Trang chủKinh tếNông nghiệpHành trình nâng tầm giá trị của hương sắc chè Hòa Bình

Hành trình nâng tầm giá trị của hương sắc chè Hòa Bình


Nhận thức được tiềm năng to lớn này, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch phát triển bền vững và đa giá trị cây chè giai đoạn 2024 – 2030, mở ra một chương mới trong hành trình phát triển của ngành chè nơi đây. Với mục tiêu ổn định diện tích chè toàn tỉnh ở mức 1.200 ha và đạt sản lượng 13,8 nghìn tấn vào năm 2030, Hòa Bình đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ chè Việt Nam.

Những cánh đồng chè xanh bạt ngàn ở xã Pà Cò (Mai Châu) như một bức tranh thiên nhiên sống động, minh chứng cho sức sống mãnh liệt của loài cây này. Thế nhưng, đằng sau vẻ đẹp ấy là những trăn trở về việc bảo tồn giống chè cổ thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nông dân xã Pà Cò, huyện Mai Châu thu hoạch chè Shan tuyết cổ thụ
Nông dân xã Pà Cò, huyện Mai Châu thu hoạch chè Shan tuyết cổ thụ

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò, Vàng A Chà, đối với những cây chè cổ thụ, vẫn có hộ tự ý bán giống cây cho khách du lịch; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách cũng làm số ít cây chè cổ thụ bị chết… Thời gian qua, xã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo các hộ không bán bất kỳ cây chè cổ thụ nào trên địa bàn để bảo tồn nguồn giống và diện tích. Chính quyền xã cũng mong muốn các doanh nghiệp thu mua, đơn vị chuyên môn tích cực hướng dẫn các hộ trồng chè trên địa bàn về kỹ thuật, tiêu chuẩn để quá trình sản xuất đảm bảo được chất lượng cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm chè khi thu hoạch. Bên cạnh đó, mong được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, ngành chuyên môn đối với xã để từng bước mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu cho cây chè ở Pà Cò.

Với tổng diện tích trồng chè hiện tại là 870 ha, Hòa Bình sở hữu lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, lịch sử và những giống chè đặc trưng như Shan tuyết, chè xanh. Theo Kế hoạch, để đạt được mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp tỉnh đã đặt ra 7 nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp. Trong đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học công nghệ là những yếu tố cốt lõi. Phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống chè bản địa và giống chè mới năng suất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển ngành chè bền vững.

Ông Bùi Duy Linh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hoà Bình cho biết, việc phát triển các vùng nguyên liệu chè tập trung nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Ứng dụng khoa học công nghệ đồng bộ trong các khâu từ sản xuất đến chế biến, góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Từ đó, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển bền vững; tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với 9 nhiệm vụ trọng tâm và dự án được ưu tiên thực hiện, các đơn vị, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để tập trung triển khai, đảm bảo hiệu quả.

Với những định hướng chiến lược và sự đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp và người dân, cây chè Hòa Bình đang từng bước vươn lên, trở thành một nguồn tài nguyên quý báu, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Bên cạnh giá trị kinh tế, chè Hòa Bình còn mang trong mình giá trị văn hóa, là biểu tượng của bản sắc địa phương, là niềm tự hào của người dân vùng cao.

Những đồi chè xanh ngát trên miền đất Hòa Bình không chỉ là nguồn sinh kế mà còn là nơi lưu giữ những câu chuyện, những truyền thống và những giá trị văn hóa độc đáo. Mỗi lá chè là một bản nhạc, kể về hành trình vượt khó, sáng tạo và đam mê của những người nông dân nơi đây. Và khi những tách trà được thưởng thức, hương vị tinh túy của vùng đất Hòa Bình sẽ lan tỏa, mang theo những giá trị đa dạng, làm say đắm lòng người.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hanh-trinh-nang-tam-gia-tri-cua-huong-sac-che-hoa-binh.html

Cùng chủ đề

Phụ nữ Thái Nguyên mạnh dạn khởi nghiệp, làm chủ kinh tế

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều phụ nữ khởi nghiệp thành công, đang là chủ thể của những sản phẩm, mặt hàng nổi tiếng và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương. ...

OCOP Hà Giang và mục tiêu đưa nông sản vươn xa

Hà Giang phấn đấu đến 2025 sẽ có 100 sản phẩm OCOP với 30% chủ thể OCOP là HTX; 20% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; 10% làng nghề có sản phẩm OCOP góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương. Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc...

Để hàng Việt được tin dùng

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lào Cai đã tập trung triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều việc làm cụ thể, tuyên truyền đến đông đảo nhân dân ưu tiên sử dụng hàng Việt trong mua sắm. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người dân, thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt. ...

Độc đáo giỏ quà sản phẩm OCOP miền Tây lên kệ Tết

Thời điểm này, thị trường quà Tết có thêm sản phẩm khá độc đáo đó là giỏ quà OCOP đặc trưng của 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Ngày 24-1 (25 tháng chạp), ghi nhận của Tuổi Trẻ Online,...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Tập huấn kỹ thuật trồng sầu riêng hướng hữu cơ cho cán bộ khuyến nông, chủ trang trại

Từ ngày 16-19/11/2024, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 60 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân, chủ trang trại, thành viên HTX về kỹ thuật thâm...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sâu trong vườn quốc gia Bù Gia Mập, có hang Dơi ít người biết, bên trong có hồ nước chưa cạn bao giờ

Được biết đến là vườn quốc gia rộng lớn, “lá phổi xanh” trong khu vực Đông Nam Bộ, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Không chỉ vậy, nơi đây còn có một số di tích lịch sử, công trình tạo hóa...

Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.Với đặc trưng là địa phương có nhiều...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

VIGLACERA, TOP 10 THƯƠNG HIỆU DẪN ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2025 – Tổng công ty Viglacera

Ngày 13/4/2025, tại lễ công bố "Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam – Vietnam Leading Brands 2025" lần thứ 12, Tổng công ty Viglacera – CTCP đã vinh dự được ghi danh trong Top 10 thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam. Thành tựu này không chỉ là niềm tự hào mà còn là minh chứng hùng hồn...

Dựng lại đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng tại làng An Nha

VHO - Ngày 16.4, UBND xã Gio An, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức động thổ xây dựng đền thờ chúa Nguyễn Hoàng. Công trình có kinh phí khoảng 2 tỉ đồng, được huy động từ nguồn xã hội hóa. Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: ý tưởng xây dựng...

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu...

Đổi mới sáng tạo là bộ “gen” quyết định vị thế tiên phong của doanh nghiệp

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM)...

Mới nhất