Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người


100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu đã cùng nhau có mặt tại Thủ đô Hà Nội dịp này để khởi động cho chuỗi hoạt động của chương trình Tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

100 đại biểu tham dự chương trình năm nay đã hiến tổng cộng 4.470 đơn vị máu, trong đó có 2 đại biểu hiến máu trên 100 lần. Đại biểu ít tuổi nhất là anh Nguyễn Thành Tài (22 tuổi, đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có tới 43 lần hiến máu, hiến tiểu cầu.

Trong số 100 đại biểu năm nay có 78 đại biểu nam, 22 đại biểu nữ, 14 đại biểu thuộc lực lượng vũ trang, 15 đại biểu thuộc ngành giáo dục và 5 đại biểu là nhân viên y tế.

Bên lề sự kiện, chia sẻ về câu chuyện đến với hiến máu tình nguyện, thầy giáo Lê Minh Phương (Trường Tiểu học Tân Thạch A, Châu Thành, Bến Tre) hóm hỉnh bảo: “Đó là một kỷ niệm rất đáng nhớ”.

Vốn sợ kim tiêm từ bé, rất nhiều lần anh lấy can đảm để đi hiến máu, nhưng vẫn còn chần chừ. Lần gần nhất, cũng trong sự kiện vận động hiến máu tình nguyện, anh nhìn thấy một người bạn nữ, nhỏ bé, nhưng rất hồ hởi, tươi tỉnh sau khi hiến máu.

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người ảnh 1

Thầy giáo Lê Minh Phương (Trường Tiểu học Tân Thạch A, Châu Thành, Bến Tre).

Cười thì vì nỗi sợ của mình, anh bảo, mình là đàn ông khỏe mạnh, chẳng lẽ không thể làm được những điều ý nghĩa như cô bé kia. Lần đó, anh đã hiến máu thành công. Và đó cũng chính là lần đầu tiên giúp cho anh vượt qua cảm giác sợ hãi với kim tiêm. “Mình còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục hiến đến khi nào các trung tâm huyết học không nhận máu của mình nữa thì thôi”, anh Phương dí dỏm cho biết.

Chặng đường xa nhất đi hiến máu khẩn cấp cứu người tới 60km, trong thời tiết mưa lớn là dấu ấn không quên trong hành trình hiến máu tình nguyện của anh Đào Nhật Khoa (giáo viên Trường THPT Ba Tơ, Quảng Ngãi). “Lúc ấy chỉ mong thuận lợi để hiến máu kịp thời cứu người bệnh, không nề hà gì xa xôi hay mưa gió”, anh Khoa nói.

Khi bắt đầu tham gia hiến máu cho đến nay, anh nghĩ đó là công việc thầm lặng, không nghĩ tới ngày được tôn vinh. Anh bảo, chỉ cần có bệnh nhân cần máu, dù xa xôi tới đâu, miễn máu mình cho phù hợp, anh sẵn sàng lên đường.

Thuở còn sinh viên, cơ thể gầy gò, chị Nguyễn Thị Hòa lén bố mẹ đi hiến máu vì sợ người nhà lo lắng. Nhưng từ năm 2015, khi tham gia công tác Đoàn Thanh niên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, chị Hòa hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của máu đối với người bệnh, từ đó thuyết phục được người thân trong gia đình.

Không chỉ là người hiến máu thường xuyên 4 lần/năm, chị Hòa còn là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức các hoạt động hiến máu, quản lý và hoạt động cùng CLB Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện của trường.

“Sau mỗi lần hiến máu, tôi thấy hạnh phúc vì được sống cho đi, có thêm một lần được cứu sống người khác, thêm một cơ hội bản thân được lan tỏa hành động nhỏ ý nghĩa tới cộng đồng”, chị Hòa chia sẻ.

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người ảnh 2

Chị Nguyễn Thị Hòa (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên).

Chị Nguyễn Thị Miền (giáo viên Trường TH-THCS Hữu Sản, Bắc Quang, Hà Giang) đã bén duyên với hiến máu từ năm 2008.

Kỷ niệm đặc biệt trong suốt 16 năm tham gia hiến máu của chị Miền là năm 2023, Bệnh viện huyện Bắc Quang có nữ bệnh nhân bị xuất huyết và rất cần máu nhóm B để truyền. Sau khi nghe thông báo từ Hội đồng đội huyện Bắc Quang, chị Miền đã đi một mình bằng xe máy quãng đường gần 40km để hiến máu ngay trong đêm.

Sau khi hiến máu, trở về nhà cũng là gần 12 giờ đêm, hai con nhỏ của chị Miền đã ngủ say. Dù có đôi chút vất vả nhưng chị đã không nề hà, bởi chị biết rằng có một người sẽ được cứu sống và cũng sớm trở về nhà bên người thân giống như chị.

Năm 2009 khi còn là sinh viên, anh Trần Duy Phương (hiện là kế toán Trường Tiểu học Phong Phú A, Trà Vinh) từng hiến máu tình nguyện. Sau này, khi đi chăm sóc cha nằm viện và cần truyền máu, anh lại càng thấm thía ý nghĩa của việc hiến máu nên tham gia thường xuyên hơn.

Đặc biệt, đồng hành cùng anh trên hành trình thiện nguyện này có cả người vợ của mình. Bởi vậy, khi cả xã hội đang cách ly do Covid-19, anh chị vượt quãng đường từ Trà Vinh tới Cần Thơ để kịp thời hỗ trợ cho tình trạng thiếu máu cấp cứu, điều trị tại đây, dù về nhà chấp nhận cách ly, nhưng họ đều thấy hạnh phúc khi giúp đỡ được đồng bào trong lúc khó khăn.

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người ảnh 3

Anh Trần Duy Phương (Trường Tiểu học Phong Phú A, Trà Vinh)

Tham gia hiến máu từ năm 2004 đến giờ, chị Nguyễn Bích Lan (giáo viên trường Tiểu học Xuân Hồng, Bù Đăng, Bình Phước) đã hiến máu 50 lần nhưng lần nào vẫn mang cảm xúc nguyên vẹn như lần đầu đi hiến máu: hồi hộp và háo hức.

Chị Lan cho biết, trong quá trình dạy kiến thức trên lớp, chị cũng luôn nói về giá trị của hoạt động hiến máu nhân đạo để các em học sinh biết sẻ chia với những người kém may mắn.

Những thầy, cô đã góp phần lan tỏa các thông tin về hiến máu tình nguyện, cho đi là còn mãi để giúp người bệnh cần máu điều trị và cấp cứu được nối dài sự sống. Những tấm gương của các thầy, cô giúp các em hình thành tính cách, sau này trưởng thành sẽ là người có ích, đóng góp những điều tích cực cho xã hội.





Nguồn: https://nhandan.vn/hanh-phuc-cua-nguoi-thay-khi-duoc-hien-mau-cuu-nguoi-post814408.html

Cùng chủ đề

Đoàn viên, thanh niên Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc hiến máu tình nguyện

TPO - Hoạt động hiến máu tình nguyện của đoàn viên, thanh niên Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên và là hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 24/03/2025 | 05:09 ...

Bộ đội tên tửa, truyền lửa cho học sinh

(NLĐO) - Ấn tượng nhất là khi nhạc nổi lên, chiến sĩ trẻ - hạ sĩ Nguyễn Thanh Tú với "vũ điệu lính trẻ", làm hàng trăm học sinh làm theo trong tiếng reo hò ...

Đà Nẵng hỗ trợ tiền cho người hiến máu tình nguyện theo tính chất đặc thù

Việc Đà Nẵng quy định chính sách hỗ trợ cho người hiến máu tình nguyện thuộc trường hợp chính sách có tính chất đặc thù, nhằm động viên nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu cứu người. Ngày 20/2, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X thông qua Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với người hiến máu tình nguyện trên địa bàn thành phố. Hình thức hỗ trợ là hỗ trợ bằng tiền mặt ngay sau khi...

Hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền

Người hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận được 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền. ...

Đông đảo bạn trẻ hào hứng với Lễ hội Xuân hồng

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thấu hiểu và đồng hành cùng cha mẹ có con tự kỷ

NDO - Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.  Sáng 30/3,...

Thứ trưởng y tế kiểm tra dịch sởi tại Đà Nẵng

NDO - Ngày 29/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác thu dung điều trị và phòng, chống bệnh Sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết,...

Tỷ lệ trẻ đến khám vì tự kỷ gia tăng

NDO - Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.  Trung bình mỗi năm có khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, tỷ lệ trẻ tự kỷ...

Hiệu quả của phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi với trẻ tự kỷ

NDO - Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh. Giá trị của vui chơi với trẻ tự kỷ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Bài đọc nhiều

Cần chú ý với món ăn kiểu lên men như cải chua, dưa hành, củ kiệu

Thực phẩm lên men là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có nhiều loại thực phẩm lên men từ thực vật lẫn động vật như dưa hành, củ kiệu, kim chi, cà pháo, cải chua, nem chua, lạp xưởng... Các món...

Số lần squat cần tập mỗi ngày để thấy hiệu quả

Squat là bài tập cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh và cải thiện độ bền cơ bắp, đặc biệt là phần thân dưới. Cần tập squat bao nhiêu lần mỗi ngày để có kết quả phụ...

Cách phòng bệnh cúm đơn giản theo y học cổ truyền, ai cũng làm được

Thời gian qua, ca mắc bệnh cúm mùa gia tăng. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người dân có thể nâng cao sức khỏe của bản thân bằng vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ và các phương pháp đơn giản. ...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 24.04.2025

Hà Nội, ngày 24.04.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 24 tháng 04 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Mới nhất