Trang chủNewsThời sựHạn chế tiếp xúc đi lại với người chưa thành niên phạm...

Hạn chế tiếp xúc đi lại với người chưa thành niên phạm tội có khả thi?


Chú trọng bảo vệ người chưa thành niên là bị hại

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 21/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Phát biểu ý kiến, ĐBQH Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) cho hay, về xử lý chuyển hướng và phục hồi công lý thì đã được nhiều quốc gia áp dụng. Việc chuyển hướng không nhằm mục đích bỏ qua pháp luật và công lý mà được coi là biện pháp mới để duy trì công lý.

Theo đại biểu, dự thảo luật đã chú trọng bảo vệ người chưa thành niên là bị hại. Tuy nhiên, quy định về bảo vệ quyền của “nạn nhân” hay “bị hại”, kể cả người chưa thành niên và người đã thành niên cũng chưa tương xứng.

Cần phải tránh xu hướng nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên phạm tội có khi lại vượt quá mức cần thiết và có thể xâm phạm đến quyền cơ bản của các cá nhân khác trong xã hội, đặc biệt là các nạn nhân bị xâm hại trực tiếp.

Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung vào Điều 5 yêu cầu các biện pháp xử lý chuyển hướng ngoài cộng đồng cần phải có sự thỏa thuận, thống nhất với nạn nhân.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, tại Điều 53, đại biểu đề nghị thực hiện theo phương án 2, đó là việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng chỉ do tòa án thực hiện, nhưng không chỉ do cơ quan điều tra hay viện kiểm sát đề nghị mà tòa án hoàn toàn có quyền xem xét để quyết định. Bởi lẽ, Việt Nam  có chính sách hình sự và tố tụng hình sự rất khác biệt so với các quốc gia khác.

Đối thoại - Hạn chế tiếp xúc đi lại với người chưa thành niên phạm tội có khả thi?

ĐBQH Lê Thanh Hoàn.

Cơ bản thống nhất với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) cho rằng, để đảm bảo thống nhất trong chính sách xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, kiến nghị bổ sung vào Điều 37 dự thảo luật nhóm người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi là đối tượng được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

“Bởi, qua nghiên cứu có 2 trong 12 biện pháp xử lý chuyển hướng là giáo dục tại xã, phường, thị trấn, giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại khoản 10, khoản 12 Điều 36 dự thảo Luật, so sánh với Luật Xử lý vi phạm hành chính còn chưa có sự đồng bộ, thống nhất ở các biện pháp xử lý cụ thể”, bà Xuân cho hay. 

Theo đại biểu, nếu dự thảo luật bỏ sót đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi để áp dụng 12 biện pháp xử lý chuyển hướng là rất nguy hiểm.

Theo số liệu báo cáo, tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội và bị hại trong các vụ án hình sự năm 2021 cho thấy, tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ngày càng diễn biến phức tạp, có tính chất nghiêm trọng và thường tập trung vào những tội như trộm cắp, cướp giật tài sản, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, các tội về ma túy.

Đặc biệt hơn là nhóm đối tượng vi phạm pháp luật từ đủ 12 tuổi trở lên đang có dấu hiệu gia tăng. Vì vậy, đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng này vào chính sách xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Về nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, ĐBQH Nguyễn Thanh Sang (đoàn Tp.Hồ Chí Minh) cho hay, khoản 4 Điều 40 quy định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu tại thời điểm xem xét người phạm tội đã đủ 18 tuổi.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng quy định nêu trên chưa phù hợp với chính sách hình sự đối với người chưa thành niên.

Bởi lẽ, tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội, họ là người chưa thành niên, còn việc tại thời điểm áp dụng biện pháp chuyển hướng là do các cơ quan tiến hành tố tụng. Bây giờ nếu làm chậm mà bắt người chưa thành niên không được hưởng là không phù hợp. “Nếu không đủ thời gian thì cần áp dụng thủ tục rút gọn đối với trường hợp này sẽ phù hợp”, ông Sang nói.

Giúp người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc xây dựng một hệ thống quy định pháp luật về tư pháp đối với người chưa thành niên là rất phù hợp với xu hướng chung của thế giới và thể hiện tính nhân văn, tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, trước xu hướng tội phạm trẻ hóa như hiện nay, đại biểu cho rằng nên cân nhắc cẩn trọng trong việc xây dựng từng quy định của đạo luật này.

“Để đảm bảo khi luật được ban hành vừa đảm bảo tính nhân văn, tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội nhận thức, khắc phục, sửa chữa sai lầm nhưng vẫn phải có tính giáo dục, răn đe nghiêm khắc”, bà Nga nói.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tình trạng trẻ hóa tội phạm đang là vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Nhiều vụ án được gây ra bởi người chưa thành niên phạm tội mà thủ đoạn và hậu quả để lại vô cùng to lớn, có những vụ gây rúng động xã hội.

Đối thoại - Hạn chế tiếp xúc đi lại với người chưa thành niên phạm tội có khả thi? (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga.

Bà Nga cho hay, trước thực tế như vậy mà pháp luật không có những biện pháp, hình phạt phù hợp, nghiêm khắc, đảm bảo tính công bằng sẽ khiến nhân dân bức xúc, mất niềm tin. Thậm chí, dẫn tới tình trạng nhiều đối tượng thanh niên lợi dụng chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên để lôi kéo, xúi giục, thuê mướn họ thực hiện những hành vi phạm tội và điều này rất đáng lo ngại.

Về các biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 dự thảo. Điều 36 quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng, trong đó có 3 biện pháp theo đại biểu cần cân nhắc kỹ về tính khả thi. Đó là các biện pháp “cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới”, “hạn chế khung giờ đi lại” và “cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới”.

“Những biện pháp này nghe rất hợp lý, nhưng thực tế để đi vào thực hiện hiệu quả lại vô cùng khó khăn. Chúng ta không thể có nhân lực để hàng ngày, hàng giờ giám sát việc gặp ai, đi tới đâu và đi vào những khung giờ nào của những người chưa thành niên, trong khi các biện pháp này theo quy định của dự thảo là thời gian áp dụng ít nhất từ 3 tháng cho tới 1 năm”, bà Nga phân tích.

Và để những biện pháp này có tính khả thi và hiệu quả, theo đại biểu phải quy định rất rõ. Đặc biệt là việc chuẩn bị nguồn nhân lực và những trang thiết bị để phục vụ nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý chuyển hướng của người chưa thành niên phạm tội.

Giải trình, làm rõ những băn khoăn về quy định chuyển hướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, với việc mở rộng độ tuổi đến 12-14 tuổi, ông Hoà Bình cho rằng. Theo Luật Hình sự hiện hành thì 12 đến 14 tuổi là không phải tội phạm, phạm việc gì cũng không phải là tội phạm.

Đối thoại - Hạn chế tiếp xúc đi lại với người chưa thành niên phạm tội có khả thi? (Hình 3).

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình

Với điều kiện áp dụng, một trong những điều kiện là phải tự nguyện.

“Mục tiêu của xử lý chuyển hướng là các cháu phải tự nguyện và thấy được thiếu sót của mình để thành tâm sửa chữa chứ không có ép buộc. Trong trường hợp các cháu đứng trước 2 sự lựa chọn, một là đã tình nghi phạm tội rồi đang bị buộc tội hoặc đồng ý xử lý chuyển hướng; hai là đồng ý điều tra truy tố xét xử thông thường và ra tòa, luật sẽ cho các cháu lựa chọn, tôi tin cả phụ huynh, cả các cháu đều lựa chọn phương án xử lý chuyển hướng.

Việc cho phép chuyển hướng là cơ hội xã hội, luật pháp đưa ra. Nếu như các cháu không tự nguyện sửa chữa khuyết điểm thì kích hoạt quy trình điều tra truy tố xét xử thông thường”, ông Bình cho hay.

Về việc cấm đến địa điểm và tiếp xúc với người có nguy cơ phạm tội mới, ông Bình cho rằng phải làm rõ cấm như thế nào, cấm khung giờ nào, phụ thuộc vào vi phạm của các cháu.

“Nếu các cháu vi phạm hay ăn cắp ở siêu thị thì cấm các cháu đến siêu thị, nếu các cháu vi phạm xâm hại tình dục trẻ em thì cấm các cháu đến nơi có các cháu nhỏ là trẻ em, nếu các cháu vi phạm ma túy thì cấm các cháu đến các địa điểm phức tạp về ma túy, vũ trường hay tiếp xúc với các đối tượng như vậy”, ông Bình nói và cho biết điều này phụ thuộc vào hành vi của các cháu, cho nên không thể nói được là cấm gì.





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/han-che-tiep-xuc-di-lai-voi-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi-co-kha-thi-a669393.html

Cùng chủ đề

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn...

Không xử tử hình, tù chung thân với người chưa thành niên phạm tội

(Dân trí) - Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định không xử tù chung thân hoặc tử hình với người chưa thành niên phạm tội; chỉ áp dụng phạt tù khi xét thấy các hình phạt và biện pháp khác không có tác dụng. Sáng 30/11, Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên với 461/463 đại biểu tán thành (chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật gồm 5 phần với 10 chương...

Đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề

Tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Dự kiến phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tổ chức trong 1,5 ngày, từ ngày 21/8 đến hết buổi sáng ngày 22/8, tập trung vào những mặt được, những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết của...

Phát huy mạnh mẽ lợi thế và tiềm năng để Hải Phòng tạo đột phá phát triển

Qua nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện của Hải Phòng trong thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng tiếp tục phát huy truyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa… ...

Khi Tiktoker bị ‘ngáo quyền lực’, thể hiện coi thường pháp luật

Theo luật sư, hành động của Tiktoker “Nam Birthday” có lẽ xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” của bản thân, là bài học cảnh tỉnh cho những người đã và đang có suy nghĩ lợi dụng ảnh hưởng “ảo” của mình để thực hiện những hành vi lệch lạc trong cuộc sống. Như VietNamNet đã đưa, chiều 23/1, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Công an huyện Văn Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi...

“Làng lu” ở Bình Dương

(NLĐO) - Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống ...

Xem clip CSGT dùng xe đặc chủng mở đường trên cao tốc, đưa bé 3 tuổi đi cấp cứu

Khi cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn ứ cục bộ, CSGT dùng xe đặc chủng mở đường để đưa bé trai 3 tuổi đến cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM. Xem clip Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay vào 17h30 ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 7 làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa đỏ rực nhanh chóng bao trùm toàn bộ chiếc xe. Khi xảy ra cháy, bên trong ô tô...

Mới nhất

NSƯT Hoài Linh bất ngờ nhắc Hoài Lâm, nghẹn ngào “không dám” nói tên một nữ ca sĩ quá cố

NSƯT Hoài Linh bất ngờ nhắc đến ca sĩ Hoài Lâm và một "cô em gái" của mình trong chương trình kỷ niệm 30 năm làm nghề. ...

Đặc sản ‘tôm leo cây’ lạ miệng ở Lạng Sơn, khách sành ăn khen ngon hơn thịt ếch

Mặc dù có vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng “tôm leo cây” được xem như đặc sản nức tiếng ở tỉnh Lạng Sơn, lúc cao điểm có giá lên tới nửa triệu đồng/kg vẫn hút khách thưởng thức. Tôm rừng là loại côn trùng có hình dáng khá giống tôm, kích thước nhỏ, cỡ bằng ngón tay út người lớn....

Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ ứng phó rét đậm từ chiều 27 Tết

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều và đêm 26/1/2025 (tức ngày 27 Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (bao gồm cả Hà Nội), trời rét đậm. Riêng vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng...

Mức đóng BHYT năm 2025

(Dân trí) - Các nhóm mua bảo hiểm y tế (BHYT) khác nhau sẽ có mức đóng khác nhau. Từ ngày 1/7, Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực nên quy định về mức đóng BHYT cũng thay đổi theo. Mức đóng BHYT trước ngày 1/7Trong năm 2025, các quy định về BHYT sẽ được áp dụng trong 2 giai...

Cây cảnh, hoa kiểng tết ở Bình Dương, từ mua đứt bán đoạn “hoa quý tộc”, tới cho thuê cây mai vàng

Trong thời điểm không khí xuân tràn ngập khắp mọi nẻo đường tại Bình Dương cũng là lúc dịch vụ thuê hoa kiểng, cây cảnh rộn ràng hơn bao giờ hết....

Mới nhất

Mức đóng BHYT năm 2025