Trang chủDi sảnHậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho...

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế


VHO – Ngày 5.11, các hậu duệ của vua Hàm Nghi đã trao tặng những kỷ vật quý mà ông từng sử dụng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Qua đó, góp phần đa dạng và phong phú cho không gian trưng bày về vua Hàm Nghi tại Huế.

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế - ảnh 1
Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng Đôi đũa bằng ngà hải mã, được sử dụng trong bữa ăn của vua Hàm Nghi giai đoạn Cần Vương 1885-1889.

TS.Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi tại Pháp, đã đại diện gia đình trao tặng các kỷ vật quý, gồm: Khay gỗ khảm xà cừ có kích thước dài 31,4cm, sâu 18,4cm và cao 10cm; Bộ sách chữ Hán với Ngự chế canh chức đồ (2 quyển), Đan đồ huyện chí (26 quyển), Tăng đính thi kinh thể chí diễn nghĩa (5 quyển).

Các hiện vật này vốn thuộc vua Hàm Nghi, chiếc khay gỗ được đem từ Việt Nam và ông luôn giữ bên mình như kỷ vật gợi nhớ về quê hương. Bộ sách chữ Hán là số ít trong những cuốn sách ông từng đọc và được lưu giữ đến nay.

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế - ảnh 2
TS.Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi trao tặng đến Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế kỷ vật Khay gỗ khảm xà cừ

Những kỷ vật quý này được Công chúa Như Mai – Trưởng nữ của vua Hàm Nghi lưu giữ cẩn thận để tưởng nhớ vua cha và được trao truyền lại cho các thế hệ sau này.

Cùng với đó, ông Đặng Văn Luyện và ông Đặng Văn Giáp, hậu duệ đời thứ 4 của vua Hàm Nghi cũng trao tặng các hiện vật liên quan đến vị vua yêu nước. Trong đó có: Đôi đũa cung đình bằng ngà hải mã, được nhận định rấy quý hiếm.

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế - ảnh 3
Hậu duệ đời thứ 4 của vua Hàm Nghi tặng Đôi tiềm bằng sứ – vật dụng trong gia đình nhà vua.

Đôi đũa này được cho là của Thái hậu Từ Dũ giao cho bà Phan Thị Hòa sử dụng trong bữa ăn của vua Hàm Nghi, giai đoạn Cần Vương 1885 – 1889. Ngoài ra, Đôi tiềm bằng sứ được trao tặng cũng là vật dụng được sử dụng trong gia đình vua Hàm Nghi.

Những hiện vật được nhận định là có giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần làm phong phú thêm cho Bộ sưu tập và không gian trưng bày về vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết: Các hậu duệ của vua Hàm Nghi ở các quốc gia khác nhau đã có cơ duyên hội tụ về Huế và trao tặng những kỷ vật quý giá, thể hiện lòng tri ân của hậu duệ nhà vua với cội nguồn, đồng thời góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế.

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế - ảnh 4
Và Bộ sách chữ Hán là số ít những cuốn sách vua Hàm Nghi đã từng đọc khi xa xứ và được công chúa Như Mai lưu giữ cẩn thận cho đến thế hệ hôm nay.

Những kỷ vật hiến tặng minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm rất quan tâm đến việc hồi hương các cổ vật.

Thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, cá nhân trao tặng hiện vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trong đó có 19 cổ vật hồi hương từ các quốc gia như Pháp, Đức, Tây Ban Nha thông qua các hình thức như tỉnh tham gia đấu giá, doanh nghiệp tổ chức đấu giá thành công và trao tặng lại, hoặc kiều bào Việt Nam ở nước ngoài trao tặng…



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/hau-due-vua-ham-nghi-trao-tang-cac-ky-vat-quy-cho-hue-110674.html

Cùng chủ đề

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của Cố đô Huế

Với công nghệ hiện đại kết hợp định danh số Nomion, chip NFC và “hộp mù,” dự án Đế đô Khảo cổ ký hứa hẹn giúp nâng cao giá trị các di sản văn hóa tại Cố đô Huế. Ngày 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên-Huế, phối hợp với Công ty Comicola và Phygital Labs ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án...

Ứng dụng công nghệ số để khám phá di sản Điện Thái Hoà

(CLO) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa triển khai trạm tương tác thông minh nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi tham quan Điện Thái Hoà. ...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Khởi công trùng tu di tích Thái Miếu ở Đại Nội Huế

(CLO) Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa tổ chức khởi công trùng tu di tích Thái Miếu, nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn, với kinh phí 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Số nhân sự cấp trưởng cũng giảm tương ứng với số đầu mối đã giảm, gồm giảm 5 bộ trưởng, 3 thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng, 219 vụ trưởng... ...

Giá vàng hôm nay, 25-1: Tăng mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay lại lao lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu sớm giảm thêm lãi suất ...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá chung...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội vào cuối tháng 1; giá chung cư Hà Nội tăng đến 50% sau 1 năm, diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: chặng đường nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng

Tối 24/1, tại thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hội hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025). Tham dự buổi lễ,...

Không phải thời hiện đại, loài người từng có “đại nhảy vọt” về công nghệ từ 900.000 năm trước?

Phát hiện tại El Barranc de la Boella không chỉ là bằng chứng về sự tiến hóa công nghệ mà còn cho thấy khả năng tư duy mô hình hóa – một bước tiến lớn trong nhận thức của...

Mới nhất