Trang chủNewsThế giớiHai đòn bẩy giúp Nga vượt sóng trừng phạt phương Tây

Hai đòn bẩy giúp Nga vượt sóng trừng phạt phương Tây


Nga phục hồi nhanh chóng, thậm chí tăng trưởng trong năm qua bất chấp loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhờ đòn bẩy từ công nghiệp quốc phòng và dầu khí.

“Chúng ta đã hơn một lần chứng minh rằng nước Nga có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhất và sẽ không bao giờ rút lui, bởi vì không có thế lực nào có thể chia rẽ chúng ta”, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh trong thông điệp năm mới gửi người dân nước này.

Ông Putin cũng tuyên bố Nga sẽ “kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, tự do và an ninh cũng như các giá trị của mình”. Giới quan sát đánh giá phát biểu của ông Putin cho thấy sự tự tin của Nga trong việc vượt qua sóng trừng phạt chưa từng có từ phương Tây trong bối cảnh chiến sự Ukraine kéo dài.

Sau khi chiến sự bùng nổ hồi tháng 2/2022, các đòn trừng phạt liên tiếp của phương Tây đã đẩy Nga vào suy thoái trong nhiều tháng. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã có dấu hiệu bật dậy sau khó khăn, ít nhất là xét về chỉ số.

Sau khoảng 10 tháng sụt giảm, kinh tế Nga lấy lại đà tăng trưởng vào tháng 8, theo báo cáo từ Trung tâm Phân tích Kinh tế vĩ mô và Dự báo Ngắn hạn (TsMAKP). GDP Nga tăng 5,5% trong quý III và tăng 3,2% tổng 10 tháng trong năm nay. Mức tăng trưởng thậm chí mạnh mẽ hơn cả giai đoạn trước chiến sự, với chỉ số GDP năm nay cao hơn so với năm 2021 khoảng 1,1 điểm phần trăm.

“Bất kỳ ai đủ sáng suốt cũng hiểu rằng đây là những chỉ dấu tích cực về nền kinh tế Nga”, Tổng thống Putin từng tuyên bố tại họp báo cuối năm ngoái.

Nga đang làm tốt hơn cả dự báo của Bộ Phát triển Kinh tế và Ngân hàng Trung ương tại Moskva, với đánh giá đầu năm dự báo GDP tăng trưởng 2023 sẽ không vượt quá 2%. Giờ đây, tổ chức nghiên cứu và tư vấn Bloomberg Economics đánh giá tăng trưởng GDP của Nga năm nay sẽ vượt 3%, trong khi Tổng thống Putin tự tin con số này sẽ vượt mốc 3,5%.





Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu năm mới ngày 31/12/2023. Ảnh: TASS

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu năm mới ngày 31/12/2023. Ảnh: TASS

Alexandra Prokopenko, chuyên gia tại Trung tâm Carnegie về Nga và Á – Âu, cựu cố vấn Ngân hàng Trung ương Nga, lưu ý Anh và Đức cũng khó đạt mức tăng trưởng cao như Nga trong năm nay. Mức tăng trưởng dự báo cho năm 2024 tại Nga đang dao động 1-3%.

“Động lực thúc đẩy tăng trưởng này là nền kinh tế phục vụ chiến sự, trong đó những ngành công nghiệp liên quan quốc phòng đang tăng trưởng với mức hai con số. Mức tăng trưởng này chủ yếu là chi tiêu của chính phủ phục vụ cuộc chiến ở Ukraine”, bà đánh giá.

Thâm hụt ngân sách Nga trong năm 2023 được ước tính sẽ khoảng 1% GDP, bằng nửa dự báo ban đầu, dù chi tiêu cho sản xuất quốc phòng tăng vọt trong gần hai năm qua. Tổng thống Putin hồi tháng 11 phê duyệt kế hoạch tài khóa ba năm tới, tăng ngân sách quốc phòng khoảng 30%, cao gấp đôi mức 15% trước chiến sự.

Chi tiêu thường niên cho quốc phòng và an ninh quốc gia tại Nga có khả năng vượt mức 6,2% GDP, thậm chí đạt mức 8% GDP trong năm tới và chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu ngân sách. Theo Prokopenko, đây là tổng chi tiêu cho cả Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Vệ binh Quốc gia, Cơ quan An ninh liên bang (FSB), hệ thống nhà giam và cải huấn. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Nga còn được thúc đẩy bởi các dự án tái thiết và phát triển ở bốn vùng mới sáp nhập vào Nga trong chiến sự với Ukraine.

“Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại, chi tiêu quốc phòng đã vượt chi tiêu xã hội. Chi tiêu phục vụ đời sống người dân trong năm tới chỉ chiếm chưa đến 5% GDP”, bà phân tích.

Bất chấp dự toán chi tiêu khổng lồ, chính phủ Nga vẫn tự tin giữ mức thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát nhờ vào sản lượng hàng hóa tăng trưởng mạnh và doanh thu ổn định từ ngành dầu khí.

Theo Sergey Aleksashenko, phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, dầu mỏ và khí đốt đã trở thành “lá chắn” hiệu quả cho nền kinh tế Nga trước lưới trừng phạt quốc tế. Mô hình kinh tế phụ thuộc vào khai thác tài nguyên từng bị phương Tây đánh giá là “kém phát triển”, nhưng giờ đây đang giữ vai trò chìa khóa để Nga duy trì guồng quay kinh tế lẫn cuộc chiến tại Ukraine.

“Quy mô ngân sách của Nga vẫn tăng và khá cân bằng, đó là nhờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt đảm bảo Nga có tiền để đầu tư trong nước”, Semeninkhin Roman, CEO tổ chức tài chính Ingosstrakh Investments, đánh giá.

Roman cho rằng các biện pháp trừng phạt gần hai năm qua đã không phát huy hiệu quả như phương Tây mong đợi. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư tại Nga đang ngày một lạc quan về tương lai tài chính đất nước.

Điều trớ trêu là những biện pháp cô lập tài chính từ phương Tây dường như đang mang lại lợi ích cho Nga. Tình trạng tách biệt khỏi hệ thống quốc tế giúp Nga chịu ít tác động hơn từ những cú sốc tài chính bên ngoài lãnh thổ.





Lực lượng quân nhân dự bị của Nga diễn tập tại tỉnh Rostov vào tháng 10/2022. Ảnh: Reuters

Lực lượng quân nhân dự bị của Nga diễn tập tại tỉnh Rostov vào tháng 10/2022. Ảnh: Reuters

Sản xuất tại Nga cũng tăng trưởng khi doanh nhân trong nước lấp khoảng trống mà doanh nghiệp nước ngoài để lại sau làn sóng rút đầu tư khỏi Nga vào năm 2022 để phản đối chiến sự Ukraine.

Các doanh nghiệp thời trang trong nước đã tiếp nhận lại khoảng 85% diện tích mặt bằng mà công ty nước ngoài để lại khi “tháo chạy” khỏi thị trường Nga.

Tuy nhiên, chuyên Alexandra Prokopenko cho rằng giới hoạch định chính sách Nga đang đánh cược đáng kể vào “lá chắn” dầu mỏ và khí đốt. Moskva có thể duy trì được ngân sách lớn cho mua sắm quốc phòng tạo động lực cho sản xuất và cả nền kinh tế chừng nào giá dầu thế giới vẫn được duy trì ở mức cao.

Nga dự báo giá dầu Brent ở mức 85 USD mỗi thùng và giá dầu Urals sẽ rơi vào mức 70 USD mỗi thùng.

Mặt khác, lạm phát đang trở thành rủi ro tiềm tàng đối với bức tranh ổn định tại Nga. Prokopenko cho rằng Nga khó giữ được mức lạm phát ở 4,5% khi tăng chi tiêu ngân sách mạnh mẽ như hiện nay. Nga đang ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp “thấp kỷ lục”, nhưng động lực phía sau chỉ số này là thực trạng thiếu hụt lao động.

“Tiền lương tăng vọt ở nhiều lĩnh vực, trong đó có tổ hợp công nghiệp quốc phòng và liên quan chiến sự, đang thúc đẩy lạm phát ở khu vực tiêu dùng”, Yaroslav Kabakov, giám đốc chiến lược của hãng đầu tư Finam tại Nga, nhận định. “Nền kinh tế tăng trưởng quá nóng cũng có tác động tiêu cực”.

Trong cuộc họp báo thường niên trước Giáng sinh, Tổng thống Putin đã phải đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi với người dân trên sóng truyền hình sau khi một người hưu trí phàn nàn với ông về giá trứng và thịt gà tăng vọt.

“Những chỉ số hiện nay của Nga vô cùng tươi sáng, nhưng những động lực phía sau lại tiềm ẩn bất ổn. Tổng thống Putin đang cùng lúc đối mặt ba thách thức cho năm 2024: đổ tiền cho cuộc chiến tại Ukraine, duy trì hình ảnh kinh doanh suôn sẻ tại Nga và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”, chuyên gia Prokopenko nhận định.

Thanh Danh (Theo Meduza, Channel NewsAsia, NPR)




Source link

Cùng chủ đề

Ông Putin và hành trình 25 năm lãnh đạo nước Nga

(CLO) Ông Vladimir Putin đã giữ vị trí Tổng thống Nga suốt 25 năm, từ một chính trị gia ít tên tuổi trở thành một trong những nhân vật quyền lực bậc nhất thế giới. ...

Tổng thống Trump muốn Mỹ sở hữu các nhà máy điện hạt nhân Ukraine

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump đã thảo luận về nguồn cung cấp điện và các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine. Ông Trump nói Mỹ có thể 'sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều hành' các cơ sở...

Giải mã nước cờ của ông Putin với chiến cuộc Ukraine

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang 'lạc quan một cách thận trọng' sau những thể hiện từ phía Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với đề xuất của Washington về hòa bình cho Ukraine. ...

Sau khi đến Nhà Trắng, Tổng thống Macron dự báo thời điểm chiến sự Ukraine kết thúc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra dự báo về thời điểm kết thúc chiến sự tại Ukraine, sau khi gặp người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Philippines, Pháp cam kết theo đuổi thỏa thuận lực lượng thăm viếng

Philippines và Pháp nhất trí hợp tác dựa trên các giá trị chung, hợp tác chung, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

“Kỷ nguyên thống trị của đồng USD sắp kết thúc

Đầu thế kỷ 20, đồng USD vượt qua đồng bảng Anh để trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Cho đến nửa thế kỷ trước, sự thống trị của đồng tiền này trong hệ thống tài chính và thương mại quốc tế là không thể phủ nhận. Năm 1977, USD trở thành đồng tiền dự trữ phổ biến nhất, chiếm 85% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Năm 2001, vị trí này vẫn còn, với tỉ lệ...

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định “đứng ngoài” làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Mỹ phụ thuộc Nga để hồi sinh năng lượng hạt nhân

Mỹ và đồng minh đang nỗ lực hồi sinh các lò phản ứng hạt nhân để đối phó khủng hoảng năng lượng, nhưng vấn đề là họ phụ thuộc vào nguồn uranium từ Nga. Năng lượng hạt nhân từng chiếm gần 20% nguồn cung điện năng của Mỹ và khoảng 25% của châu Âu, nhưng dần bị quay lưng trong vài thập kỷ qua, khi các lò phản ứng hạt nhân bị coi là quá tốn kém và tiềm...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất