Trang chủNewsKinh tếHé lộ những vùng kinh tế động lực của Quảng Ngãi

Hé lộ những vùng kinh tế động lực của Quảng Ngãi

Trong giai đoạn 2021–2030, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến sẽ phát triển theo 6 vùng không gian kinh tế động lực, với định hướng phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội theo đặc trưng cho từng vùng để đảm bảo sự phát triển cân bằng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Bên cạnh đó, tỉnh dự kiến sẽ hình thành 4 hành lang kinh tế chiến lược. Vậy đâu là những vùng kinh tế động lực và hành lang kinh tế chiến lược này?

Một góc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi nhìn từ trên cao Ảnh Đinh Hương – TTXVN

Một góc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi nhìn từ trên cao. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia

Ngày 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1456/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định này, trong thời gian từ nay tới năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành “tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước”.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ nỗ lực để “hình thành Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất và phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển – đảo”.

Về các mục tiêu cụ thể, tỉnh đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 – 2030 là 7,25 – 8,25%/năm; trong đó tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4 – 5%/năm; tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp đạt 8,25 – 9,25%/năm; tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt 10,0 – 11,0%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.700 – 7.900 USD…

6 vùng kinh tế động lực

Trong Quy hoạch, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến sẽ phát triển theo 06 vùng không gian kinh tế động lực với định hướng phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội theo đặc trưng cho từng vùng để đảm bảo sự phát triển cân bằng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Các vùng kinh tế động lực này gồm:

– Vùng kinh tế động lực Cụm đô thị và Trung tâm dịch vụ bao gồm thành phố Quảng Ngãi và một phần các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, trong đó thành phố Quảng Ngãi đóng vai trò thủ phủ của tỉnh, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, thương mại dịch vụ đô thị, trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho toàn tỉnh.

– Vùng động lực công nghiệp của tỉnh bao gồm huyện Bình Sơn (Khu kinh tế Dung Quất) và một phần huyện Trà Bồng, huyện Sơn Tịnh. Đây là khu vực trọng điểm công nghiệp và dịch vụ hậu cần, định hướng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các ngành công nghiệp lọc hoá dầu, luyện thép, chế tạo sau thép, năng lượng tái tạo, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế biến gỗ, các ngành công nghiệp hỗ trợ… và dịch vụ logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển gắn với cảng nước sâu Dung Quất, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai, định hướng lâu dài phát triển cảng trung chuyển, giao thương hàng hóa quốc tế.

– Vùng kinh tế sinh thái biển, bao gồm thị xã Đức Phổ và huyện Mộ Đức. Các địa phương này sẽ trở thành trung tâm đầu mối kinh tế sinh thái biển Quảng Ngãi, với trung tâm là thị xã Đức Phổ, hình thành trung tâm hậu cần nghề cá của khu vực, gắn với công nghiệp hậu cần nghề cá, trung tâm đầu mối, giao thương thủy sản hình thành chuỗi giá trị ngành hàng, trung tâm xúc tiến, trung tâm hỗ trợ công nghệ đánh bắt và nuôi trồng xa bờ, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ cao hướng tới khai thác bền vững.

– Vùng kinh tế rừng xanh bao gồm các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Tại vùng kinh tế này sẽ hình thành các trung tâm kinh tế miền cao, vùng trồng dược liệu, trồng chè, trồng rừng cây gỗ lớn, phát triển rừng trồng sản xuất, cây lâm sản ngoài gỗ, các trung tâm chế biến lâm sản, phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch – văn hoá địa phương, hướng tới đột phá kinh tế rừng cho Quảng Ngãi.

– Vùng kinh tế nông nghiệp bao gồm các khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi phát triển nông nghiệp xen giữa các khu vực đồi núi thuộc địa giới hành chính của các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, một phần huyện Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Tại vùng kinh tế này, tỉnh chủ trương giảm thâm dụng tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, hình thành các hành lang kinh tế hỗn hợp – tuần hoàn, các vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các vùng chuyên canh sản xuất nông – lâm sản.

– Vùng kinh tế biển đảo bao gồm Đảo Lý Sơn “Ngọc lớn – Ngọc bé” của Biển Đông, với định hướng vai trò là tiền phương của ngành du lịch biển đảo, khu vực này sẽ phát triển trở thành một đô thị du lịch cao cấp gắn với các hoạt động tham quan nghỉ dưỡng biển, du lịch trải nghiệm các lễ hội truyền thống, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương (hành, tỏi…), bảo tồn và phát huy các làng chài.

Bên cạnh đó, tỉnh dự kiến sẽ hình thành 4 hành lang kinh tế chiến lược, gồm hành lang kinh tế Bắc Nam (Dung Quất – thành phố Quảng Ngãi – Sa Huỳnh); hành lang Đông Tây phía Bắc (Lý Sơn – Dung Quất – Trà Bồng – Trà My dọc quốc lộ 24C, mở rộng kết nối Trà My và cửa khẩu Nam Giang); hành lang Đông Tây phía Nam (Sa Huỳnh – Ba Tơ – Bờ Y); và hành lang kinh tế kết nối nội vùng dọc tỉnh lộ 622, 626 và 24B kết nối từ Trà Bồng đến Ba Tơ (Ba Vì – Sơn Hà – Sơn Tây – Trà Bồng).

Quảng Ngãi sẽ có 18 đô thị

Trong thời gian từ nay đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu phát triển hệ thống đô thị gồm 18 đô thị (khi đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí theo quy định), bao gồm: 01 đô thị đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại I là thành phố Quảng Ngãi; 02 đô thị đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại III là thị xã Bình Sơn và thị xã Đức Phổ; 01 đô thị loại IV là huyện Lý Sơn; 14 đô thị loại V, trong đó, có 06 đô thị dự kiến đạt một số tiêu chí đô thị loại IV là: đô thị Di Lăng (mở rộng), Trà Xuân (mở rộng), Ba Tơ (mở rộng), La Hà – Sông Vệ (mở rộng), Chợ Chùa, Mộ Đức.

Trong các đô thị trên, thành phố Quảng Ngãi được xác định là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị – kinh tế, văn hoá – xã hội và khoa học kỹ thuật, trong khi thị xã Bình Sơn là đô thị công nghiệp – thương mại dịch vụ – du lịch, còn thị xã Đức Phổ là đô thị sinh thái, trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng phía Nam tỉnh Quảng Ngãi. Các đô thị còn lại đóng vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại của đơn vị hành chính cấp huyện.

Sẽ có tuyến đường sắt đô thị tại Khu kinh tế Dung Quất

Trong phương án phát triển mạng lưới giao thông, về đường sắt, Quảng Ngãi dự kiến sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt đô thị tại Khu kinh tế Dung Quất nhằm định hướng kết nối với tỉnh Quảng Nam.

Khu kinh tế Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: TTXVN phát

Về hàng không, Quảng Ngãi sẽ nghiên cứu phát triển cảng hàng không, sân bay tại vị trí có tiềm năng là huyện đảo Lý Sơn khi đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó, tỉnh dự kiến sẽ nghiên cứu đầu tư trung tâm logistics cấp vùng tại Khu kinh tế Dung Quất, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các trung tâm logistics vệ tinh bổ trợ cho trung tâm logistics cấp vùng tại các địa phương, tại các vị trí đấu nối với cao tốc Bắc – Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội./.

Lê Hương

Cùng chủ đề

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu bình an và những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình. Vào ngày này, nhiều gia đình thường...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. Vậy làm sao để...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

(MPI) - Chiều ngày 08/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohamed Alsuwaidi nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa hai quốc gia. Thứ trưởng Trần Quốc Phương và Bộ trưởng Mohamed Alsuwaidi tại buổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Dự báo giá vàng ngày mai 08/02/2025: Tiếp tục neo cao

Dự báo giá vàng ngày mai 08/02/2025: Giá vàng thế giới giảm sau đà tăng “nóng” tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn neo ở mức cao, gần 90 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý...

Giá vàng hôm nay ngày 2/2/2025: Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu đồng/lượng, vàng miếng và vàng nhẫn xấp xỉ nhau

Giá vàng hôm nay ngày 2/2 vẫn duy trì mức giá ổn định, dao động trong khoảng 86 - 88 triệu đồng/lượng. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 9/2/2025 không sôi động

Dự báo giá cà phê ngày mai 9/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 9/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 8/2/2025 giá cà phê Robusta đã có phiên giảm mạnh so với ngày hôm qua, mức giảm từ 72 - 90 USD/tấn. Cụ thể,...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2: Gạo thơm tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, thị trường lượng lai rai, gạo thơm một số loại tăng mạnh, lúa chững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Gạo các loại tương đối bình ổn, lúa tươi vững giá so với ngày hôm qua. ...

Bất chấp mưa lạnh, người dân Hà Nội xếp hàng mua vàng

Dù thời tiết có mưa và giá rét nhưng tại những tuyến phố như Cầu Giấy, Trần Nhân Tông..., người dân Hà Nội vẫn xếp hàng mua vàng trước ngày vía Thần Tài. Chờ đợi hàng tiếng đồng hồ, bất chấp trời lạnh để mua vàng Dù giá vàng liên tục "neo" ở mức cao, sức hút của ngày vía Thần Tài vẫn không hề suy giảm. Trước thềm ngày lễ quan trọng...

Cùng chuyên mục

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu bình an và những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình. Vào ngày này, nhiều gia đình thường...

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 9/2/2025 như sau,...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê Robusta đi ngang không biến động so với ngày hôm qua. Cụ thể, giá giao hàng tháng 3/2025 là 5561...

Trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội ‘thử sức’ để doanh nghiệp Việt lớn hơn

DNVN - Khi trung tâm tài chính khu vực và quốc tế TP Hồ Chí Minh được xây dựng thành công, các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi lớn từ việc tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn. Đây là cơ hội “thử sức” để doanh nghiệp Việt Nam lớn hơn. ...

Mua căn hộ Hà Nội cần thu nhập từ 45–210 triệu đồng/tháng

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, mức thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình tại Hà Nội cao hơn khoảng 2,3 đến 10 lần so với thu nhập trung bình của hộ gia đình tại Hà Nội.Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động tại Hà Nội trong quý...

Mới nhất

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh...

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ...

Mới nhất