Trang chủChính trịNgoại giaoHai năm "ngủ yên dưới biển sâu", những tình tiết đáng ngờ...

Hai năm “ngủ yên dưới biển sâu”, những tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về vụ đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) .

Nord Stream: Hai năm 'ngủ yên dưới biển sâu', những tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? (Nguồn: Getty)
Bong bóng khí nổi lên từ một trong những đường ống khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ ngoài khơi Thụy Điển, Biển Baltic, ngày 30/9/2022. (Nguồn: Getty)

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc vẫn nằm sâu dưới biển Baltic.

Các lý thuyết, suy đoán và tin đồn vẫn bao quanh vụ tấn công vào đường ống Nord Stream kể từ khi chúng bất ngờ bị nổ tung vào năm 2022. Đến nay, có vẻ mọi dấu vết không đổ tội được cho Nga – tháng 2/2023, Bộ trưởng Tư pháp Đức cũng thừa nhận “không thể chứng minh” Moscow liên quan đến các vụ nổ. Vậy thì dấu vết đang dẫn đến đâu?

Ngày 26/9/2022, bốn vụ nổ đã làm rung chuyển đáy biển gần đảo Bornholm của Đan Mạch. Trong nhiều ngày, một lượng lớn khí metan đã được bơm vào biển Baltic từ ba đoạn đường ống bị hư hại của Nord Stream 1 và 2, nối Nga với Đức.

Châu Âu nhanh chóng cảm nhận được tác động, với giá năng lượng tăng mạnh, đặc biệt là ở Đức. Nord Stream, với chi phí xây dựng hơn 10 tỷ Euro, không phải là sở hữu độc quyền của Gazprom của Nga, nó còn có các cổ đông ở Đức (E.ON và Wintershall), Hà Lan (Gasunie) và Pháp (Engie), tất cả đều có quyền yêu cầu bồi thường.

Giới truyền thông quốc tế khẳng định, vụ tấn công đường ống khí đốt là hành động phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu gần đây, cũng là một thảm họa môi trường khủng khiếp. Nhưng bất chấp phạm vi và tầm quan trọng của nó, hai năm sau, các cuộc điều tra chính thức đã bị đánh dấu bằng một sự im lặng đáng sợ.

Cho đến nay, vẫn chưa có vụ bắt giữ nào, cũng như không có cuộc thẩm vấn hoặc buộc tội nào đối với những nghi phạm.

Vào đầu tháng 6, sau cuộc điều tra kéo dài hai năm, các công tố viên Đức đã ban hành lệnh bắt giữ toàn châu Âu đối với Volodymyr Zhuravlov, một công dân Ukraine thường trú tại Ba Lan, sau khi người này xuất hiện trên ảnh camera bắn tốc độ chiếc xe chở nhóm phá hoại đi từ Ba Lan vào Đức hồi năm 2022. Người thợ lặn Ukraine này và một nhóm người bị cáo buộc đã lên kế hoạch và thực hiện gài thiết bị nổ trên đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.

Nhưng việc Warsaw lưỡng lự trong việc cung cấp hỗ trợ hành chính đã khiến Zhuravlov trốn thoát mà thậm chí không bị thẩm vấn. Lực lượng chức năng Ba Lan đã không kịp bắt Zhuravlov trước khi người này vượt biên vào Ukraine hồi đầu tháng 7. Động thái của Ba Lan được cho là một đòn giáng mạnh vào cuộc điều tra của Đức.

Giới quan sát bình luận, vụ việc thể hiện “sự thờ ơ khác thường về chống khủng bố” – Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk khi đó đã chỉ trích chính quyền Đức bằng một dòng trạng thái trên X vào ngày 17/8: “Gửi đến tất cả những người khởi xướng và bảo trợ cho Nord Stream 1 và Nord Stream 2. Điều duy nhất các bạn nên làm hôm nay về vấn đề này là xin lỗi và giữ im lặng”.

Thủ tướng Tusk dường như đã phản ứng với tuyên bố của cựu Giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Đức (BND) August Hanning rằng, cuộc tấn công vào đường ống dẫn khí Nord Stream hẳn phải có sự hỗ trợ của Ba Lan.

Trên thực tế, hành động phá hoại nghiêm trọng đường ống Nord Stream đã khiến Đức mất nguồn khí đốt Nga và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu. Đức là đối tác của Nga trong dự án đường ống Nord Stream. Ba Lan từ lâu đã tuyên bố rằng, lợi ích an ninh của chính họ đã bị Nord Stream gây tổn hại.

Ngay sau vụ nổ, chính quyền Thụy Điển và Đan Mạch kết luận, chỉ có một tác nhân nhà nước mới có thể thực hiện một cuộc tấn công như vậy, nhưng sau đó họ bất ngờ đóng cuộc điều tra mà không công bố bất kỳ kết quả nào.

Sau đó, Mỹ cũng tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc điều tra, điều này có vẻ đặc biệt hứa hẹn vì các cơ quan tình báo của họ có quyền giám sát toàn diện vùng Baltic. Tuy nhiên, điều bí ẩn là họ cũng không tiết lộ bất kỳ phát hiện nào.

Trong một cuộc phỏng vấn, Chervinsky, cựu quan chức của Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) cho biết, vụ phá hoại có hai tác động tích cực đối với Kiev, khiến Nga chỉ còn lại một tuyến đường chính để chuyển khí đốt đến châu Âu là đường ống qua lãnh thổ Ukraine. Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn thu được phí quá cảnh từ dầu khí Nga, ước tính trị giá hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên, những phát hiện này có nguy cơ làm đảo lộn mối quan hệ Kiev-Berlin. Đức là bên hỗ trợ tài chính và thiết bị quân sự hàng đầu cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, nhưng cuộc điều tra đã hé lộ câu chuyện theo hướng ít ai ngờ tới.

“Cuộc tấn công ở quy mô này là lý do đủ để kích hoạt điều khoản phòng thủ tập thể của NATO, nhưng cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi lại bị phá hủy bởi quốc gia mà chúng tôi đã hỗ trợ bằng các lô hàng vũ khí lớn và hàng tỷ USD tiền mặt”, một quan chức cấp cao Đức am hiểu cuộc điều tra nói.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dong-chay-phuong-bac-hai-nam-ngu-yen-duoi-bien-sau-nhung-tinh-tiet-dang-ngo-da-duoc-nham-mat-lam-ngo-291988.html

Cùng chủ đề

Tàu vận tải Nga cập cảng Syria, chuẩn bị cho cuộc rút quân

Tàu vận tải liên quan quân đội Nga đã đến quân cảng Tartus ở Syria để chuẩn bị cho kế hoạch rút đi sau nhiều năm hiện diện của Moscow. ...

Anh điều tàu ngầm tấn công nổi lên mặt nước cảnh báo tàu do thám Nga

(Dân trí) - Bộ Quốc phòng Anh cáo buộc tàu Nga đã thu thập thông tin tình báo và đo đạc bản đồ cơ sở hạ tầng ngầm dưới lòng biển của nước này. Rất hiếm khi Bộ Quốc phòng Anh tiết lộ thông tin chi tiết về lịch trình di chuyển của hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bởi họ coi đó là nhiệm vụ tuyệt mật.  Vì vậy, lần này việc ông Healey quyết định...

Nga tích hợp trí tuệ nhân tạo vào 3.000 UAV chiến đấu

Nga vừa chuyển giao 3.000 UAV chiến đấu Kamikaze Mikrob tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cho lực lượng tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga vừa chuyển giao 3.000 máy bay không người lái Kamikaze Mikrob tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cho lực lượng tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo TASS. Dòng máy bay này có khả năng tự động theo dõi mục tiêu ngay cả khi...

Nga lên tiếng sau ‘tối hậu thư’ từ ông Trump đòi Moscow thỏa thuận về xung đột Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế nếu Nga không đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine, trong khi quan chức Moscow nói sẽ chờ lãnh đạo Mỹ ‘định nghĩa’ vấn đề thỏa thuận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Mới nhất

Chợ hoa này ở Đắk Lắk đang đìu hiu, bất ngờ mua bán tấp nập bởi hoa lan rừng-loài hoa quý tộc

Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), năm nay mua bán trầm lắng. Bất ngờ, các loại hoa lan rừng-"loài hoa...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng vọt, SJC sát mốc 89 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch tại Mỹ. Giá vàng trong nước đi lên, tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Kết phiên 24/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với...

Bí quyết gia truyền mắm Dì Cẩn

Thương hiệu mắm Dì Cẩn không còn xa lạ với cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. ...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói điều đáng buồn về đào tạo sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng đáng buồn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do...

Mới nhất