Trang chủDestinationsTP.Hồ Chí MinhHai năm, gần 200 dự án đầu tư công chậm quyết toán

Hai năm, gần 200 dự án đầu tư công chậm quyết toán


Hai năm, gần 200 dự án đầu tư công chậm quyết toán ảnh 1

Buổi giám sát diễn ra sau khi HĐND TPHCM đã giám sát trực tiếp ở 18 đơn vị và khảo sát thực tế 20 dự án. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chiều 15-6, HĐND TPHCM đã giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với UBND TPHCM. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM làm trưởng đoàn giám sát.

Gần 200 dự án vi phạm thời gian quyết toán

Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Văn Dũng cho biết, thực hiện chương trình giám sát của HĐND TPHCM, trong ba tháng qua, HĐND TPHCM đã giám sát tại 18 đơn vị, sở ngành quận huyện, ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản, chủ đầu tư các dự án và khảo sát thực tế 20 dự án đầu tư công. Qua đó, ghi nhận một số khó khăn, hạn chế và các kiến nghị đề xuất.

Qua khảo sát thực tế 20 dự án đầu tư công, Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TPHCM Lê Trương Hải Hiếu cho biết, một trong những khó khăn là công tác thanh quyết toán. Nhiều dự án hoàn thành từ kỳ trung hạn trước đến nay vẫn đang thực hiện thanh quyết toán như dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn (Nam rạch Tra) và dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn huyện Củ Chi từ Tỉnh lộ 8 đến rạch Tra (Bắc rạch Tra).

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Đạt, Phó Ban Pháp chế HĐND TPHCM sau khi bày tỏ lo lắng với 111 dự án có nguy cơ không hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, cũng nêu băn khoăn về quyết toán các dự án đã hoàn thành.

ĐB Nguyễn Văn Đạt dẫn báo cáo của UBND TPHCM về tỷ lệ quyết toán rất thấp, năm 2021 có 2.208 dự án với giá trị 121.000 tỷ đồng, nhưng chỉ quyết toán được 923 dự án, đạt 41,8%; năm 2022 cũng chỉ đạt 59,63%.

Hai năm, gần 200 dự án đầu tư công chậm quyết toán ảnh 2

ĐB Nguyễn Văn Đạt đặt câu hỏi tại buổi giám sát. Ảnh: HOÀNG HÙNG

ĐB phân tích, qua báo cáo có khoảng 200 dự án vi phạm về thời gian quyết toán. Việc này đặt ra trách nhiệm của UBND TPHCM trong chỉ đạo của sở ngành và chủ đầu tư. Bởi, chậm quyết toán dẫn đến nợ đọng trong xây dựng cơ bản, chậm tiến độ giải ngân đầu tư công, chậm khai thác tài sản hình thành sau đầu tư.

“Trong khi công tác này rất quan trọng, sao lại chậm? Việc xử lý các đơn vị vi phạm về quyết toán này như thế nào?”, ĐB Nguyễn Văn Đạt đặt câu hỏi.

Thay mặt UBND TPHCM báo cáo, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Phạm Trung Kiên lý giải, một số dự án đã nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng còn vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng (người dân chưa đồng ý với mức giá bồi thường), do đó chủ đầu tư chưa thể lập hồ sơ quyết toán dự án.

Ngoài ra, trong năm, số dự án hoàn thành phát sinh nhiều, đồng thời có xảy ra tình trạng trong cùng một khoảng thời gian, số lượng dự án hoàn thành trình thẩm tra quyết toán gửi về cơ quan thẩm tra nhiều, nhưng do số lượng cán bộ công chức chuyên trách thẩm tra quyết toán có hạn, nên việc thẩm tra quyết toán có chậm trễ.

Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan, một số chủ đầu tư chưa tập trung cho công tác quyết toán dự án hoàn thành, do đó số lượng hồ sơ chậm lập quyết toán hoàn thành còn nhiều.

Hai năm, gần 200 dự án đầu tư công chậm quyết toán ảnh 3

Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Phạm Trung Kiên báo cáo trước đoàn giám sát. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Phối hợp chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm

Trước đó, báo cáo trước đoàn giám sát, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Phạm Trung Kiên cho biết, giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ngân sách Trung ương giao cho TPHCM là hơn 33.000 tỷ đồng, trong đó đã phân bổ hơn 32.100 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách Thành phố là hơn 142.500 tỷ đồng, đã phân bổ chi tiết gần 140.000 tỷ đồng.

Hai năm qua, việc giải ngân chưa đạt như kỳ vọng, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh trong năm 2021 và những tác động từ xung đột quốc tế, khó khăn kinh tế chung của toàn cầu và cả nước. Trong đó, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng là một nguyên nhân lớn.

Qua giám sát và thực tiễn công việc chuyên môn, ĐB Trần Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở TN-MT cho rằng có hai vấn đề nổi lên trong công tác giải phóng mặt bằng. Đó là đơn vị tư vấn thẩm định giá, hiện số doanh nghiệp có chức năng tư vấn thẩm định giá rất hùng hậu, nhưng thực tế hoạt động đủ năng lực, điều kiện và có hoạt động thẩm định giá thực tế là đếm trên đầu ngón tay, dễ thì làm và khó thì từ chối. Có dự án thuê 20 lần mà không có đơn vị nào tham gia, rất bế tắc.

Hai năm, gần 200 dự án đầu tư công chậm quyết toán ảnh 4
ĐB Trần Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Theo ông, sở ngành cần tham mưu UBND TPHCM nghiên cứu đề xuất cơ chế cần thành lập các đơn vị tư vấn thẩm định giá của nhà nước.

“Hiện trong lĩnh vực công chứng, tư nhân và nhà nước cạnh tranh công bằng với nhau. Trong thi hành án thì có thừa phát lại của tư nhân. Còn tư vấn thẩm định giá, lĩnh vực này cũng nên có sự tham gia của khu vực nhà nước”, ĐB Trần Văn Bảy đặt vấn đề.

Vấn đề thứ 2, theo ĐB Trần Văn Bảy, là cơ cấu tổ chức, biên chế của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng các quận huyện. Nhiều địa phương thành lập Ban này với lực lượng hùng hậu, nhưng sau đó, số dự án giảm xuống thì nhân lực cũng tản đi hết. Nhiều nơi cũng không có tiền để trả lương cho thành viên của Ban, vì là đơn vị tự chủ, hưởng 2% kinh phí bồi thường nên không có dự án thì không có tiền trả lương. Trong khi đây là việc khó, phải có kinh nghiệm thực tế mới có thể làm được.

ĐB cho rằng việc kiện toàn này sẽ rất cần thiết khi tới đây, TPHCM thực hiện các dự án lớn như cải tạo rạch Xuyên Tâm, xây dựng các tuyến cao tốc…

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025:

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

(tính đến 31-5)

Tổng số vốn

19.721

61,1%

26.635

71,3%

9.230

13,5%

Vốn trung ương

9.230

34,8%

1.548

62,44%

6.487

43,3%

Vốn địa phương

18.680

63,82%

25.086

71,9%

2.742

5,1%

Cũng liên quan công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐB Huỳnh Thanh Hùng, Phó Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TPHCM đề cập việc chậm di dời hạ tầng kỹ thuật để thi công dự án. Trong đó có dự án xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, phải chờ phê duyệt di dời hạ tầng hết 15 tháng, dẫn đến thi công chậm trễ. Từ đó ĐB đặt vấn đề về sự phối hợp giữa các cơ quan.

Cùng quan điểm về sự phối hợp giữa các cơ quan, ĐB Đỗ Thị Minh Quân, Chánh Văn phòng HĐND TPHCM cho biết, qua các buổi làm việc, sở ngành đề nghị cần xác định trách nhiệm của quận huyện những nơi ít quan tâm giải phóng mặt bằng. Nhưng thực tế đi giám sát thì quận huyện cho biết quá trình thực hiện công tác này đã có nhiều văn bản gửi sở ngành đề nghị hỗ trợ. Nghĩa là sự phối hợp giữa sở ngành, quận huyện trong giải phóng mặt bằng cần làm chặt chẽ hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất gần 1.200 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hầm xuyên núi trên cao tốc Cam Lâm

Theo phương án đề xuất, dự án đầu tư hoàn thiện hầm Núi Vung trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo cần khoảng gần 1.200 tỷ đồng. ...

Dứt khoát phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dứt khoát tới tháng 12-2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Đất Mũi (Cà Mau) ...

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Vượt khó, chạy đua tiến độ

Dự án thành phần 1 (DATP1), cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa) dài hơn 30km. Khắc phục những khó khăn của mặt bằng, trên tuyến các nhà thầu đang ngày đêm tăng tốc thi công. ...

Nhà thầu cao tốc không được chủ quan ở thời điểm “nước rút”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn yêu cầu các nhà thầu không được chủ quan ở thời điểm "nước rút", tập trung nhân lực để đưa một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, Quảng Bình về đích dịp 30/4 theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. ...

Đề xuất hơn 15.300 tỷ đồng mở rộng cao tốc đoạn TP.HCM

Tuyến cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành được đề xuất đầu tư mở rộng quy mô 8 - 10 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 15.300 tỷ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản năm 2023 dự báo đạt 8,6 tỷ USD

SGGPO 12/06/2023 14:55 Ngày 12-6, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động xuất khẩu. Theo VASEP, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt hơn 3,2 tỷ USD, tiếp tục giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ 2022 và giảm sâu từ 10 - 50% tại tất cả các thị trường xuất khẩu chính. Trong đó, thị trường giảm...

Vòng loại thứ hai U20 nữ châu Á 2024: Thua Australia, Việt Nam vẫn đi tiếp

SGGPO 07/06/2023 21:45 Ở trận đấu cuối cùng, Vòng loại thứ hai U20 nữ châu Á 2024, U20 nữ Việt Nam cán đích ở vị trí thứ hai bảng A khi để U20 nữ Australia đánh bại 0-2. U20 nữ Việt Nam và U20 nữ Australia cùng giành vé đi tiếp. ẢNH: MINH HOÀNG Hai tấm vé đi tiếp của bảng A thuộc về U20 nữ Việt Nam và U20 nữ Australia đã sớm được xác...

Các nữ đại biểu Quốc hội luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ và tài năng

SGGP 06/06/2023 09:33 Chiều 5-6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các nữ đại biểu Quốc hội. Ảnh: VIẾT CHUNG Ngày 15-5-2008, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết số 620 của Ủy ban...

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho các tỉnh, thành phía Nam

SGGPO 01/06/2023 14:02 Sáng 1-6, tại Trường Đại học Sài Gòn, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cho gần 300 cán bộ quản lý đến từ 33 Sở GD-ĐT và cơ sở giáo dục đại học khu vực phía Nam.  Phát biểu tại buổi tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, hàng năm Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn...

Chính quyền cần thực tâm, thực lòng đến với doanh nghiệp để gỡ khó

SGGPO 31/05/2023 16:58 Chiều 31-5, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 của Quốc hội, ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã có phát biểu đáng chú ý về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Đây cũng là vấn đề được...

Cùng chuyên mục

Nhà thờ Đức Bà – công trình kiến trúc độc đáo

Nhà thờ Đức Bà, hay còn có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi tiếng nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1876 và hoàn thành vào năm 1880, với kiến trúc độc đáo pha trộn giữa phong cách Roman và Gothic, nhà thờ đã trở thành biểu tượng...

Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn các nhà đầu tư công nghệ cao

Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, với dân số hơn 10 triệu người, đóng góp tới 25% GDP và 30% nguồn thu ngân sách, là thành phố có năng suất lao động cao nhất Việt Nam, nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành, với hệ thống giáo dục thông minh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghệ cao...

Bình Phước: Bé gái chào đời trong “bọc điều” hiếm gặp

Khuya ngày 15-6, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, chiều cùng ngày, bệnh viện thực hiện một ca sinh hiếm gặp, em bé chào đời còn nguyên bọc ối (bọc điều).Công an Quảng Ngãi giúp sản phụ bị nhà xe bỏ rơiSản phụ đẻ rớt con trong phòng tắm, sức khỏe đã ổn địnhCứu sống thai nhi “chui” ra ổ bụng do sản phụ...

Vinh danh nghệ thuật gốm Chăm và khai mạc Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023

SGGPO 15/06/2023 23:02 Tối 15-6, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ VH-TT-DL long trọng tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước...

Quảng Ngãi: Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường xuống cấp

SGGPO 15/06/2023 21:38 Quần thể Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường được công nhận Di tích quốc gia từ năm 1982 tại địa bàn xã Bình Hải và xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều điểm di tích tại xã Bình Hòa không được tu dưỡng, sửa chữa, trông coi đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trên tuyến đường bê tông giữa những cánh đồng lúa,...

Mới nhất

ĐHĐCĐ SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển,...

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

Mới nhất