Trang chủChính trịNgoại giaoHậu bầu cử, Đức thêm "đòn đau" vì hai từ yêu thích...

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump cùng đồng minh và gia đình xuất hiện trên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị West Palm Beach ở Florida, ngày 6/11. (Nguồn: AFP)
Ông Trump từng tuyên bố rằng, thuế quan là hai từ mà ông yêu thích nhất. (Nguồn: AFP)

Vị Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ là người thích thuế quan. Ông Trump từng tuyên bố rằng, thuế quan là hai từ mà ông yêu thích nhất.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại vị với tư cách là tổng thống Mỹ, ông đã đưa quy định thuế quan với một loạt các mặt hàng như máy giặt, tấm pin Mặt trời, thép và nhôm nhập khẩu… Điều này gây ảnh hưởng đến các quốc gia trên khắp thế giới, dù là đồng minh chính trị hay không.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024, ông đã hứa hẹn nhiều hơn thế. Ông tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau đó tăng lên 20%. Bất kỳ hàng hóa nào từ Trung Quốc đều sẽ bị đánh thuế 60%.

Thuế quan – mối đe dọa với châu Âu

Ông Trump đã tập trung nhiều sự chú ý vào Trung Quốc, nhưng theo hãng tin DW, EU là “Trung Quốc thu nhỏ” với ông.

Mỹ đang có mức thâm hụt thương mại 240 tỷ USD với châu Âu. Các nước như Đức, Italy, Ireland và Thụy Điển là những nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ và chiếm phần lớn mức thâm hụt này.

Trong khi đó, nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng là đối tác thương mại lớn nhất của EU và dầu khí là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang khối 27 thành viên.

Vào cuối tháng 10, “người đàn ông thuế quan” cảnh báo rằng, ông không hài lòng với cán cân thương mại này và khẳng định châu Âu sẽ phải “trả giá đắt” nếu không nhập khẩu thêm hàng hóa từ Mỹ.

EU bán hàng hóa cho Mỹ nhiều hơn là mua từ nước này, nhưng cả hai có nhiều điểm chung và cũng có nhiều thứ để mất.

Xung đột thuế quan giữa hai bên cũng có thể trở thành vấn đề lớn đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nếu ông Trump tung loạt thuế quan mới, chắc chắn sẽ dẫn đến sự trả đũa tương ứng từ khối 27 thành viên. Điều này sẽ khiến hàng hóa châu Âu đắt hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, đẩy giá cả nói chung lên cao và góp phần gây ra lạm phát.

Thuế quan cao của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc cũng có thể gây tổn hại cho châu Âu. Nếu Bắc Kinh không xuất khẩu sang Washington, họ sẽ tìm đến châu Âu, bán hàng hóa với giá rẻ hơn.

Đức thiệt hại nặng nề

Các chuyên gia cho biết, chính sách kinh tế mà ông chủ Nhà Trắng mới đề xuất sẽ gây ra những vấn đề lớn cho EU và đặc biệt là Đức.

Nhấn mạnh điều này, Niclas Poitiers, nghiên cứu viên tại viện nghiên cứu Bruegel chuyên về thương mại và kinh tế quốc tế nói, thuế quan của ông Trump là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các quốc gia hướng tới xuất khẩu như Đức.

“Nền kinh tế châu Âu vẫn đang chao đảo vì quyết định sai lầm khi mua năng lượng từ Nga và chịu ảnh hưởng từ nhu cầu giảm từ Trung Quốc. Thuế quan của ông Trump càng làm cho triển vọng kinh tế của châu Âu trở nên u ám hơn”, ông khẳng định.

Trong khi đó, ngay sau khi ông Trump đắc cử tổng thống, ông Clemens Fuest, chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Ifo có trụ sở tại Munich (Đức) đã cảnh báo về một chương trình nghị sự bảo hộ rõ rệt dựa trên mức thuế nhập khẩu cao hơn và những hạn chế lớn hơn đối với thương mại quốc tế. Trung Quốc và có khả năng là cả châu Âu sẽ là những nền kinh tế “chịu trận”.

Viện Ifo tính toán rằng, mức thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu có thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Hoa Kỳ giảm khoảng 15% và gây thiệt hại kinh tế 33 tỷ EUR (tương đương 35,3 tỷ USD).

Viện Kinh tế Đức cũng tính toán, một cuộc chiến thương mại với mức thuế 10% ở cả hai bên có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại 127 tỷ EUR trong nhiệm kỳ bốn năm của ông Trump tại Nhà Trắng.

Mức thuế 20% có thể khiến nền kinh tế Đức thiệt hại 180 tỷ EUR.

Kinh tế Đức tiếp tục chịu sức ép. (Nguồn: Getty Images)
Kinh tế Đức tiếp tục chịu sức ép. (Nguồn: Getty Images)

Mục đích của ông Trump

Tại châu Âu, đầu tàu kinh tế đang tăng trưởng chậm. Đức – nền kinh tế lớn nhất của EU – hiện đang hướng đến năm thứ hai liên tiếp suy thoái. Đất nước này đặc biệt phụ thuộc vào ngành công nghiệp ô tô để tăng trưởng. Mức thuế quan mới của Mỹ sẽ giáng “đòn đau” với Berlin.

Theo Liên đoàn Công nghiệp Đức công bố, EU cần tăng cường khả năng cạnh tranh của chính mình, củng cố năng lực phòng thủ và giải quyết các thách thức do Trung Quốc đặt ra.

Ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn các mức thuế quan mới ngay từ đầu.

Nếu điều đó không hiệu quả thì sẽ cần các biện pháp đối phó, nhưng điều này cũng cần một “mặt trận” thống nhất từ ​​tất cả 27 quốc gia thành viên EU.

Bà Penny Naas, chuyên gia chính sách công tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ tại Washington cho hay, ông Trump tin rằng thuế quan là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy mục tiêu sản xuất trong nước và tạo đòn bẩy trong các cuộc đàm phán quốc tế.

“Tổng thống đắc cử coi thuế quan là một cách hiệu quả để cân bằng lại thâm hụt thương mại. Các ưu tiên thuế quan hàng đầu của ông có thể sẽ là thép, ô tô”, bà Penny Naas dự báo.

Bà Penny Naas nói thêm rằng, ông chủ Nhà Trắng mới đã sử dụng mối đe dọa về thuế quan để giành được sự nhượng bộ từ các đối tác thương mại trong quá khứ.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các quốc gia có thâm hụt thương mại đã bắt đầu đàm phán với để mua thêm hàng từ nền kinh tế hàng đầu thế giới”, chuyên gia chính sách công tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ nêu quan điểm.

Còn ông Poitiers của Bruegel nhấn mạnh rằng, thuế quan của ông Trump sẽ không dẫn đến sự kết thúc của toàn cầu hóa và thương mại – điều mà một số người lo ngại.

Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông Trump có thể đánh dấu sự kết thúc của toàn cầu hóa do Mỹ lãnh đạo, ông Poitiers dự báo.

Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia vẫn quan tâm đến việc hợp tác và làm việc cùng nhau. Với châu Âu, điều quan trọng là khu vực này phải tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế sâu sắc hơn. “Châu Âu nên xây dựng liên minh với các quốc gia có cùng chí hướng để duy trì sự thịnh vượng trong tương lai”, ông Poitiers khẳng định.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hau-bau-cu-duc-them-don-dau-vi-hai-tu-yeu-thich-cua-ong-trump-my-va-chau-au-co-nhieu-thu-de-mat-293683.html

Cùng chủ đề

Tổng thống Trump: Nga – Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng nỗ lực thúc đẩy hòa bình giữa Nga và Ukraine đang đạt được tiến triển, nhưng "vẫn còn nhiều ác cảm giữa các bên". Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine đang có những bước tiến, nhưng cảnh báo rằng các bên vẫn đối đầu sâu sắc.Phát biểu trước các phóng viên vào ngày 28/3, nhà lãnh...

Ngành vận tải biển thấp thỏm vì ông Trump

Giới chuyên gia và các hãng vận tải biển đang phản đối đề xuất thu phí lên đến hàng triệu USD đối với các hãng tàu có tàu do Trung Quốc sản xuất cập bến nước Mỹ. Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ...

Ông Trump ra “tối hậu thư” cho EU, Canada, cảnh báo đánh thuế mạnh hơn

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo tiếp tục tăng thuế lên hàng hóa EU và Canada, diễn biến cho thấy căng thẳng thương mại tại khối phương Tây đang nóng lên. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết vào ngày 27/3 rằng Washington sẽ tung ra mức thuế cao hơn với Liên minh châu Âu (EU) và Canada nếu 2 bên hợp tác nhằm gây tổn hại tới kinh tế Mỹ."Nếu EU hợp tác với Canada...

Ông Trump “chịu chơi” hơn với những “cơn đau” của thị trường chứng khoán Mỹ

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thị trường chứng khoán luôn là tâm điểm chú ý. Tuy vậy, hiện tại, câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp,. Nhưng hiện tại, đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Đại sứ Indonesia “bật mí” bí kíp phát triển công nghiệp Halal, “muốn làm trước tiên phải hiểu”

Halal không chỉ là một ngành công nghiệp mà là một lối sống, ngành công nghiệp Halal không chỉ là chứng nhận Halal... là những điều mà theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi tiếp cận và muốn đi sâu vào phát triển Halal.

Du lịch tiếp tục là “ngôi sao” của kinh tế Trung Quốc, Đông Nam Á được ưa chuộng nhất

Không chỉ du lịch nội địa bùng nổ, du lịch nước ngoài cũng gia tăng ấn tượng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, góp phần đưa ngành "công nghiệp không khói" trở thành "ngôi sao" của nền kinh tế Trung Quốc.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh...

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”, với các thông tin cụ thể như sau:1. Tên Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”.2. Tên Gói thầu thuộc Dự toán mua sắm: - Gói thầu số 01: “Mua sắm phẩm màu xanh quy cách đóng gói lớn...

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025: Petrolimex định hướng chiến lược phát triển 10 năm tới dựa trên 3 trụ cột...

Hà Nội, ngày 25.4.2024 - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) họp bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Đại hội được triệu tập theo thông báo số 0668/PLX-HĐQT ngày 04.04.2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT) Petrolimex để thảo...

Mới nhất