Trang chủNewsThế giớiHàn Quốc và nỗ lực trở thành quốc gia xuất khẩu vũ...

Hàn Quốc và nỗ lực trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí số một thế giới


Hàn Quốc đang tận dụng hợp đồng vũ khí trị giá 13,7 tỷ USD với Ba Lan, một hợp đồng vũ khí có giá trị lớn nhất mà Hàn Quốc từng ký kết, nhằm đề ra nền móng cho một ngành công nghiệp quân sự khổng lồ được kỳ vọng sẽ thỏa mãn những nhu cầu về vũ khí của châu Âu trong tương lai bởi những công ty quốc phòng của hai quốc gia này.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí của quốc gia này đã nhảy vọt từ 7,25 tỷ USD năm 2021 lên hơn 17 tỷ USD năm 2022, trong tình hình các quốc gia phương Tây đang tìm mọi cách cung cấp trang thiết bị cho Ukraine và căng thẳng tiếp tục leo thang tại các điểm nóng.

Hợp đồng vũ khí mà Hàn Quốc ký kết trong năm vừa rồi với Ba Lan, một quốc gia thành viên chủ chốt trong của NATO, bao gồm hàng trăm bệ phóng tên lửa Chunmoo, xe tăng K2, pháo tự hành K9 và máy bay chiến đấu FA-50. Hợp đồng này là đáng chú ý ngay cả trong nhóm các quốc gia có lực lượng quốc phòng lớn nhất thế giới nhờ vào giá trị cũng như số lượng vũ khí của nó.

Các quan chức của Hàn Quốc và Ba Lan cho biết, quan hệ hợp tác hai nước sẽ giúp họ thống trị thị trường vũ khí châu Âu hậu chiến sự Ukraine. Trong đó, chính quyền Seoul đảm nhiệm vai trò cung cấp các vũ khí chất lượng cao với tốc độ nhanh hơn mọi quốc gia khác và Ba Lan mang lại khả năng sản xuất cũng như đường dẫn thương mại vào châu Âu.

Reuters đã thảo luận với 13 nhân viên cấp cao của các công ty và quan chức, bao gồm những người trực tiếp liên quan tới hợp đồng này và họ cho biết, thỏa thuận này sẽ mang lại một bản thảo về cách tận dụng quan hệ hợp tác và các tập đoàn công-tư quốc tế để mở rộng tầm ảnh hưởng của Hàn Quốc cũng như thỏa mãn mong muốn trở thành quốc gia cung cấp vũ khí số một thế giới của nước này.

Ông Oh Kyeahwan, giám đốc tại Hanwha Aerospace, một trong những công ty liên quan tới hợp đồng quân sự với Ba Lan, cho biết: “Cộng hòa Czech, Romania, Slovakia, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và các quốc gia khác đều từng chỉ quan tâm tới việc mua các sản phẩm quốc phòng từ châu Âu, nhưng giờ đây các quốc gia này đều biết rằng họ có thể mua các sản phẩm tương tự ở giá thành thấp hơn và tốc độ chuyển giao nhanh hơn từ các công ty Hàn Quốc”.

Các công ty Hàn Quốc không đưa ra mức giá cho các vũ khí của họ. Những vũ khí này cũng thường được bán kèm với các phương tiện hỗ trợ và các bộ phận phụ tùng.

Hanwha Aerospace đã chiếm 55% thị phần trong thị trường lựu pháo quốc tế và theo NH Researches & Securities, hợp đồng vũ khí với Ba Lan sẽ đẩy con số này lên khoảng mức 68%.

Theo ông Lukasz Komorek, Giám đốc Văn phòng các Dự án Xuất khẩu tại Công ty quốc gia Polish Armaments Group (PGZ) của Ba Lan, thỏa thuận này đã thành lập nên một số tập đoàn bao gồm các công ty Hàn Quốc và Ba Lan với vai trò sản xuất vũ khí, bảo trì máy bay chiến đấu và đề ra các khuôn khổ nhằm cung cấp vũ khí cho các quốc gia châu Âu khác.

Theo các quan chức của chính quyền Seoul và Warsaw, thỏa thuận này sẽ bao gồm cấp phép sản xuất vũ khí của Hàn Quốc ngay tại Ba Lan. Hai nước dự kiến sản xuất 500 trong tổng số 820 xe tăng và 300 trong tổng số 672 lựu pháo tại các nhà xưởng ở Ba Lan, bắt đầu từ năm 2026.

Ông Komorek cho biết: “Chúng tôi không muốn chỉ đóng vai trò nhà thầu phụ, nhà cung cấp công nghệ chuyển giao và nhà đầu tư. Chúng tôi có thể đề ra hợp tác cũng như tận dụng kinh nghiệm của mình để thống trị thị trường tại châu Âu”.

Sash Tusa, một nhà phân tích quốc phòng và hàng không tại Agency Partners của Anh, cho biết mặc dù hai quốc gia đều có nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh nhưng những kế hoạch lâu dài của họ sẽ gặp nhiều trở ngại. Tình hình chính trị có thể thay đổi, làm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các vũ khí như lựu pháo và xe tăng.

Ngay cả khi nhu cầu và nguồn cung khớp với nhau, các quốc gia châu Âu có thể sẽ muốn ký kết hợp đồng của riêng họ với Hàn Quốc tương tự như hợp đồng của Ba Lan – theo ông Tusa, những thỏa thuận hợp tác sản xuất như vậy có thể tạo việc làm và kích thích tăng trưởng ngành công nghiệp của họ.

Khi bình luận về việc Hàn Quốc có thể xuất khẩu vũ khí của họ thông qua trung gian là Ba Lan, cũng như các trở ngại mà thỏa thuận giữa hai nước có thể gặp phải, ông cho biết thêm: “Việc xuất khẩu thông qua Ba Lan có thể sẽ hiệu quả tại một số quốc gia ở khối lượng xuất khẩu rất thấp”.

Thế giới - Hàn Quốc: Bên trong cuộc chạy đua trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí số một thế giới

Lựu pháo K9 khai hỏa trong một buổi tập trận tổ chức tại làng Wierzbiny, ven thị trấn Orzysz, Ba Lan ngày 30/3/2023. (Ảnh: REUTERS/Kacper Pempel/File Photo)

Chuyển giao nhanh chóng

Tại nhà máy của Hanwha Aerospace, miền Nam Hàn Quốc, 6 robot tự động cùng với hơn 150 công nhân hoạt động không ngừng nghỉ để sản xuất các lựu pháo K9 nặng 47 tấn nhằm xuất khẩu tới Ba Lan.

Những pháo tự hành này sử dụng đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO, tận dụng hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính, được thiết kế để có thể dễ dàng tích hợp vào các mạng lưới chỉ huy và kiểm soát, mang lại hiệu năng tương đương các lựa chọn vũ khí đắt đỏ hơn từ các quốc gia phương Tây. Nhiều cường quốc như Australia và Ấn Độ đang sử dụng chúng trong quân đội của mình.

Trong một chuyến tham quan gần đây, giám đốc sản xuất Cha Yong-Su cho biết, để đạt được nhu cầu tiêu thụ, công ty này dự kiến sẽ tuyển thêm 50 công nhân và đặt nhiều dây chuyền sản xuất hơn. Theo ông cho biết, các robot tự động đảm nhiệm khoảng 70% số lượng công việc liên quan đến hàn trong quy trình sản xuất lựu pháo K9 và chúng đóng vai trò chủ chốt trong quá trình mở rộng khả năng sản xuất. Các robot này hoạt động khoảng 8 giờ mỗi ngày nhưng có thể làm việc không ngừng nghỉ nếu cần thiết.

Ông Cha cho biết: “Nói một cách đơn giản, chúng tôi có thể thỏa mãn bất cứ khối lượng đặt hàng nào”.

Theo các quan chức Ba Lan, việc Hàn Quốc có thể cung cấp vũ khí nhanh hơn bất cứ quốc gia nào là điểm cân nhắc quan trọng. Lô hàng đầu tiên gồm 10 xe tăng K2 và 24 lựu pháo K9 đã được chuyển giao tại Ba Lan trong tháng 12 vừa rồi, chỉ vài tháng sau khi hợp đồng được ký kết, và kể từ thời điểm đó, ít nhất 5 xe tăng và 12 lựu pháo đã được chuyển giao thêm.

Ngược lại, theo như ông Oskar Pietrewicz, nhà phân tích cấp cao tại Viện Ngoại giao Ba Lan cho biết, Đức – một quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn khác – vẫn chưa chuyển giao chiếc xe tăng Leopard nào trong tổng số 44 xe tăng mà Hungary đã đặt hàng năm 2018.

Ông cho biết: “Các quốc gia chắc chắn sẽ ngày càng quan tâm tới những mặt hàng của Hàn Quốc khi cân nhắc về khả năng sản xuất có hạn của ngành công nghiệp quốc phòng Đức, một quốc gia cung cấp vũ khí lớn trong khu vực”.

Các nhân viên cấp cao trong ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Hàn Quốc cho biết, đó sẽ là điểm thu hút khách hàng trong tương lai.

Theo các quan chức, việc quân đội Hàn Quốc có quan hệ mật thiết với ngành công nghiệp vũ khí của quốc gia này cho phép họ thay đổi các đơn hàng trong nước để thỏa mãn khả năng sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu và mở rộng khả năng sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp hóa cao của họ.

Một giám đốc trong ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu yêu cầu giữ kín danh tính vì lý do vấn đề nhạy cảm, đã cho biết: “Họ có thể sản xuất những thứ mà chúng tôi sản xuất trong vài năm, và họ chỉ cần vài tuần hoặc vài tháng”.

Theo Cho Woorae, Phó Giám đốc kinh doanh và chiến lược quốc tế tại Korea Aerospace Industries, việc căng thẳng với Triều Tiên liên tục leo thang khiến các dây chuyền sản xuất quân sự của Hàn Quốc liên tục được vận hành, và các vũ khí của họ được thiết kế, thử nghiệm, nâng cấp trong điều kiện áp lực cao.

Theo Kim Hyoung Cheol, Phó Giám đốc tại Văn phòng Quản lý Chương trình Thu mua Quốc phòng (DAPA), Hàn Quốc đã quảng bá các sản phẩm của mình tới Ba Lan từ trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, nhưng việc Nga đưa quân tới Ukraine đã đẩy cao mức quan tâm của Ba Lan.

Ông Kim cho biết, sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan viếng thăm vào tháng 5/2022 nhằm quan sát các vũ khí của Hàn Quốc, và ông Yoon Suk Yeol gặp mặt với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda bên thềm hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6/2022, nền móng đã được đề ra dẫn tới ký kết hợp đồng khổng lồ trong tháng sau đó.

Các vũ khí của Hàn Quốc được thiết kế nhằm phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ và NATO, một điểm thu hút quan trọng. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu vì Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, Hàn Quốc là quốc gia cung cấp vũ khí lớn thứ ba cho NATO và các quốc gia thành viên, chiếm 4,9% tổng số vũ khí tiêu thụ bởi các quốc gia này.

Đây là mức thua xa con số 65% của Mỹ và 8.6% của Pháp.

Hợp tác sản xuất

Các quan chức của chính quyền Seoul trước Reuters đã cho biết, họ đề nghị sản xuất vũ khí Hàn Quốc ngay tại Ba Lan với chính phủ nước này nhằm đơn giản hóa quy trình xuất khẩu vũ khí tới các quốc gia châu Âu.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trong một phát biểu đã cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy ngoại giao quân sự và hợp tác quốc phòng để quan hệ với quốc gia nhập khẩu có thể phát triển thành các quan hệ hợp tác vượt qua quan hệ giữa người mua và người bán”.

Bộ Quốc phòng Ba Lan đã không phản hồi trước các yêu cầu bình luận.

Ông Oh cho biết, Hanwha Aerospace đã thực hiện thành công nhiều thỏa thuận chia sẻ công nghệ với Ấn Độ, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông cho biết: “Vì vậy, tôi không nghĩ có nhiều vấn đề đáng lo liên quan tới khả năng sản xuất”.

Theo ông cho biết, hợp đồng quân sự năm 2022 được bắt đầu sau khi các công ty Hàn Quốc ký kết một thỏa thuận khuôn khổ với chính phủ Ba Lan. Các công ty này đã thành lập ra một tập đoàn với PGZ và các công ty con của họ. Tập đoàn này đã ký kết hợp đồng sau cùng với chính phủ Ba Lan.

“Kế hoạch kéo dài cả thập kỷ”

Trong năm vừa qua, Hàn Quốc đã phóng thành công tên lửa không gian sản xuất trong nước đầu tiên, chứng kiến chuyến bay đầu tiên thành công của máy bay chiến đấu KFX được sản xuất trong nước và tuyên bố các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.

Một thành viên tại một công ty quốc phòng châu Âu đã yêu cầu giữ kín danh tính vì lý do vấn đề nhạy cảm cho biết: “Đối với phần lớn các quốc gia khác, đây là một kế hoạch kéo dài cả thập kỷ. Chúng ta lâu nay đã đánh giá thấp Hàn Quốc”.

Trong tháng vừa rồi, ông Yoon chia sẻ với Reuters, Hàn Quốc có thể sẽ mở rộng khả năng hỗ trợ chính quyền Kyiv vượt ra ngoài khuôn khổ hỗ trợ kinh tế và nhân đạo nếu như Ukraine hứng chịu một cuộc tấn công lên thường dân trên quy mô lớn.

Kể từ thời điểm đó, chính quyền Seoul đã chấp thuận một số bộ phận vũ khí Hàn Quốc được sử dụng tại Ukraine.

Doanh thu vũ khí của Hàn Quốc tại khu vực châu Á chiếm 63% tổng số doanh thu quốc phòng của quốc gia này trong các năm 2018 tới 2022, theo số liệu từ SIPRI.  

Hàn Quốc đang hợp tác thiết kế máy bay chiến đấu KFX với Indonesia, và các lãnh đạo Ba Lan đã đưa ra tín hiệu quan tâm tới dự án này. Malaysia trong năm 2023 đã đặt mua một số máy bay FA-50 với tổng trị giá gần 1 tỷ USD. Chính quyền Seoul cũng đang tham gia cuộc đua giành hợp đồng cung cấp phương tiện chiến đấu bộ binh tương lai cho Australia với trị giá 12 tỷ USD.

Một nhà ngoại giao tại Seoul cho biết: “Các quốc gia châu Á nhìn nhận chúng tôi là đối tác lý tưởng trong các hợp đồng quốc phòng, vì chúng tôi đều muốn đề phòng trước các căng thẳng leo thang. Chúng tôi là đồng minh của Mỹ, nhưng chúng tôi không phải là Mỹ”.

Nguyễn Quang Minh (Theo Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tòa án Hà Lan bác yêu cầu ngừng xuất khẩu vũ khí sang Israel

(CLO) Vào ngày thứ Sáu (13/12), tòa án Hà Lan đã bác bỏ yêu cầu của 10 tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ Palestine nhằm ngăn chặn Hà Lan xuất khẩu vũ khí sang Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh...

Pháp kêu gọi chấm dứt xuất khẩu vũ khí vào Gaza và Lebanon

Ông coi đây là biện pháp duy nhất để chấm dứt hai cuộc xung đột giữa Israel với Hamas và Hezbollah. Xung đột đã leo thang trong những tuần gần đây, khi Israel tấn công miền nam Lebanon, các khu ngoại ô phía nam...

Nội bộ Đức bất đồng về lệnh xuất khẩu vũ khí cho Israel

Đức phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các vụ kiện pháp lý với cáo buộc vi phạm nhân đạo khi xuất khẩu vũ khí sang Israel.

Mỹ hành động táo bạo với AUKUS, Australia đặt niềm tin nơi ông Donald Trump

Mỹ đang nỗ lực củng cố Hiệp ước Đối tác an ninh tăng cường ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) bằng cách nới lỏng các hạn chế trong việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quân sự giữa ba nước.

Xuất khẩu vũ khí Mỹ cao kỷ lục

Doanh số bán vũ khí của Mỹ cho nước ngoài trong năm tài khóa 2023 tăng 16%, lên mức hơn 238 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Báo cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 29/1 cho biết doanh số bán vũ khí thông qua hình thức giao dịch trực tiếp giữa các công ty quốc phòng nước này và chính phủ nước ngoài đạt mức 157,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2023, tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Bộ trưởng Úc cảnh báo về việc tải DeepSeek

Bộ trưởng Công nghiệp và Khoa học Úc đã nêu lo ngại về bảo mật đối với ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc đang gây chấn động thế giới công nghệ và tài chính toàn cầu. ...

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan, ca ngợi “năm vàng son” của tình hữu nghị

Ngày 6/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại thủ đô Bắc Kinh, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương trong năm 2025.

Iran, Trung Quốc phản ứng mạnh với kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump

Iran, Jordan, Malaysia và Trung Quốc đã có phản ứng về kế hoạch tiếp quản Dải Gaza của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi Israel có động thái quân sự. ...

Mỹ nói được miễn phí khi tàu chính phủ đi qua kênh đào Panama, sự thật là gì?

Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính phủ Panama đã quyết định miễn phí cho các tàu của chính phủ Mỹ đi qua kênh đào Panama.

Nữ sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ bị ‘đuổi’ khỏi nhà công vụ sau khi bị ông Trump cách chức

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất cựu Chỉ huy Lực lượng Tuần duyên Linda Fagan khỏi nơi ở dành cho bà trong ngày 4.2, và bà chỉ được cho thời hạn 3 giờ kể từ lúc có thông báo,...

Báo Uruguay nêu bật sự đa dạng và sáng tạo của văn hóa Việt Nam

Tờ Diario LaR của Uruguay đánh giá, sự phát triển xã hội và những thay đổi về văn hóa ở Việt Nam phản ánh sức bền bỉ và khả năng sáng tạo của người dân trong suốt chiều dài lịch sử.

Mới nhất

Cần Thơ công bố các quyết định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 6/2, Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị Công bố các quyết định về tổ chứ bộ máy và công tác cán bộ của các cơ quan, tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ TP Cần Thơ. Tại hội nghị, ông Lê Tấn Thủ - Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Cần Thơ đã công bố...

Ngành “công nghiệp không khói” Kiên Giang cán mốc 1 tỷ USD

Kinhtedothi - Năm 2024, Kiên Giang đón 9.863.187 lượt khách, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đón 978.785 lượt, tăng 70,7% so với cùng kỳ, vượt 43,9% kế hoạch năm. Tổng thu đạt khoảng 25.141 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng 43,8% so với cùng kỳ. Du lịch Kiên Giang lọt vào TOP...

Đẩy mạnh các nhiệm vụ khoa học trọng điểm năm 2025

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị về rà soát tiến độ và triển khai kế hoạch thực hiện năm 2025 các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Rà soát tiến độ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ Sáng 6/2, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị Thủ...

Thông tin ‘siêu dự án’ đường sắt gần 195.000 tỷ nối với Trung Quốc

TPO - Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có điểm đầu kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc - Trung Quốc, điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện của Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ là gần 195.000...

Người dân ùn ùn bán, giá vàng tuột áp trước ngày Thần Tài

Giá vàng miếng SJC bốc hơi 1,4 triệu đồng/lượng do áp lực bán chốt lời. Đến chiều nay 6-2, chỉ còn 89,6 triệu đồng/lượng. ...

Mới nhất