Thanh Hoá

Ngày 24/11, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, từ 30/10 đến nay, Công an thị xã Bỉm Sơn liên tiếp phát hiện, bắt giữ 5 vụ, 13 người mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.Điển hình, khoảng 12h ngày 30/10, qua công tác nắm tình hình Công an thị xã Bỉm Sơn phát hiện, bắt quả tang 2 người là Đặng Trung Thành (sinh năm 1973 ở phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm...

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất