Trang chủDu lịchẨm thựcHành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn...

Hành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn người Nga


Hành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn người Nga

Trong nhiều thế kỷ qua, người dân trên khắp thế giới đã làm mứt để có thể bảo quản hoa quả trong một thời gian dài. Không thể xác định được mứt đã xuất hiện trong các căn bếp của Nga từ khi nào, nhưng công thức làm mứt cổ xưa rất khác so với ngày nay.

Trong tiếng Nga, thuật ngữ mứt là варенье, có nghĩa gốc là “thứ gì đó được đun sôi.” Cho đến trước thế kỷ 17, từ “mứt” chỉ được dùng với nghĩa một thứ gì đó đã được đun sôi, thậm chí còn được dùng để mô tả quá trình chưng cất muối. Trong từ cổ của Nga thậm chí còn có từ “mứt lụa” để chỉ các kén tằm sau khi đã được luộc chín.

Người dân Nga có thể đã làm món mứt ngọt từ nhiều thế kỷ trước, nhưng món ăn này không có một tên riêng mà chỉ được mô tả qua cách thức chế biến, ví dụ cụm từ “anh đào luộc trong mật ong” có vẻ gần giống nhất với món mứt ngày nay.

Vậy món mứt đầu tiên của Nga là gì? Đó là các loại quả mọng hoặc trái cây luộc trong sirô. Nhưng mứt cũng được làm với nhiều loại nguyên liệu khác. Người Nga cổ đại làm mứt gừng mật ong, mứt củ cải mật ong, các loại hạt trong mật ong…

Mật ong thời xưa là loại mật ong loãng và trong. Những món ăn làm từ mật ong đã được đề cập trong cuốn “Domostroi” (ra đời những năm 1550) mô tả “nước ép từ quả mọng lingonberry và anh đào với mật đường, nước ép từ quả mâm xôi và tất cả các loại đồ ngọt, táo và lê với kvass (một thức uống lên men từ lúc mạch) và mật đường.”

Như vậy mứt – dù thời điểm đó được gọi bằng cách khác – là một món ăn có nguyên liệu không hề rẻ nhưng lại khá phổ biến. Trong “Domostroi,” nó được mô tả là một món ăn được phục vụ trong những gia đình giàu có, và cả trên bàn ăn của hoàng gia. Trên thực tế, bữa ăn càng nhiều món thì mứt lại càng cầu kỳ.

mut-nga-2-4484.jpg

Thực đơn của Hoàng hậu Anna Ioannovna (những năm 1730) từng mô tả “món ăn trong các lễ hội trong triều đình luôn đa dạng, mặc dù khá nhàm chán. Trong số các đồ ngọt có thạch, kem, kẹo, bánh mỳ lúa mạch, nhiều loại mứt, kẹo dẻo trái cây và thạch mềm.”

Thực đơn dưới thời nhiếp chính của hoàng hậu Anna Leopoldovna (1741) bao gồm các đồ ngọt như kẹo dẻo táo, thạch mận, gừng ngâm mật đường, thạch quả mọng và mứt làm từ cam Seville, lê, mận, anh đào, lý gai, dâu tây và nho.

Vào thế kỷ 17, đường mía được nhập khẩu vào Nga, nhưng do giá khá đắt, loại nguyên liệu này không được sử dụng rộng rãi. Các gia đình hầu như chỉ dùng mật ong để chế biến mứt hay làm đồ uống từ trái cây.

Trong thời cổ đại, người nấu bếp phải thực hiện nhiều bước để giữ cho quả mọng hoặc miếng trái cây không bị vỡ. Nếu là quả mọng quả mâm xôi, dâu tây, anh đào hoặc nho đen) thì vớt ra rửa sạch, phủ đường rồi để trong 3-4 giờ cho đến khi quả tiết ra nước. Sau đó, chúng được đun sôi và để nguội trong 5-6 giờ. Sau đó đun sôi lần thứ hai trong 10 phút, sau đó lại để nguội trong 5-6 giờ. Cuối cùng, mứt được đun sôi chỉ trong 3 phút và đổ ngay vào lọ vô trùng, còn nóng.

Ngoài ra, còn một mẹo nhanh khác để làm mứt, đó là phủ đường lên quả mọng, để trong 3-4 giờ cho đến khi chúng tiết ra nước, sau đó đun lên cho đến khi siro đặc lại. Sau khi món mứt đã hoàn thành, chúng được đổ vào lọ đã khử trùng và lau khô, bởi độ ẩm có thể khiến mứt bị mốc và lên men.

Trong cuốn “Nấu ăn kiểu Nga” (1795), tác giả Vasily Lyovshin mô tả chi tiết cách làm món này. Ông viết: “Hãy chọn loại mật ong ngon nhất, cho ra bát và đặt trên một một cái kiềng (trên bếp lửa). Khi nó sôi, hãy cẩn thận hớt hết bọt. Để biết món này đã sẵn sàng hay chưa, hãy cho một quả trứng gà vào. Nếu trứng chìm nghĩa là nó chưa đủ chín, còn nếu trứng nổi lên thì tắt lửa. Mật ong này có thể dùng nấu nhiều loại hoa quả.”

mut-nga-3-1656.jpg

Khi đã có mật ong rồi, thì việc làm mứt trở nên rất dễ dàng. Lyovshin viết rằng người nấu nên “luộc anh đào càng lâu càng tốt, khuấy thường xuyên và loại bỏ bọt” và “đun sôi cho đến khi sirô thấm vào táo, hớt bọt và khuấy liên tục để không bị cháy.” Ngay cả dưa chuột cũng có thể làm mứt. Người ta khuyên nên “cắt chúng làm đôi và bỏ hạt, đun sôi trong mật ong, thêm gừng và nhiều hạt tiêu.”

Theo thời gian, đường dần dần trở nên dễ mua hơn tuy giá vẫn đắt. Tại St. Petersburg năm 1719, thương gia Pavel Vestov đã mở một nhà máy chế biến đường mía.

Tuy giá đường vẫn không hề rẻ, nhưng món mứt làm từ đường đã bắt đầu được đề cập trong “Sách dạy nấu ăn mới nhất” của Nikolai Yatsenkov xuất bản năm 1790-1791. Mặc dù nó chủ yếu là bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, nhưng những lời khuyên trong sách cũng cho thấy rõ ràng rằng đường không còn là thực phẩm xa xỉ của riêng Sa hoàng nữa. Tuy nhiên, chất lượng đường thời đó vẫn khác xa so với ngày nay. Đường phải được đun sôi, hớt bọt bề mặt để có được độ trong, giống như cách làm với mật ong, rồi mới có thể làm được thành sirô.

Điều thú vị là một trong những tập trong ấn bản của Yatsenkov, có tên là “Sách về bánh kẹo Malorssian,” không còn là bản dịch mà là tập hợp các công thức nấu ăn của tác giả từ “các ghi chú về và liên quan đến mứt,” điều này nói lên rõ ràng về sự phổ biến và sẵn có của mứt. “Đổ đường xay vào chảo, xếp những quả mâm xôi ngon lên trên, đun một lúc rồi thêm hai thìa nước, sau đó cho vào lọ đựng sirô.”

Đường củ cải xuất hiện đã làm giảm đáng kể chi phí làm đồ ngọt. Những thí nghiệm đầu tiên với đường củ cải đã được thực hiện tại Nga vào đầu những năm 1800 do Thiếu tướng Georg (Egor) Blankenagel, một người gốc Livonia, thực hiện.

Chiến tranh Vệ quốc đã làm gián đoạn công việc của ông và loại đường mới này chỉ được sản xuất ở Nga từ những năm 1820. Đến năm 1840, cả nước đã có 164 nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường.

Những năm sau đó, mứt được làm bằng cả mật ong và đường. Nhà thơ Alexander Pushkin có vẻ thích cả hai.

Người viết hồi ký cho triều đình, Alexandra Smirnova-Rosset, đã viết rằng món yêu thích của nhà thơ là mứt lý gai trắng, được làm bằng một cân quả mọng, hai cân đường và một cốc nước.

Nhưng trong “Con gái của thuyền trưởng,” Pushkin đề cập đến một món ăn khác được làm ngọt bằng mật ong: “Một lần vào mùa thu, mẹ tôi nấu mứt mật ong trong lò sưởi của phòng trong khi tôi nhìn chằm chằm vào bọt sôi và liếm môi”./.

(Vietnam+)



Nguồn

Cùng chủ đề

Áo dài phá cách khiến bao nàng mê mẩn vì quá xinh

Áo dài năm nay chào đón nhiều bản phối mới lạ. Điểm danh có người đẹp Lương Thùy...

Dòng tiền có thể dồn vào cổ phiếu riêng lẻ

(NLĐ) - Trong phiên 3-2 nhiều cổ lớn giảm điểm rất mạnh. Thị trường kỳ vọng dòng tiền sẽ dồn vào các mã chứng khoán riêng lẻ ...

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, chúc Tết Văn phòng Trung ương Đảng

Tổng Bí thư đề nghị, Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao hơn. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ năm 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm...

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và khai hội Đền Hai Bà Trưng năm 2025 được tổ chức trọng thể sáng 3/2 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Hà Nội).Lễ hội Đền Hai Bà Trưng lần đầu tiên được tái hiện bằng công nghệ 3D MappingDi sản tinh thần vô giá của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Hai Bà TrưngHội Phết Hiền Quan: Tri...

Du lịch Việt Nam “bội thu” sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày

Sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ dài 9 ngày, cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng, tăng so với 3 địa phương của năm 2024. Ngành du lịch ước đón 12,5 triệu lượt khách nội địa.Khách quốc tế đến Thủ đô Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng cao Các điểm du lịch, khu di tích tại Hà Nội thu hút người dân du Xuân mùng 3 TếtNhiều du...

Thái Bình: Các điểm du lịch tâm linh đón lượng khách lớn đến chiêm bái

Tại các địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền Trần, chùa Keo, đền Tiên La, đền A Sào... ngay từ mùng 1 Tết đã có rất đông người dân và du khách đến dâng hương, cầu nguyện.Du khách đến Lâm Đồng thăm quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025Nhiều gia đình Việt chọn hành trình du Xuân xuyên Tết đầu năm Ất Tỵ Cửa khẩu Móng Cái đón hơn 12.000 lượt du khách nhập...

Cảnh sát dùng xe đặc chủng đưa cháu bé bị sốt co giật đi cấp cứu kịp thời

Nhận thấy cháu bé đang trong tình trạng nguy kịch, Thiếu tá Lê Tùng Lâm và Phan Viết Trường đã sử dụng xe đặc chủng đưa cháu bé đến Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, để cấp cứu. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cục Cảnh sát giao thông cho biết, hồi 16 giờ 52 phút ngày 2/2, Tổ công tác Đội 1, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Cảnh sát...

Bài đọc nhiều

Những mâm cỗ cúng đặc biệt của các mẹ đảm khiến ai nấy tròn mắt ngợi khen

GĐXH - Những mâm cỗ cúng đẹp như tranh của các mẹ đảm luôn nhận được những lời khen ngợi trên các diễn đàn nhờ sự chăm chút, vừa sáng tạo vừa đậm chất truyền thống. ...

Mộc mạc giò lụa Gia Kiệm

Giò lụa theo chân những người con đất Bắc di cư vào miền Nam lập nghiệp và góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của tỉnh Đồng Nai. ...

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” – những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay. Tết Nguyên đán khởi đầu một Năm mới đối với người Việt rất thiêng liêng, bởi vậy mà có rất nhiều phong tục cũng như sự kiêng kỵ được chú trọng trong...

Những lợi ích sức khỏe của món mứt gừng ngày Tết

Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều...

Quán bún riêu lâu đời ‘chém’ khách 1,2 triệu đồng mùng 1 Tết?

Ngay mùng 1 Tết, mạng xã hội Thread xôn xao trước thông tin một quán bún riêu tại Hà Nội 'chém' khách 400.000 đồng một tô khiến nhiều người phẫn nộ. Dòng trạng thái của gia đình chủ quán khiến tranh luận một lần...

Cùng chuyên mục

Những cách bảo quản thực phẩm Tết hiệu quả tránh hư hỏng gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn...

Đi mô rồi cũng nhớ về..… Hà Tĩnh!

Khi nhắc đến Hà Tĩnh, mọi người nghĩ ngay miếng kẹo cu đơ ngọt ngào ...

Mê mẩn tré bà Đệ

Bà Đệ tên thật là Đặng Thị Kim Liên (SN 1922, tại thôn Vỹ Dạ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Bà lập nghề sản xuất tré, nem, chả từ năm 1956-1990. ...

Ghé quán Cây Sung ăn cháo cá lóc rau đắng đất, chưa xa đã nhớ miền Tây

Quán cháo cá lóc luôn có dĩa rau đắng đất xanh mởn nằm nơi thành phố cửa ngõ. Mới trước Tết ghé quán với tâm trạng nôn nao đã về đến miền Tây thì thoắt cái, ngày ra đi ghé quán đã thấy vấn vương quê nhà. ...

Chủ quán bún 54 Bạch Mai: Không bán 400.000 đồng/bát để đánh đổi nghề truyền thống 30 năm

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, bà Vũ Thị Hoài - chủ quán bún riêu 54 phố Bạch Mai - thừa nhận có sai sót, vô tình để khách hiểu lầm 3 bát bún là 1,2 triệu đồng song khẳng định không có ý "chặt chém" khách hàng. ...

Mới nhất

Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp

Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp, càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của giới trẻ. Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ...

Mới nhất