Trang chủNewsThời sựHệ thống phòng thủ ven biển thời nhà Nguyễn

Hệ thống phòng thủ ven biển thời nhà Nguyễn


Từ thời vua Gia Long, ngoài các đội thuyền túc trực trên sông, vịnh, nhà Nguyễn đã xây dựng hệ thống phòng thủ cửa biển chống giặc ngoại xâm.

Sau khi thống nhất đất nước, Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế ngày nay) làm kinh đô. Chính quyền non trẻ thường xuyên bị phương Tây phái tàu thuyền tới dòm ngó.

Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ bờ biển của nhà Nguyễn còn thô sơ. Bán đảo Sơn Trà chỉ có một đài đốt lửa trên đỉnh núi để quan sát mặt biển và đốt lửa truyền tín hiệu khi có tàu thuyền nước ngoài chuẩn bị vào vịnh. Cửa biển Đà Nẵng có một đồn binh phòng nhỏ, nằm ở rìa tả ngạn sông Hàn.

Nhiều tài liệu chính sử triều Nguyễn ghi lại, vua Gia Long nhận định nguy cơ bị xâm lược từ các nước phương Tây nên đã yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài chỉ được vào giao thương tại vịnh Đà Nẵng, đồng thời xây hệ thống đồn lũy phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng thủy binh ở cửa biển.





Trấn Hải Thành được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, nhằm canh phòng, bảo vệ hải phận biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Võ Thạnh

Trấn Hải Thành được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, nhằm canh phòng, bảo vệ hải phận biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Võ Thạnh

Xác định cửa biển Thuận An, cửa ngõ ra Biển Đông của kinh đô Huế là nơi trọng yếu, năm 1813 vua Gia Long sai quan đại thần Nguyễn Đức Xuyên trông coi xây dựng đài Trấn Hải tại đây. Đài xây xong bị mưa bão làm sạt lở, nhà Nguyễn phải cho đóng cừ, xây kè đá và trồng hàng nghìn cây dừa trên cồn cát xung quanh.

Cùng thời điểm trên, vua cho xây đài Điện Hải sát biển ở tả ngạn cửa sông Hàn. Đài đắp bằng đất, phía ngoài có hào nước bao quanh. Trên hào từ bờ sông vào có cầu gỗ, thiết kế theo dạng cầu rút ván. Phía trong đài là doanh trại. Phía nam đài có cột cờ. Tàu thuyền từ biển vào cửa sông Hàn (rộng khoảng 200 m) đều có thể nhìn thấy pháo đài và cột cờ.

Do đài Điện Hải đắp bằng đất, thường xuyên bị sóng biển xâm thực, triều đình sai Đô thống chế Tống Phước Lương huy động 500 người dân Quảng Nam sửa chữa, đồng thời cho xây dựng bảo An Hải bên bờ hữu ngạn cửa sông Hàn.

Đài Trấn Hải, đài Điện Hải và bảo An Hải là ba công trình quân sự đầu tiên triều Nguyễn cho xây dựng nhằm phòng giữ cửa biển Huế và Đà Nẵng. Ngay khi các công trình hoàn thành, vua Gia Long đi đường bộ đến cửa Thuận An (Huế), rồi đi đường thủy vào Đà Nẵng kiểm tra.

“Việc đích thân tổ chức một chuyến tuần du dài ngày từ Huế về đài Trấn Hải rồi đài Điện Hải cho thấy sự quan tâm lớn của vua Gia Long về phòng giữ những vị trí bờ biển trọng yếu, phản ánh tầm quan trọng của đài Điện Hải với việc bảo vệ bờ biển Đà Nẵng và cả vấn đề quốc phòng, an ninh của đất nước vào đầu thời nhà Nguyễn”, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, nói.

Xây dựng Hải Vân quan, củng cố hệ thống phòng ngự ven biển

Với tầm nhìn chiến lược về biển đảo, vua Minh Mạng quan tâm hơn việc bố phòng cửa biển ở Huế và Đà Nẵng. Năm 1822, vua cho dời đài Điện Hải vào bên trong sông Hàn. Ngoài việc chọn gò đất cao rộng, đo đạc kỹ lưỡng, nhà Nguyễn đã dùng gạch, các loại đá thềm, đá lát xây đài, thay vì dùng đất đắp như xưa. Bên trong có kỳ đài, nhà quân trú, kho thuốc đạn. Điện Hải trở thành cứ điểm quân sự quan trọng hàng đầu trong hệ thống phòng thủ cửa biển Đà Nẵng.

Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây Hải Vân quan trên đỉnh đèo Hải Vân, nằm giữa kinh đô Huế và Đà Nẵng. Vua giao quân lính dùng kính viễn vọng quan sát tàu thuyền ra vào cửa biển Đà Nẵng, nếu thấy tàu lạ thì bắn pháo hiệu để lực lượng tuần du ở cửa sông Hàn, bán đảo Sơn Trà kiểm tra. Trên bán đảo Sơn Trà, vua cho xây dựng nhiều công trình, tạo thành hệ thống phòng thủ liên hoàn, kết nối chặt chẽ với Điện Hải và An Hải.





Thành Điện Hải được xây dựng thời vua Minh Mạng, còn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Đông

Thành Điện Hải được xây dựng thời vua Minh Mạng, còn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Đông

Tháng 5/1830, nhà vua phái 2 quản vệ, 16 suất đội, 800 biền binh sửa đài Trấn Hải. Sách Đại Nam Thực lục ghi chép, vua Minh Mạng dụ Bộ Công rằng sửa đài bằng vật liệu chắc chắn, bền vững, “nếu mờ ám lương tâm làm qua loa xong việc, hoặc bớt xén giả dối để đến nỗi trong hạn ba năm, thành quách gạch đá sụp đổ gãy nát hay là phình ra khuyết vào thì tất phải giao Bộ Hình xử rất nghiêm”.

Đánh giá đài Trấn Hải có vị trí quan trọng, trấn ngữ ở bờ biển khác hẳn với các pháo đài khác, năm 1834 vua Minh Mạng đặc cách cho gọi là thành. Thành được thiết kế hình tròn, chu vi 284,8 m, cao 6 m, trên thành có 99 ụ súng đại bác. Có hai cửa vòm, trong đó cửa chính nhìn về hướng nam và cửa phụ ở mặt sau thành như lối thoát hiểm. Xung quanh thành có hào rộng 4 m, sâu 2,4 m.

Cùng năm 1834, vua Minh Mạng quyết định nâng cấp đài Điện Hải lên thành. Thành có ba cửa đông, nam và tây, chu vi 589 m, thành trong cao 5,08 m, thành ngoài 2,96 m. Hào rộng 19,08 m, sâu 2,96 m. Diện tích toàn bộ thành Điện Hải tính theo vòng thành ngoài là 18.340 m2. Tại bốn góc thành có bốn pháo đài lồi, mỗi pháo đài bố trí 7 khẩu súng thần công. Việc bố trí hỏa lực tại các góc lồi này sẽ thay đổi tùy theo thực tế hướng tấn công của đối phương.

Năm 1840, triều đình cho xây pháo đài Phòng Hải trên bán đảo Sơn Trà, có nhiệm vụ phòng thủ và kiểm soát tàu thuyền ra vào mạn phía đông cửa vịnh Đà Nẵng. Các điểm phòng thủ tại cửa biển Đà Nẵng tiêu biểu gồm tấn Đà Nẵng, tấn Cu Đê, thành Điện Hải, thành An Hải (chế ngự lối vào cửa sông Hàn), đài phong hỏa, pháo đài Định Hải, pháo đào Phòng Hải, 7 bảo Trấn Dương và tuyến phòng thủ Hải Vân.

“Nhìn tổng thể, ở đây có cả hệ thống phòng thủ liên hoàn, có tính chất đối xứng, đối ứng, liên kết giữa các điểm. Mỗi vị trí đều có những chức năng riêng và cũng có tính tương trợ, thông tin khi cần”, ông Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa, đánh giá.





Di tích Hải Vân quan đang được phục dựng. Ảnh: Nguyễn Đông

Di tích Hải Vân quan đang được phục dựng. Ảnh: Nguyễn Đông

Sau hai lần tàu hải quân Pháp gây hấn ở Đà Nẵng (1847 và 1856), triều đình nhà Nguyễn đã đặt 20 cỗ xe súng đại bác ở đồn Trấn Dương, nằm phía trên pháo đài Phòng Hải; đắp lũy cát rồi trồng cây gai che lấp từ thành An Hải đến chân núi Sơn Trà và từ thành Điện Hải đến cảng Thanh Khê.

4.000 cân thuốc súng cũng được chuyển từ kinh thành Huế vào giao cho các đồn phòng thủ. Còn thành Trấn Hải được vua Tự Đức xây dựng thêm hành cung và đặt thêm các ụ súng. Hệ thống đồn lũy cũng được thiết lập từ cửa Thuận An, phá Tam Giang đến sông Hương.

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, cho rằng ngay từ ban đầu, các vua triều Nguyễn đã nhìn nhận được mối đe dọa từ phương Tây nên đã xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển. Ở kinh đô Huế, triều Nguyễn xây dựng được lực lượng thủy binh mang tên Kinh kỳ Thủy sư. Tại cửa biển Thuận An, triều đình xây đài Trấn Hải kiên cố và thiết lập hệ thống đồn lũy dày đặc trên sông Hương, cửa ngõ chính tàu thuyền vào kinh thành Huế.

Triều Nguyễn đã cố gắng xây dựng hệ thống phòng thủ, nhưng không thể đương đầu với liên quân Pháp – Tây Ban Nha. Ngày 1/9/1858, liên quân nổ súng tấn công Đà Nẵng, sau 3 đợt công kích đã phá thủng hệ thống phòng thủ ven biển, chiếm được các đồn và thành Điện Hải.

25 năm sau, vào năm 1883, quân Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An, thành Trấn Hải thất thủ, các quan trấn giữ thành là Lê Sĩ và Lê Chuẩn tử trận, quan Lâm Hoành và Trần Thúc Nhẫn nhảy xuống sông tự vẫn. Triều đình buộc phải ký hòa ước Quý Mùi (hòa ước Harmand, 1883), chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.

Dấu tích rõ nét nhất còn lại đến ngày nay của hệ thống phòng thủ ven biển triều Nguyễn là thành Điện Hải và Trấn Hải, các thành, đồn khác không còn. Sau năm 1975, thành Trấn Hải trở thành đồn biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, đến năm 1997 được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Thành Điện Hải được Thủ tướng công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Nguyễn Đông – Võ Thạnh

Bài tiếp: Cuộc chiến bảo vệ Đà Nẵng 165 năm trước




Source link

Cùng chủ đề

Ai đỗ trạng nguyên ở tuổi 50 tuổi nhờ nghe lời vợ?

Từng định từ bỏ vì thi mãi không đỗ đạt, sau nghe theo lời khuyên của vợ, ông cố chí học hành và đỗ trạng nguyên ở tuổi 50. Người được nhắc đến là Vũ Tuấn Chiêu (1425-?), còn có tên khác là Vũ Tuấn Thiều, quê phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay. Ông từng đỗ trạng nguyên đời vua Lê Thánh Tông, trong khoa thi Ất Mùi (1475).Theo sách Sử Việt những bất ngờ lý...

Khơi dậy tình yêu văn hoá và lịch sử qua Dự án “Nét Việt Nam”

(Tổ Quốc) - Mục tiêu của dự án là bảo tồn những giá trị văn hoá đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Nhà ngoại giao tài giỏi bậc nhất sử Việt, hoàng đế Trung Hoa cũng phải nể phục

Dưới thời vua Quang Trung, một vị mÆ°u sÄ© mỗi lần đi sứ đều được vua Càn Long và triều thần nhà Thanh nể phục, hết lời khen ngợi. Ông chính là Ngô Thì Nhậm (1746-1803), con đầu của Ngô Thì Sĩ, quê ở làng Tó, huyện Thanh Oai (nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Năm 1775, Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ, làm quan tại triều Lê - Trịnh giữ chức Hộ khoa cấp sự...

Vì sao 11 đời vua Nguyễn không lập ngôi hoàng hậu?

Thời vua Minh Mạng trở đi, hậu cung triều Nguyễn đều để trống ngôi vị hoàng hậu, chỉ ban tước cao nhất là hoàng quý phi. Vào năm 1836, vua Minh Mạng chia các phi tần trong hậu cung làm 9 bậc gọi là cửu giai (chữ giai nghĩa là đẹp), bậc cao nhất là nhất giai. Cao hơn cả cửu giai là hoàng quý phi, rồi đến hoàng hậu. Nhưng thực tế vua Minh Mạng chưa lập ai làm...

Vị vua nào tổ chức đánh bạc, đi chơi bị trộm cả ấn tín lẫn gươm?

Đây là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Trần, nổi tiếng ăn chÆ¡i trác táng, thường bỏ bê việc triều chính. Người được nhắc tới chính là vua Trần Dụ Tông (1336 - 1369), tên huý là Trần Hạo. Ông là con thứ 10 của Trần Minh Tông, hoàng đế thứ 7 của triều Trần. Khi mới 5 tuổi, Trần Hạo được lập lên kế vị, 6 tuổi làm vua.Trong giai đoạn đầu làm vua, nhờ có Thượng hoàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt...

[Ảnh] Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. -Theo Vietnamplus Nguồn: https://kinhtedothi.vn/anh-be-mac-hoi-nghi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii.html

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao tốc sẽ rất đông. ...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Mới nhất

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Mới nhất