Trang chủDu lịchKhám pháHành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã...

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế



Trải qua hơn 1.000 năm phát triển, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành biểu tượng di sản văn hóa trường tồn không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của cả nhân loại.

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành minh chứng sống động cho nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam. (Nguồn: MIA.vn)

Hồn cốt nền văn hóa dân tộc

Nhã nhạc cung đình Huế xuất hiện vào những năm đầu của triều Lý (1010-1225) và được sử dụng trong những dịp lễ như Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Song phải đến thời Nguyễn (1802-1945), loại hình âm nhạc này mới thực sự phát triển rực rỡ, nhất là từ nửa đầu thế kỷ XIX.

Lúc này, khi vừa lập nghiệp ở phương Nam, triều đình vua Gia Long đã sớm biết sử dụng nghệ thuật để chăm sóc đời sống tinh thần. Đây cũng là lúc cái tên Nhã Nhạc gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo quy phạm đúng chuẩn của nhà nước quân chủ.

Sở dĩ coi Nhã nhạc là biểu tượng cho sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến là bởi lời ca, tiếng hát tao nhã và hình thức biểu diễn quý phái đã cùng hội tụ và khắc họa nên nét tôn nghiêm của buổi lễ, cũng như vẻ bề thế của quý tộc triều đình.

Sau khi triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta chính thức cáo chung vào năm 1945, Nhã nhạc cung đình Huế đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Song nhân dân ta, cùng cộng đồng quốc tế đã không ngừng nỗ lực bảo tồn nét đẹp văn hóa xứ Huế.

Qua đó, mặc cho năm tháng thoi đưa với nhiều thăng trầm, Nhã nhạc cung đình Huế vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên những gì đặc sắc, nhã nhặn và cung cách nhất như những ngày đầu tiên.

Vươn tầm quốc tế

Ngày 7/11/2003, UNESCO chính thức vinh danh Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đây đồng thời cũng là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận.

Khác với ca trù phát sinh từ dân gian rồi vào cung đình, Nhã nhạc có quá trình hình thành, lan tỏa ngược lại và được UNESCO đánh giá là loại hình âm nhạc duy nhất đạt tới tầm vóc quốc gia trong các thể loại nhạc cổ truyền. Đây không chỉ là niềm vinh dự to lớn của dân tộc Việt Nam, mà còn mở ra triển vọng sáng cho lĩnh vực du lịch của thành phố Huế cổ kính.

Không chỉ giành được sự ghi nhận của tổ chức quốc tế, Nhã nhạc còn được giới thiệu tới công chúng tại nhiều quốc gia trong những chuyến lưu diễn của đoàn nghệ sĩ Việt Nam, qua đó khơi gợi sự quan tâm của người dân thế giới đối với nét đẹp văn hóa di sản nước nhà.

Năm 1995, nhạc sĩ Tôn Thất Tiết dẫn đầu Câu lạc bộ Phú Xuân và nhóm Ca Trù Hà Nội sang biểu diễn lần đầu tại Pháp và Thụy Sỹ theo lời mời của nhà Văn hóa Thế giới Pháp. Đến năm 2004, theo lời mời của UNESCO, đoàn nghệ sĩ Nhã nhạc bắt đầu chuyến lưu diễn kéo dài 2 tuần tại các thành phố Montreuil, Arras, Lyon, Marseille (Pháp), Munich, Aachen (Đức) và Brussels (Bỉ).

Đoàn cũng có buổi biểu diễn tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris, cũng chính dịp này, UNESCO đã trao cho đại diện Việt Nam giấy chứng nhận Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Bên cạnh đó, Nhã nhạc còn là cầu nối ngoại giao văn hóa quan trọng, được lồng ghép trong khuôn khổ trao đổi đoàn cấp cao giữa các nước. Đặc biệt, Nhã nhạc có vinh dự được hai lần biểu diễn cho Nhà Vua Nhật Bản.

Lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007, tháp tùng theo đoàn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Nhật Bản, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế được mời vào Hoàng cung Nhật để biểu diễn cho Nhật hoàng Akihito thưởng thức. Sau buổi biểu diễn, Nhật hoàng đã đích thân bắt tay từng nhạc công và nói lời cảm ơn.

Đến năm 2017, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, Nhà vua Nhật Bản đã đến thăm Cố đô Huế và có lần thứ hai thưởng thức Nhã nhạc.

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế
Nhân chuyến công du Việt Nam năm 2017, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tới thăm Cố đô Huế và lần thứ hai thưởng thức Nhã nhạc. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

Dấu mốc đáng nhớ

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Do đó, Thừa Thiên Huế đã tổ chức Festival Huế diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 16-18/6). Cũng trong dịp này, tỉnh nhà ra mắt Quỹ bảo tồn di sản Huế nhằm bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá Huế theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.

Theo NSND. Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, trong suốt thời gian qua, nhà hát rất coi trọng công tác nghiên cứu, lưu giữ lại hệ thống dữ liệu về Nhã nhạc và các bộ môn nghệ thuật cung đình để thế hệ sau này không phải cất công đi tìm.

Những tiết mục kinh điển, vốn là biểu tượng của Nhã nhạc luôn được nhà hát nỗ lực bảo tồn nguyên bản, chẳng hạn như Tam luân cửu chuyển, 10 bản ngự, Phú lục địch, Nam ai Nam bằng. Nhã nhạc cũng là linh hồn để thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa xứ Huế.

Bàn về định hướng bảo tồn và phát huy nét đẹp Nhã nhạc trong thời gian tới, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, chúng ta không chỉ quan tâm đầu tư cho môi trường diễn xướng, mà còn cần để ý đến công tác đào tạo, nhằm tạo ra đội ngũ kế thừa và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhã nhạc để họ đạt đến trình độ mà ông cha ta từng có.

Các bộ, ngành cần có những cơ chế, chính sách bồi dưỡng tài năng, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế để đưa Nhã nhạc vươn tầm thế giới, có cơ hội diễn xướng tại nhiều quốc gia.

Có thể nói, hành trình 20 năm di sản thế giới của Nhã nhạc thực sự là niềm tự hào to lớn của nhân dân Thừa Thiên Huế, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, là minh chứng sinh động khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

01:31:55

Nơi lưu giữ hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn “độc nhất vô nhị”

(Dân trí) - Hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV ở Đà Lạt. Toàn bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (Bộ Nội vụ) đóng tại phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đang lưu giữ 33.971 tấm mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản lưu tại đây...

NSND Tự Long: Hết mình vì nghệ thuật

NSND Tự Long rất hạnh phúc khi nhận Giải Mai Vàng của Báo Người Lao Động, sau đó là giải Nghệ sĩ truyền cảm hứng do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao tặng ...

Thêm một bước tiến quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên

(Tổ Quốc) - Dù chỉ khai quật trên một diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16) và Lê...

Lần đầu tổ chức thi khám phá Tiếng Việt và văn hoá dân tộc dành cho sinh viên

Cuộc thi nhằm lan toả và cộng hưởng tình yêu Tiếng Việt, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tới sinh viên, những thế hệ tương lai cá»§a đất nước. Trường Ngoại ngữ - Du lịch (trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) vừa tổ chức thành công cuộc thi Khám phá Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam. Đây cũng là cuộc thi đầu tiên dành cho sinh viên tìm hiểu về Tiếng Việt và văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Sun Group tung ưu đãi nghỉ dưỡng trọn gói tại Phú Quốc

Kiên GiangCombo 2S bao gồm các dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi, xem trình diễn đa phương tiện có giá từ 1,97 triệu đồng, mang tới những trải nghiệm mới. Các gói combo 2S được Sun Group áp dụng từ nay tới cuối năm nhằm thu hút đông đảo khách đến vui chơi, trải nghiệm, chiêm ngưỡng các sản phẩm du lịch độc đáo được tập đoàn đầu tư tại Nam đảo suốt hơn nửa thập kỷ qua.Đa dạng...

Khách rời sân bay Singapore không cần hộ chiếu từ năm 2024

Từ đầu năm 2024, hành khách rời sân bay Changi sẽ làm thủ tục thông quan tự động bằng dữ liệu sinh trắc học, không cần hộ chiếu. Thông báo được đưa ra sau khi quốc hội Singapore thông qua Luật Nhập cư sửa đổi hôm 18/9. Luật mới mở đường cho việc thông quan bằng sinh trắc học, không cần hộ chiếu cho các chuyến bay khởi hành từ sân bay Changi từ năm đầu năm 2024. Mọi...

Giá khách sạn Paris hè 2024 dự kiến tăng 4-5 lần

PhápGiá khách sạn ở Paris hè năm nay khoảng 169 euro nhưng dự kiến tăng lên 699 euro vào tháng 7/2024. Khách du lịch đến Paris hè 2024 đối mặt với giá phòng khách sạn tăng cao, đặc biệt vào dịp Thế vận hội diễn ra từ 26/7 đến 11/8. Báo cáo từ Văn phòng Du lịch thành phố cho thấy giá một đêm ở khu vực nội đô Paris là 169 euro vào tháng 7, dự kiến tăng...

Sân chơi thú vị dành các bạn trẻ nói tiếng Pháp ở Việt Nam

Chiều 17/11, Le Courrier du Vietnam (trực thuộc TTXVN) - tờ báo bằng tiếng Pháp duy nhất tại Việt Nam, đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi "Phóng viên trẻ Pháp ngữ" lần thứ 8.

Sức hút du lịch ở bản Mông Cát Cát

Sở hữu, phát huy những tiềm năng du lịch đa dạng và hấp dẫn, bản Mông Cát Cát đã và đang trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách mọi miền khi đến với phố núi Sa Pa. ...

Cùng chuyên mục

Mỗi nơi mỗi vẻ, từ dễ thương đến uy nghiêm

Đến thời điểm này, việc tạo hình linh vật rắn của năm 2025 ở các tỉnh miền Tây Nam bộ gần như đã hoàn tất. Cùng là rắn nhưng ở mỗi địa phương có cách tạo hình riêng, từ dễ thương đến uy nghiêm, mạnh mẽ. ...

Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tìm về các giá trị văn hóa dân tộc

Dự án phim “Nét Việt Nam” đánh dấu một nỗ lực của thế hệ trẻ trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.

Cơ hội mở rộng đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp tại Bắc Mỹ | Doanh nhân | Tài Chính

Thị trường Bắc Mỹ mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, trong đó có nhiều ngành đang phát triển nổi bật. Công nghệ xanh: Thị trường công nghệ xanh tại Bắc Mỹ đang tăng trưởng mạnh, với dự báo thị trường trung tâm dữ liệu xanh...

Khánh thành cầu từ thiện Đôn Phục tại Nghệ An hơn 1,5 tỉ đồng | Doanh nhân | Tài Chính

Câu lạc bộ Bất động sản TP HCM (HREC) đã khánh thành cầu Đôn Phục tại xã Đôn Phục, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Chương trình xây dựng 100 cây cầu dân sinh của HREC hoàn thành cuối 2024, đã mang đến diện mạo mới, góp phần...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát bứt phá, tăng trưởng 614% | Tài chính | Tài Chính

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS), thành viên thuộc Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã có 1 năm tăng trưởng ấn tượng. Ngày 17-1 vừa qua, LPBS đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024. Theo đó...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất