Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcHàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ “Trái Đất trắng”

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ “Trái Đất trắng”

(NLĐO) – Các nhà khoa học vừa tìm ra bằng chứng về một “cú sốc” tàn khốc đối với sinh vật Trái Đất, tạo ra một dạng sống hoàn toàn mới.

Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như chết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B, “Trái Đất trắng” trong kỷ Thành Băng (720-635 triệu năm trước) của đại Tân Nguyên Sinh đã giúp tạo ra một dạng sống hoàn toàn mới.

Đó là sinh vật đa bào.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ “Trái Đất trắng”- Ảnh 1.

Trái Đất kỷ Thành Băng trắng xóa băng tuyết – Ảnh đồ họa: NASA

Tại sao đa bào lại xuất hiện? Giải quyết bí ẩn đó có thể giúp xác định sự sống trên các hành tinh khác cũng giải thích sự đa dạng và phức tạp của sinh vật địa cầu ngày nay.

Theo Sci-News, quan niệm thông thường cho rằng nồng độ oxy phải đạt đến một ngưỡng nhất định thì các tế bào đơn lẻ mới có thể hình thành nên các quần thể đa bào.

Nhưng câu chuyện về oxy không giải thích đầy đủ tại sao tổ tiên đa bào của động vật, thực vật và nấm lại xuất hiện cùng một lúc trên hành tinh chúng ta.

Trước đó, sinh vật đã trải qua một thời gian tiến hóa vô cùng chậm chạp. Như các bằng chứng trước đó cho thấy Trái Đất bắt đầu có sự sống chậm nhất là khi kết thúc liên đại Hỏa Thành (3,8 tỉ năm trước), thậm chí có thể từ 4,1 tỉ năm trước.

Vậy mà cho đến giai đoạn đầu của đại Tân Nguyên Sinh – tức 1 tỉ năm trước – sinh vật Trái Đất hãy còn quá đơn sơ.

Sử dụng các lý thuyết về tỉ lệ, nhà nghiên cứu William Crockett từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và cá cộng sự phát hiện ra rằng một tổ tiên động vật sơ khai giả thuyết sẽ phình to về kích thước và tự phức tạp hóa dưới áp suất của Trái Đất tuyết.

Ngược lại, một sinh vật đơn bào di chuyển và hấp thụ thông qua sự khuếch tán, như vi khuẩn, sẽ trở nên nhỏ hơn.

Điều này là do các đại dương đóng băng trong thời kỳ “Trái Đất trắng” đã chặn ánh sáng Mặt Trời, làm giảm quá trình quang hợp và do đó làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong biển.

Khi đó, những sinh vật lớn hơn có thể xử lý nước để lấy thức ăn nhanh hơn, cơ hội sống sót cao hơn.

Do áp lực sinh tồn tàn khốc này, các loại sinh vật đa bào ồ ạt xuất hiện và bám trụ được qua thời đại băng hà khắc nghiệt.

Khi các sông băng tan chảy, những sinh vật lớn này càng có điều kiện mở rộng quần thể và dần tiến hóa ngày một phức tạp.

541 triệu năm trước, Trái Đất bước khỏi kỷ Ediacara của đại Tân Nguyên Sinh, là đại cuối cùng của liên đại Nguyên Sinh. Đó cũng là thời điểm bắt đầu kỷ Cambri, kỷ đầu tiên của đại Cổ Sinh thuộc liên đại Hiển Sinh.

Cuộc chuyển mình này đánh dấu một cuộc bùng nổ sinh học nổi tiếng hơn vào kỷ Cambri, với các sinh vật đa bào phức tạp vượt trội, hình dạng kỳ dị, đóng vai trò nền tảng cho các loài ngày nay.

Thế nhưng, những phát hiện mới cho thấy “Trái Đất trắng” hàng trăm triệu năm trước Cambri là thứ đã cung cấp “nguyên liệu” cho cuộc bùng nổ sinh học nổi tiếng này.

Theo TS Crockett, kết quả nghiên cứu mới này như một bản hướng dẫn để các nhà cổ sinh vật học lần tìm các sinh vật sinh ra trong kỷ Thành Băng, thứ có thể cung cấp dữ liệu về bước nhảy vọt tiến hóa đầu tiên của địa cầu.



Nguồn: https://nld.com.vn/hang-loat-sinh-vat-la-lung-ra-doi-tu-trai-dat-trang-196240703075330473.htm

Cùng chủ đề

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Phát hiện siêu hành tinh nặng gấp 3.752 lần Trái Đất

(NLĐO) - Quanh hai ngôi sao lùn xa xôi, tàu vũ trụ của châu Âu đã tìm thấy một hành tinh vĩ đại và một thứ kỳ dị nửa sao, nửa hành tinh. ...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Bên dưới Iran và Iraq, vỏ Trái Đất đang tách đôi

(NLĐO) - Cảnh quan hùng vĩ của khu vực quanh biên giới Iran - Iraq đã được định hình bởi hoạt động của một mảnh vỏ Trái Đất cổ xưa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Thành lập 4 trạm y tế xã mới sau sáp nhập ở Quảng Bình

(NLĐO) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, tỉnh Quảng Bình đã triển khai sáp nhập, hợp nhất nhiều trạm y tế trên địa bàn. ...

Hết Tết, du khách vẫn rủ nhau đến điểm du lịch toàn màu tím

(NLĐO) - Dù đã hết Tết nhưng vào 2 ngày cuối tuần đầu tháng 2, điểm du lịch này vẫn luôn đón lượng lớn du khách ...

Nữ sinh viên “mất tích” dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất

(NLĐO)-Nữ sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP HCM bất ngờ “mất tích” trước Tết đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất. ...

Xe máy kẹp 3 lao vào gốc cây, 3 thanh niên tử vong tại chỗ

(NLĐO) - Phóng nhanh, xe máy chở 3 nam thanh niên tông vào gốc cây trong đêm tối khiến cả 3 tử vong tại chỗ ...

Bài đọc nhiều

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Cùng chuyên mục

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. Hãng tin AFP ngày 9-2 đưa tin tỉ phú...

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Tái tạo quái vật “bay trong nước” 183 triệu năm trước

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái hiện lại một con quái vật "lai" giữa khủng long, rắn, rùa... từ bộ xương hóa thạch dài tới 4,5 m được tìm thấy ở Đức. ...

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Mới nhất

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay...

Mới nhất