Trang chủNewsThời sựHãy là đa phương để cùng nhau phát triển

Hãy là đa phương để cùng nhau phát triển

(NB&CL) Thế giới tất nhiên không thay đổi chỉ sau một đêm. Xu hướng đa cực, đa phương là một quá trình dài và là sự kết nối của nhiều mắt xích. Tuy nhiên, đến lúc này, cục diện mới đó của thế giới đang dần hình thành. Nó được xem là nằm trong dòng chảy của lịch sử, phản ánh quy luật khách quan và nhu cầu của nhân loại.

Hướng tới trật tự thế giới mới: Đa phương, đa cực

Các cuộc chiến thảm khốc, khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng… trong những năm qua cho thấy hệ quả của một thế giới đơn cực, khiến các hoạt động ngoại giao gần như không có tác dụng. Vậy sự hình thành của trật tự thế giới mới theo hướng đa phương và đa cực đang diễn ra như thế nào và triển vọng là gì? Liệu nó có giúp mang lại sự công bằng và ổn định hơn hay không?

Sự thất bại của trật tự thế giới đơn cực và lưỡng cực

Thế giới đã từng được xem là “đa cực”. Gần nhất là sau Thế chiến II khi cục diện địa chính trị quốc tế được chia làm 2 khối rõ ràng là “phương Tây” và “phương Đông”. Tuy nhiên, sự “đa cực” này thực ra chỉ là “lưỡng cực”. Đỉnh điểm của thế giới lưỡng cực khi đó là Chiến tranh Lạnh. Hai bên dù không tranh đấu bằng vũ lực, song sự căng thẳng địa chính trị và cả quân sự luôn hiện hữu.

Tuy nhiên, thế lưỡng cực đó của thế giới đã đánh dấu sự kết thúc bằng sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Không thể phủ nhận, sự sụp đổ của khối Xô Viết là một bước ngoặt lịch sử đã xác định lại cán cân quyền lực toàn cầu. Đầu tiên và quan trọng nhất là sự trỗi dậy của Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 1

Sự trỗi dậy của Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đang tạo nên một trật tự thế giới mới. Nguồn: TASS

Thế giới trong nhiều thập kỷ sau đó đi theo hướng đơn cực, một chiều. Sự sụp đổ của khối Xô Viết đã tạo động lực mới cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng mạnh mẽ. Một số quốc gia Đông Âu từng theo chủ nghĩa cộng sản hoặc nằm trong khối Liên Xô cũ lần lượt gia nhập NATO hoặc một hệ thống chung do phương Tây lãnh đạo.

Sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực đã để lại khoảng trống quyền lực ở một số nơi trên thế giới, làm nảy sinh hàng loạt xung đột và căng thẳng. Các quốc gia vùng đệm trước đây giữa phương Đông và phương Tây đã phải tìm đường đi riêng, đôi khi gây ra xung đột nội bộ hoặc trở thành điểm xung đột, như các cuộc chiến tại Nam Tư cũ, Lybia, Afghanistan, Iraq…

Đặc biệt, hệ quả của nó còn dẫn đến các cuộc chiến khủng khiếp tại Gaza, Lebanon hay Syria nói riêng, tình hình vô cùng bất ổn ở Trung Đông và nhiều nơi khác nói chung ngày nay. Sự mở rộng của NATO và phương Tây trong kỷ nguyên đơn cực của thế giới cũng được xem như căn nguyên sâu xa dẫn đến xung đột Nga – Ukraine, cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.

Sẽ cần nhiều phân tích nhiều hơn nữa, nhưng thế giới đơn cực cũng như cả lưỡng cực trước đây rõ ràng không phải là công thức để tạo dựng nên một trật tự thế giới hòa bình. Những nỗi đau mà hàng triệu triệu người vẫn đang phải chịu bởi chiến tranh, bạo lực và đói khát trên khắp hành tinh là những cáo trạng rõ ràng nhất.

Thế giới đa cực ngày càng rõ ràng

Thuật ngữ “thế giới đa cực” về cơ bản dùng để chỉ một hệ thống quốc tế trong đó quyền lực được chia sẻ giữa một số quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Nó là một giải pháp thay thế cho một thế giới đơn cực. Tại đó, các cường quốc mới nổi và các khối quyền lực bắt đầu khẳng định ảnh hưởng lớn hơn trong các vấn đề thế giới, thường thông qua các kênh kinh tế và chính trị.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 hồi tháng 6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyến bố: “Nền kinh tế toàn cầu đã bước vào kỷ nguyên của những thay đổi cơ bản và mạnh mẽ. Một thế giới đa cực đang được hình thành với các trung tâm tăng trưởng mới, đầu tư mới và quan hệ tài chính giữa các quốc gia và công ty”.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 2

Chủ nghĩa đa phương có thể mang lại sự công bằng và phát triển bao trùm trên thế giới. Nguồn: 9dashline

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng cho rằng sự phát triển theo hướng đa cực là điều đáng mong đợi. Cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Liên minh châu Âu đang phấn đấu vì một thế giới đa cực, một thế giới hợp tác và hướng tới nền dân chủ hơn và tôn trọng nhân quyền hơn”. Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây cũng đã tuyên bố trên mạng xã hội X rằng: “Thế giới là đa cực, vì vậy chúng ta phải hành động phù hợp ngay bây giờ”.

Thế giới đa cực đang hình thành ngày càng rõ ràng, được đặc trưng bởi sự hiện diện của một số trung tâm quyền lực có ảnh hưởng đáng kể ở cấp độ quốc tế. Những trung tâm quyền lực này có thể là các quốc gia hoặc khối quốc gia.

Ví dụ, khối BRICS – với 5 quốc gia sáng lập Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga và Nam Phi – đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây và vừa kết nạp thêm 5 thành viên mới. Đặc biệt, Trung Quốc đã được coi là một siêu cường. Ấn Độ, với tốc độ tăng trưởng nhanh và dân số đông, đã vươn mình trở thành một nhân tố chủ chốt trên trường quốc tế. Liên minh châu Âu cũng sẽ vẫn là một nhân tố quan trọng trong thế giới đa cực này.

Trong khi đó, Mỹ rõ ràng không còn duy trì vị thế siêu cường duy nhất nữa. Ít nhất về kinh tế, thị phần của Mỹ trong GDP toàn cầu đã giảm một nửa từ 50% vào năm 1950 xuống chỉ còn 25% vào năm 2023. Thậm chí, dựa theo sức mua tương đương (PPP), tỷ lệ này chỉ là 15%, trong khi thị phần của các nước châu Á – Thái Bình Dương là 45% – trong đó Trung Quốc đóng góp 19%.

Hướng tới chủ nghĩa đa phương thực chất

Thế giới cần phải tìm ra một trật tự mới để có thể tạo nên một nền hòa bình và thịnh vượng chung. Đó không phải đơn cực (dù có theo chiều nào), lưỡng cực và thậm chí cả đa cực. Thế giới cần sự đa cực, song sự đa cực ở đây không phải là hai hay ba cường quốc (hoặc nhóm cường quốc) chia sẻ lãnh đạo thế giới, mà cuối cùng cần hướng về “vô cực”. Đó là khi các quốc gia đều bình đẳng trong mọi mối quan hệ, các cường quốc không thể sử dụng sức mạnh về kinh tế, chính trị và đặc biệt quân sự để chèn ép các quốc gia yếu thế hơn.

Đó chính là cái được gọi là chủ nghĩa đa phương – điều mà Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế tiến bộ đều đã xác định chính là nền tảng cho một trật tự thế giới mới ổn định, công bằng và đặc biệt sẽ giúp củng cố lại nền hòa bình đang rất mong manh của nhân loại.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 3

Liên hợp quốc ra đời nhằm thúc đẩy hòa bình và sự phát triển thông qua cơ chế đa phương. Nguồn: U.N

Trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa đa phương đề cập đến liên minh của nhiều quốc gia theo đuổi một mục tiêu chung. Chủ nghĩa đa phương dựa trên các nguyên tắc bao trùm, bình đẳng và hợp tác, nhằm mục đích thúc đẩy một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững hơn. Một trong những lợi thế chính của chủ nghĩa đa phương là nó cho phép các quốc gia giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài ranh giới quốc gia, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, khủng bố và đại dịch, thông qua trách nhiệm chung và chia sẻ gánh nặng.

Chủ nghĩa đa phương có tác dụng hạn chế tầm ảnh hưởng của các quốc gia hùng mạnh, ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương và trao cho các quốc gia dù nhỏ hoặc trung bình vẫn có tiếng nói và ảnh hưởng – mà họ không thể thực hiện được nếu không có nó. Nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ Miles Kahler định nghĩa chủ nghĩa đa phương là “quản trị quốc tế” hoặc quản trị toàn cầu của “nhiều bên”, và nguyên tắc cốt lõi của nó là “phản đối các thỏa thuận song phương phân biệt đối xử được cho là tăng cường đòn bẩy của kẻ mạnh đối với kẻ yếu và gia tăng xung đột quốc tế”.

Ví như việc tham gia vào các tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hay chính Liên minh châu Âu và NATO sẽ giúp ngay cả quốc gia nhỏ cũng sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt; sẽ không dễ bị “bắt nạt” về cả kinh tế, địa chính trị lẫn quân sự. Riêng khối BRICS được khẳng định sẽ giúp các quốc gia thành viên có nhiều sự lựa chọn trong thương mại, kinh tế và thanh toán quốc tế, thay vì phải phụ thuộc vào các hệ thống do phương Tây gần như hoàn toàn kiểm soát hiện nay.

Quốc gia trong một thế giới đa phương còn sẽ tham gia vào nhiều tổ chức khác biệt. Ví dụ, một nước có thể vừa tham gia BRICS, CSTO hay cả EU. Điều đó mang lại cho các quốc gia đó những mối liên hệ sâu rộng ở quy mô toàn cầu, sẽ tránh được những rắc rối, ít nhất có thể sớm giải quyết được các xung đột về kinh tế, địa chính trị hoặc cả vũ trang nếu xảy ra – những vấn đề rất khó được giải quyết trong thế giới lưỡng cực trước đây và đặc biệt đơn cực vẫn còn đang hiện hữu.

Nền móng cho hòa bình và sự phát triển bao trùm

Liên hợp quốc có Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình (24/4), nhằm nhắc nhở cho thế giới rằng đa phương là nền móng cần phải củng cố để xây dựng hòa bình và sự phát triển bền vững cho thế giới.

Thậm chí, chủ nghĩa đa phương là một phần trong DNA của Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc đặt vấn đề đa phương lên hàng đầu, là một trong những trụ cột của hệ thống quốc tế. Trong báo cáo về công việc của Liên hợp quốc gửi đến Đại hội đồng năm 2018, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã nhắc lại rằng Hiến chương vẫn là “la bàn đạo đức để thúc đẩy hòa bình, nâng cao nhân phẩm, thịnh vượng và bảo vệ nhân quyền và pháp quyền”.

Dù đã đạt được nhiều thành tựu, song về cơ bản mục tiêu xây dựng một thế giới đa phương thực chất để cùng nhau phát triển đó rõ ràng vẫn chưa có được – bất kể Liên hợp quốc sẽ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập vào năm 2025. Thậm chí, hành trình đó đã và đang có nguy cơ chệch hướng hoàn toàn. Như đã biết, sự nghèo đói và chiến tranh mới đang là gam màu chủ đạo của thế giới, không phải sự no đủ và bình yên.

Người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc, Tom Fletcher, hồi tháng 11/2024 cảnh báo rằng: “Thế giới đang cháy và chúng ta cần hành động ngay để dập tắt nó”, khi đề cập tới các cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu. Trong khi đó, Tổng thư ký Guterres tuyên bố rằng thế giới đang bước vào “thời kỳ hỗn loạn”, khi mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – cơ quan chịu trách nhiệm chính duy trì an ninh và hòa bình thế giới – lại đang chia rẽ trong hầu hết các vấn đề quan trọng của thế giới.

Để cứu vãn tình hình thì các quốc gia, các khối và các tổ chức quốc tế cần phải sẵn sàng gạt bỏ những mâu thuẫn sang một bên để hướng tới một thế giới đa phương thực chất. Đó là một hành trình hiển nhiên rất chông gai và nan giải, nhưng là cách duy nhất để giúp thế giới có được sự phát triển và bình yên lâu dài.

“Chủ nghĩa đa phương nhỏ”, những viên gạch móng đầu tiên

“Chủ nghĩa đa phương nhỏ” đang được xem như những viên gạch móng để xây dựng một thế giới đa phương thực sự, là một cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Đó là tập hợp của các quốc gia có ảnh hưởng vừa phải trên trường quốc tế. Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ cho thấy rõ ràng rằng chủ nghĩa đa phương nhỏ sẽ tồn tại và là một cách khả thi để các quốc gia tìm cách giải quyết các vấn đề.

Một ví dụ đáng tích cực về chủ nghĩa đa phương nhỏ là khi các quốc gia có vẻ rất khác nhau là UAE, Ấn Độ và Pháp trong năm 2024 vừa rồi đã đồng ý thông qua khuôn khổ ba bên trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, năng lượng và công nghệ. Ngoài ra, UAE, Indonesia và 5 quốc gia khác đã ra mắt Liên minh Rừng ngập mặn vì Khí hậu tại COP27 ở Ai Cập.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 4

Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA) có trụ sở chính tại Ấn Độ, một liên minh gồm tới 121 quốc gia chủ yếu đang phát triển, cũng đã hình thành với mục tiêu chung là thúc đẩy năng lượng mặt trời và chống biến đổi khí hậu. Diễn đàn Negev, tập hợp Mỹ, Israel, UAE, Ai Cập, Morocco và Bahrain trong một khuôn khổ mới cho hợp tác khu vực, cũng là một ví dụ khác.

Trong khi đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là ví dụ nổi bật nhất của xu hướng này. Sáng kiến ​​Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP) của Nhật Bản cũng tương tự, tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định khu vực bằng cách xây dựng cầu nối với các quốc gia khác. Đặc biệt, ASEAN, gồm các quốc gia Đông Nam Á và dựa trên sự đồng thuận trong cơ chế hoạt động, đang được xem như hình mẫu cho thấy chủ nghĩa đa phương nhỏ có thể trở thành những viên gạch móng đầu tiên để xây dựng một thế giới đa phương toàn diện, ổn định và thịnh vượng hơn.

Trần Hoà



Nguồn: https://www.congluan.vn/hay-la-da-phuong-de-cung-nhau-phat-trien-post331223.html

Cùng chủ đề

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của “Nhóm G77 và Trung Quốc”

Ngày 25/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập “Nhóm G77 và Trung Quốc”. Tham dự sự kiện có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philemon Yang cùng Đại sứ các nước thành viên G77 và Trung Quốc tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang,...

Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư Christopher Isike của Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng, BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đề cao tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, trong một thế giới có phần "hỗn loạn".

Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh...

Châu Á đang đóng vai trò lớn trong tiến trình xây dựng một thế giới đa cực

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ ra rằng, một thế giới đa cực hiện đang được xây dựng và châu Á đang đóng vai trò lớn trong tiến trình đó.

Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều dự báo trước đó đã không sai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng tỉnh Quảng Trị 500 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

(CLO) Chiều 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho...

Báo Nhân Dân tổ chức mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

(CLO) Chiều 3/2, tại Hà Nội, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Báo Nhân Dân tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025); trao Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và tổng kết khen thưởng công tác Đảng năm 2024....

Quảng Ngãi hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột

(CLO) Hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3/2 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Báo Quảng Ngãi đã đóng góp 60 triệu đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ gia đình khó khăn về...

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Hàng nghìn du khách về khai hội Gióng đền Sóc

(CLO) Ngày 03/02/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham dự. ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài trở thành Phó giáo sư trẻ nhất trường

(Dân trí) - TS Dương Hữu Huy, tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản là tân Phó giáo sư trẻ nhất Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024. ­ Năm 2024, Trường Đại học Công Thương TPHCM công nhận chức danh Phó giáo sư cho 3 tiến sĩ làm việc tại trường. Trong đó, TS Dương Hữu Huy, tân Phó giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm là người trẻ nhất của trường được bổ...

4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM – Long Thành, ùn tắc kéo dài

Vụ tai nạn liên hoàn 4 ô tô trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khiến giao thông ùn tắc kéo dài 8km. XEM VIDEO: Hôm nay 1/2 (mùng 4 Tết), vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 ô tô xảy ra trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng. Theo đó, khoảng 11h15 cùng ngày, tại Km13+700 trên cao tốc theo hướng...

Cùng chuyên mục

Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025" vào chiều tối 3-2. ...

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến thăm và chúc Tết Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Công...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Kinhtedothi-Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy - HĐND -UBND huyện Xuân Trường (quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh) tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”(1.org.vn/nhaluuniemtbttruongchinh). Thông qua ứng dụng công nghệ số, "Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh" hướng tới mục đích mở rộng phạm vi, cách thức tiếp cận, trải nghiệm mới đối với các...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội