Trang chủNewsThế giớiHệ thống chiến lũy Ukraine phải vượt qua khi phản công

Hệ thống chiến lũy Ukraine phải vượt qua khi phản công


Nga xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố nhiều lớp dọc chiến tuyến ở Ukraine, buộc lực lượng Kiev phải tìm cách xuyên thủng khi phản công.

Trong lúc các binh sĩ Ukraine nhiều tháng qua huấn luyện với vũ khí phương Tây để chuẩn bị cho chiến dịch phản công, lực lượng Nga lại tập trung xây dựng hệ thống phòng thủ để ngăn chặn họ.

Ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Nga đã xây dựng mạng lưới chướng ngại vật phức tạp gồm hệ thống hầm hào, công sự, phòng tuyến “răng rồng” ngăn xe tăng hay những bãi mìn khắp khu vực miền nam Ukraine, nơi Kiev dồn lực cho mũi phản công.





Lính Ukraine khai hỏa vào vị trí của quân đội Nga ở khu vực Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters

Lính Ukraine khai hỏa vào vị trí của quân đội Nga ở khu vực Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters

Để phản công thành công, Ukraine phải tìm cách đột phá qua nhiều lớp chiến lũy đã được Nga dày công xây dựng và củng cố. Phòng tuyến mà Nga thiết lập chủ yếu nằm ở khu vực Zaporizhzhia và Kherson, miền nam đất nước.

Hồi tháng 5, giới chức Mỹ tin rằng quân đội Ukraine có thể tiến đủ xa về phía nam để cắt đứt hành lang trên bộ nối Nga với bán đảo Crimea, nơi Moskva đã sáp nhập từ năm 2014.

Tuy nhiên, vụ vỡ đập Kakhovka trên sông Dnieper đã khiến kế hoạch này trở nên “bất khả thi”. Quân đội Ukraine giờ đây không thể băng qua sông Dnieper cùng những vùng ngập nước rộng lớn ở hướng Kherson để tấn công phòng tuyến Nga. Mặt đất lầy lội vì nước lũ cũng ngăn cản họ sử dụng những vũ khí hạng nặng như xe tăng trong ít nhất một tháng.

Mùa thu năm ngoái, Ukraine đã mở đợt phản công bất ngờ đẩy lui quân đội Nga ở vùng đông bắc. Lúc bấy giờ, họ đạt được thành công vì phần vì Nga chưa xây dựng phòng tuyến kiên cố và Ukraine cũng áp đảo đối phương về quân số ở mặt trận Kharkov, do Nga đã điều phần lớn lực lượng tinh nhuệ xuống phía nam.

Kể từ đó, Nga đã huy động hơn 300.000 nghìn quân dự bị triển khai tới Ukraine. Dù những binh sĩ này chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến, Moskva vẫn hy vọng số lượng đông đảo của họ có thể tạo ra thay đổi mang tính quyết định.

“Họ không phải đội quân được huấn luyện và trang bị tốt nhất, nhưng điều quan trọng là họ ở đó”, Scott Boston, nhà phân tích quốc phòng tại RAND Corp, tổ chức nghiên cứu toàn cầu tại California, Mỹ, bình luận.

Trong khi bộ binh Nga có thể thiếu kỹ năng tác chiến chuyên sâu, lực lượng công binh của họ không như vậy.

Những rào cản mà Nga đã tạo ra bao gồm vô số chiến hào được đào theo hình zigzag. Từ đây, quân phòng thủ có thể bắn vào lực lượng tấn công ở nhiều góc. Chúng cũng được xây dựng thành nhiều lớp, để binh sĩ khi mất tuyến phòng thủ đầu tiên có thể rút về tuyến hai để tiếp tục chiến đấu.

Các lô cốt được xây dựng với mục tiêu định sẵn, vì vậy binh sĩ sử dụng súng máy không cần bận tâm đến việc tính toán phần tử bắn, trong khi phe tấn công sẽ vừa phải nhanh chóng cơ động vừa ngắm bắn.





Hình ảnh vệ tinh từ đầu năm nay cho thấy các công sự và răng rồng của Nga ở Crimea. Ảnh: Maxar Technology

Hình ảnh vệ tinh từ đầu năm nay cho thấy các công sự và “răng rồng” của Nga ở Crimea. Ảnh: Maxar Technology

“Những điều này cho phép một lực lượng kém năng lực hơn làm tốt hơn những gì có thể và khiến việc vượt qua phòng tuyến trở nên khó khăn hơn”, Fabian nhấn mạnh.

Ukraine đang nhắm vào vào hậu phương của Nga, sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công các kho nhiên liệu và trung tâm chỉ huy. Kiev từng sử dụng chiến thuật tương tự vào mùa thu năm ngoái, cắt đường tiếp tế cho quân đội Nga ở thành phố miền nam Kherson, khiến Moskva phải rút lui hồi tháng 11.

Tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy của lực lượng Mỹ đóng tại châu Âu, cho biết việc nhắm mục tiêu vào tuyến hậu cần, khiến quân đội đối phương thiếu hụt các nguồn cung cơ bản là cách mà Ukraine có thể tận dụng để làm giảm lợi thế nhân lực của Nga.

“Chướng ngại vật chỉ có hiệu quả nếu chúng được yểm trợ bởi hỏa lực”, ông nói.

Theo Hodges, Ukraine sẽ không phải xuyên thủng phòng tuyến Nga trên một mặt trận rộng lớn, mà có thể chỉ cần tập trung vào một vài nơi yếu nhất. “Họ cần xâm nhập sâu vào hai hoặc ba khu vực. Tôi tin họ sẽ có sức mạnh áp đảo ở một số điểm nhất định”, ông cho hay. “Nhưng họ sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại và nhiệm vụ rất thách thức”.

Để vượt qua hệ thống chướng ngại vật và chiến hào Nga, quân đội Ukraine sẽ phải sử dụng các thiết bị công binh chuyên dụng như xe ủi đất bọc thép hay xe bắc cầu có khả năng cơ động nhanh chóng trên chiến trường.

Máy ủi hay lực lượng công binh có thể nhanh chóng dọn dẹp hoặc phá hủy phòng tuyến “răng rồng”. Việc vô hiệu hóa bãi mìn tốn nhiều thời gian hơn và phức tạp hơn, ngay cả khi Ukraine đã được phương Tây cung cấp xe phá mìn chuyên dụng.

Tướng Ivan Popov, tư lệnh Tập đoàn quân số 58 thuộc Quân khu miền Nam quân đội Nga, cho biết Lữ đoàn cơ giới số 47 tinh nhuệ của Ukraine hôm 8/6 đã mở 4 đợt tấn công vào phòng tuyến Nga tại Zaporizhzhia, nhưng đều bị những bãi mìn dày đặc ngăn cản.

Hệ thống phòng thủ như những gì Nga đã tạo dựng không cần bố trí nhân sự dày đặc ở khắp mọi nơi. Khi một tuyến phòng thủ có nguy cơ bị tràn ngập, Nga có thể điều động binh lực, hỏa lực từ nơi khác để “bịt lỗ hổng” và lấy lại thế trận.





Chiến hào và phòng tuyến răng rồng Nga xây dựng ở tỉnh Zaporizhzhia trong ảnh vệ tinh công bố hôm 12/4. Ảnh: Drive

Chiến hào và phòng tuyến răng rồng Nga xây dựng ở tỉnh Zaporizhzhia trong ảnh vệ tinh công bố hôm 12/4. Ảnh: Drive

Tuy nhiên, điều đó cũng đòi hỏi bộ binh Nga trong chiến hào phải kéo dài thời gian cầm cự đủ lâu để các lữ đoàn thiết giáp cơ động có thể nhanh chóng triển khai quân tiếp viện với số lượng đủ lớn.

Nếu quân Ukraine vượt qua được các bãi mìn, Nga sẽ phải nhanh chóng điều xe tăng, thiết giáp chở quân tới khu vực với số lượng lớn. Điều này được cho là thách thức đối với Moskva, vốn chủ yếu dựa vào các tuyến đường sắt để vận chuyển lực lượng và trang thiết bị.

Liệu Nga có lực lượng phản ứng đủ nhanh hay không là một trong những ẩn số lớn mà Kiev phải đối mặt. Nếu Nga đủ khả năng cơ động và điều quân từ vị trí này tới vị trí khác, Ukraine sẽ khó lòng vượt qua phòng tuyến của họ.

Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trụ sở ở Washington, so sánh tình hình ở Ukraine hiện nay với cuộc chiến tranh Iran – Iraq vào những năm 1980, khi giao tranh diễn ra giữa các chiến hào, khiến xung đột rơi vào bế tắc kéo dài.

Iraq khi đó đã xây dựng một chiến tuyến dài kết hợp giữa bộ binh trong chiến hào với các đơn vị thiết giáp và Vệ binh Cộng hòa cơ động cao ở phía sau.

Cancian cho hay bộ binh Iraq đã cầm cự đủ lâu để quân tiếp viện từ lực lượng Vệ binh Cộng hòa được chuyển tới bằng xe thiết giáp, khiến quân Iran chưa bao giờ chọc thủng được phòng tuyến của họ.

“Bộ binh phải đủ tốt để giữ vững phòng tuyến cho đến khi quân tiếp viện đến”, ông nói. “Đấy là yêu cầu tối thiểu họ cần đáp ứng”.

Vũ Hoàng (Theo WSJ)




Source link

Cùng chủ đề

Kyiv bác tin giữ Kursk để ‘chờ ông Trump nhậm chức’

Ngày càng xuất hiện những thông tin cho rằng động thái quân sự và chính trị tại Ukraine ít nhiều liên quan thời điểm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ. ...

Điểm danh những địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood

Những địa điểm này mang đến vẻ đẹp đặc trưng và tạo dấu ấn khó quên cho mỗi...

Nga tấn công hai thành phố lớn Ukraine, giao tranh ác liệt ở Kherson

Tại vùng ngoại ô Obolon của Kiev, chính quyền quân sự địa phương cho biết các mảnh vỡ từ tên lửa Nga rơi xuống đã gây ra hỏa hoạn và làm hư hại ban công của một tòa nhà chung cư 14 tầng vào Chủ nhật. ...

Bom dẫn đường KAB Nga phá huỷ trung tâm kiểm soát quân sự của Ukraine

Theo AVP, cuộc không kích bằng 4 quả bom dẫn đường thế hệ mới KAB của Nga đã phá huỷ một trung tâm kiểm soát quân sự của Ukraine nằm ở hữu ngạn sông Dnieper, vùng Kherson. Theo thông tin từ các nguồn quân sự, cuộc tấn công được thực hiện với độ chính xác cao. Hình ảnh mà các nhà báo của AVP có được cho thấy khoảnh khắc cuộc tấn công chính xác của Nga. Kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO

Vài ngày sau khi ký sắc lệnh về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump cân nhắc gia nhập trở lại. ...

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Mới nhất

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung...

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4UBND tỉnh Quảng...

Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty

Dệt may 29/3 mở rộng qua M&A; Đức Long Gia Lai mua lại vốn góp từ công ty liên kết từng thoái vốn; Tập đoàn 911 mở thêm một công ty; Một thành viên Vietravel hoàn tất thủ tục giải thể... Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công tyDệt may...

PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%

Với gần 111 triệu cổ phiếu lưu hành, dự kiến PJICO sẽ chi gần 111 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này. Danh sách cổ đông sẽ chốt vào ngày 14/2. PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%Với gần 111 triệu cổ phiếu lưu hành, dự kiến PJICO...

Mới nhất