Trang chủKinh tếNông nghiệpHà Nội mới hướng đến nông nghiệp “thuận thiên”

Hà Nội mới hướng đến nông nghiệp “thuận thiên”


Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đặt ra cho giai đoạn 2021 – 2025.

Bước tiến toàn diện

Trong những năm qua, ngành NN&PTNT Hà Nội tiếp tục có sự trưởng thành và phát triển vượt bậc. Tái cơ cấu nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực, gắn với phát triển kinh tế nông thôn. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa và công nghệ 4.0 trong sản xuất nôngnghiệp đã góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế trên một đơn vị canh tác, tăng thu nhập cho người dân.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, từ chỗ giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 chỉ đạt hơn 7.000 tỷ đồng thì đến nay, con số này đã đạt trên 59.000 tỷ đồng, cao hơn 8 lần so với năm 2008, đưa Hà Nội đứng trong top đầu so với các tỉnh, TP Vùng đồng bằng sông Hồng.

 

Thiết nghĩ bộ mặt quốc gia ở Thủ đô thì bộ mặt của nông nghiệp Việt Nam cũng phải ở Hà Nội. Thực tế, TP có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng hiện tại đang bị tách rời; do đó cần có tư duy mở để kiến tạo không gian phát triển lớn hơn. Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong nền nông nghiệp dựa trên AI, Big Data… Chúng tôi mong muốn Hà Nội sẽ là địa phương tiên phong của cả nước trong phát triển thành nền nông nghiệp tri thức…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan

Đến nay, Hà Nội đã hình thành được gần 400 vùng sản xuất chuyên canh tập trung; xây dựng được 159 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn. Hiện TP cũng đã phát triển được 406 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 46% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội ngày càng khẳng định thương hiệu, gia tăng về giá trị, chinh phục được người tiêu dùng trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất làng nghề đạt khoảng 22.000 tỷ đồng/năm. Nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, trong hơn 10 năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ đã được Hà Nội phát động, triển khai sâu rộng và gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. TP liên tục duy trì vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới, được T.Ư đánh giá cao.

Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, đến nay, 18/18 huyện, thị xã trên địa bàn TP đã được Thủ tướng chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các chỉ tiêu về xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đều đã hoàn thành trước 1 năm mục tiêu Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Cấp uỷ, chính quyền Hà Nội đang phấn đấu đạt mục tiêu “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới” trong năm 2025.

Nhờ sự quan tâm, đầu tư lớn của T.Ư và Hà Nội, giữa khu vực ngoại thành với trung tâm TP ngày càng thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần. Đa số hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang.

Cùng với các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân khu vực ngoại thành Hà Nội trong những năm qua cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2 triệu đồng/người/năm (năm 2008) lên khoảng 74 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2024. Đến nay, Hà Nội đã cơ bản không còn hộ nghèo.

Nền tảng văn hóa truyền thống của các vùng quê được bảo tồn, gìn giữ, phát huy. Các phong trào thi đua sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn được triển khai sâu rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đưa nông thôn trở thành những miền quê đáng sống. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Để nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Đây là cột mốc quan trọng, khi Hà Nội và cả nước bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng định hướng phát triển để thích ứng với mọi thay đổi.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, cùng với sự lớn mạnh của nền nông nghiệp cả nước, ngành NN&PTNT Thủ đô ngày càng phát triển, không chỉ đáp ứng nhiệm vụ trong đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn ghi dấu qua từng thời kỳ đổi mới của đất nước.

“Trong Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngành NN&PTNT Hà Nội hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh” – ông Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.

Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp xanh và kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch nông thôn, giáo dục trải nghiệm…

Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn trở thành những miền quê nơi đáng sống, nơi người người, nhà nhà đều mong muốn và khát khao được trở về.

Khẳng định trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp chung vào sự phát triển của Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền đồng thời nhấn mạnh trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt ra yêu cầu phát triển nông nghiệp phải khác biệt so với các địa phương khác.

Hà Nội đã xác định và sẽ tập trung các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa mục tiêu, mang lại giá trị cao nhất cho người dân; phấn đấu để nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ, điểm tựa vững chắc cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của Thủ đô, để cùng cả nước phát huy lợi thế, bước vào Kỷ nguyên mới.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-moi-huong-den-nong-nghiep-thuan-thien.html

Cùng chủ đề

Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước

Kinhtedothi - Sáng ngày 28/3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” nhằm chủ động chuẩn bị nguồn lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh...

Nông dân Hà Nội làm giàu nhờ trồng rau an toàn

Những vùng rau an toàn cho thu nhập tiền tỷ Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là đơn vị điển hình của Hà Nội trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám chia sẻ, để tạo sức cạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị từ cây rau, hợp tác xã luôn tuân thủ quy định sản xuất rau...

Huế phải có định hướng phát triển xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương

(Dân trí) - Bước vào kỷ nguyên mới, Huế phải có định hướng phát triển để xứng tầm với vai trò, vị thế mới, một trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Sáng 26/3, thành phố Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê...

Điểm nhấn tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất do báo Dân trí sắp tổ chức

(Dân trí) - Tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất, các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ cùng nhau thảo luận và đề xuất chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức với chủ đề "Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới" dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tại Hà Nội.Diễn đàn ESG...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Giá gạo tăng cao: Không tranh thủ sẽ lỡ cơ hội

SGGPO 01/08/2023 19:13 Chia sẻ thông tin tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho rằng: "Đây là thời cơ để chúng ta xuất khẩu gạo, không tranh thủ sẽ bị lỡ cơ hội". Lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long đang được giá nhờ xuất khẩu được giá cao. Ảnh: HUỲNH...

Ký kết 5 biên bản ghi nhớ thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước nổi tiếng với nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu, do đó hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây chính là lợi...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất