Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVHà Nội được đặc thù đến mức nào?

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?

Chiều 28.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi. Câu chuyện được bàn chủ yếu vẫn là Hà Nội cần được trao quyền đến đâu, đặc thù đến mức nào để vừa vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực cho thủ đô phát triển song vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Hạn chế tối đa dự án phải chuyển đổi đất rừng

Dự thảo luật lần này tiếp tục đề xuất cho phép HĐND TP.Hà Nội quyết định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD, bao gồm cả trường hợp sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên, đất trồng lúa từ 500 ha trở lên, di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất trao quyền để HĐND TP.Hà Nội quyết định dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) không giới hạn tổng mức vốn đầu tư. TP.Hà Nội cũng được quyết định các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất đến 1.000 ha, trồng lúa đến 500 ha sang mục đích khác phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?- Ảnh 1.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi

Gia Hân

Tuy nhiên, nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị cần hết sức cân nhắc với quy định cho phép TP.Hà Nội được quyết định các dự án đầu tư có chuyển đổi trên 1.000 ha đất rừng và trên 500 ha đất lúa, di dân tái định cư trên 50.000 người.

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng chỉ nên quy định thẩm quyền của TP.Hà Nội quyết định các dự án chuyển đổi dưới 1.000 ha rừng và dưới 500 ha đất lúa. Trên mức này thì cần xin cấp có thẩm quyền. “Tôi nghĩ thế phù hợp hơn. Mặc dù, có cơ chế đặc thù nhưng không thể đặc thù cao hơn như thế được”, ông Hòa nhấn mạnh.

Tương tự, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ VN Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp) cho biết tỷ lệ che phủ rừng của Hà Nội chỉ đạt 5,59%, thuộc nhóm tỉnh, thành có tỷ lệ che phủ rừng thấp trong cả nước. Từ đó, ĐB cho rằng Hà Nội cần đặt trọng tâm vào việc giữ gìn hơn nữa diện tích đất trồng rừng, hạn chế tối đa dự án có yêu cầu chuyển đổi diện tích đất rừng sản xuất; đồng thời có giải pháp tăng thêm diện tích cây xanh trong trung tâm đô thị thành phố.

ĐB Nguyễn Hải Anh cũng kiến nghị trong trường hợp đặc biệt, cần thiết phải chuyển đổi diện tích rừng sản xuất thì phải quy định chặt chẽ hơn, bổ sung cơ chế lấy ý kiến nhân dân. Cùng đó, ông đề nghị dự thảo luật Thủ đô phải quy định diện tích tối đa được chuyển đổi thay vì quy định diện tích tối thiểu là từ 1.000 ha trở lên với đất rừng và 500 ha với đất lúa.

Băn khoăn mô hình chính quyền đô thị

Trong khi đó, ĐB Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị của thủ đô Hà Nội trong dự luật. Theo ông, TP.HCM và Đà Nẵng đều đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị 1 cấp chính quyền và cũng rất hiệu quả vì phù hợp với đặc điểm của đô thị. Trong khi đó, Hà Nội mới đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường (vẫn giữ HĐND cấp quận).

“Cùng đặc điểm đô thị, không thể có nhiều mô hình tổ chức chính quyền đô thị, ở Hà Nội 2 cấp chính quyền, trong khi ở Đà Nẵng và TP.HCM là 1 cấp chính quyền (không tổ chức HĐND cấp quận và phường)”, ĐB đoàn Quảng Trị nêu và đề nghị xem lại mô hình tổ chức đảm bảo thống nhất.

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp)

Gia Hân

Ngoài ra, về biên chế, Quốc hội (QH) đã có Nghị quyết 98 phân cấp giao cho TP.HCM được quyền quyết định cơ cấu và số lượng cán bộ công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn. “Tinh thần, chủ trương của Đảng là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phát huy vai trò tự quản của chính quyền thủ đô. Do đó, QH nên đẩy mạnh việc phân cấp về quản lý biên chế, giao cho TP.Hà Nội được quyền quyết định biên chế cán bộ công chức, viên chức”, ĐB Đồng nêu.

Ông cũng phân vân khi dự thảo luật mới chỉ tập trung vào phân cấp, ủy quyền của nội bộ chính quyền thủ đô mà chưa đề cập phân cấp, ủy quyền của Chính phủ với chính quyền thủ đô. Đề xuất cần tập trung hơn phân cấp của Chính phủ cho Hà Nội, ĐB Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh điều này sẽ giúp chính quyền thủ đô có đủ thẩm quyền để chủ động, linh hoạt, năng động trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chốt lại phiên thảo luận, Phó chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định nói việc vừa đảm bảo tính đặc thù, vượt trội, lại vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ là “hơi khó” vì đã thống nhất rồi thì không đặc thù được, đã đặc thù thì không thống nhất được. Dù vậy, ông yêu cầu dự thảo luật cần có sự kết hợp, đặc thù trong sự thống nhất.

Có nên xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa ở bãi nổi sông Hồng?

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị ban soạn thảo và TP.Hà Nội “cân nhắc” quy định cho phép TP.Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. “Tôi thấy thủ đô Hà Nội không nhất thiết phải sử dụng bãi sông, bãi nổi sông Hồng để xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa… Nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sinh hoạt của người dân rất lớn”, ĐB Phạm Văn Hòa nói.

Ngược lại, ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP.Hà Nội) nhìn nhận bãi bồi, bãi nổi hai bên bờ sông Hồng là vùng đất hầu như chưa được sử dụng. Nếu đưa vào được có thể là nơi sống, làm việc cho hàng triệu người. Tuy vậy, chia sẻ với ý kiến của ĐB Phạm Văn Hòa, ông Nguyễn Anh Trí lưu ý ban soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện nội dung này.

Tòa thu thập chứng cứ sẽ “sinh ra một vụ án kỳ cục”

Sáng 28.5, QH thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau tại dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi. TAND tối cao đề xuất đổi mới mô hình tòa án theo thẩm quyền xét xử, thay vì theo địa giới hành chính, trong đó đổi tên TAND tỉnh thành TAND phúc thẩm và TAND huyện thành TAND sơ thẩm. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều ĐB không tán thành đề xuất này vì cho rằng việc đổi tên các tòa án chưa thực sự cần thiết.

Giải trình về nội dung trên, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay việc đổi mới, tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử đã có truyền thống, có nghị quyết của Đảng và quy định trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp quy định có 2 cấp xét xử và ngay trong dự án luật này cũng quy định nhiệm vụ của cấp xét xử sơ thẩm, nhiệm vụ cấp phúc thẩm chứ không nói tòa huyện, tòa tỉnh.

Việc đổi mới tòa án, theo ông Bình, còn là xu thế quốc tế. “QH bỏ phiếu thế nào chúng tôi chấp hành, có thể vẫn giữ nguyên, có thể đổi mới. Nhưng có một điều chắc chắn đây là xu thế, hôm nay chúng ta không làm thì con cháu chúng ta cũng sẽ làm”, ông Bình nói.

Một nội dung khác trong dự thảo nhận được nhiều sự quan tâm là việc có nên bãi bỏ nghĩa vụ thu thập chứng cứ của tòa án. Một số ý kiến ủng hộ việc bãi bỏ vì sẽ giúp hội đồng xét xử độc lập, khách quan hơn; nhưng cũng có ĐB lo ngại nếu bãi bỏ sẽ khó khăn cho người yếu thế.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tiếp thu ý kiến của các ĐB từ kỳ họp trước, dự thảo quy định tòa án sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bên thu thập chứng cứ; còn đối tượng hỗ trợ như thế nào sau này sẽ có hướng dẫn. Nhắc lại ý kiến của một ĐB khi cho rằng “80% vụ án không có luật sư tham gia, tòa phải có trách nhiệm đi thu thập chứng cứ cho người dân”, ông Bình nói không nước nào quy định như chúng ta cả.

Theo Chánh án tòa tối cao, người đi kiện phải có chứng cứ để đảm bảo mình thắng thì mới đi kiện, chứ không phải chỉ mang đơn đến tòa. Tòa án phục vụ nhân dân, nhưng là đảm bảo công lý, phán xử cho đúng, tuân thủ đúng pháp luật, chứ không phải việc đi thu thập chứng cứ. “Nguyên đơn là nhân dân, bị đơn cũng là nhân dân. Một vụ án nguyên đơn đi kiện, mang đơn đến tòa, tòa phục vụ nhân dân nguyên đơn bằng cách vào các cơ quan thu thập chứng cứ, sau đó lại đi phục vụ nhân dân bị đơn thu thập chứng cứ, nó sinh ra một vụ án kỳ cục là 2 bên kiện nhau, còn tòa án đi thu thập chứng cứ và xử theo tài liệu của mình, đây là loại án không có một nước nào làm”, ông Bình nói.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/ha-noi-duoc-dac-thu-den-muc-nao-185240528222450404.htm

Cùng chủ đề

‘Không ai muốn làm thêm, giáo viên mầm non chỉ muốn nghỉ hưu từ 55 tuổi’

Theo ĐBQH Mai Văn Hải, không có giáo viên mầm non nào muốn làm thêm, họ chỉ muốn nghỉ hưu từ 55 tuổi và đề nghị bỏ điều kiện đóng đủ 20 năm BHXH mới được nghỉ sớm. Nội dung được đại biểu nêu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 diễn ra chiều nay (25/3) khi thảo luận về dự Luật Nhà giáo (sửa đổi).Theo đó, dự thảo Luật quy định cho...

Tuần đầu tiên và những kỳ vọng lâu dài

Bộ máy Chính phủ mới sau tinh gọn, hợp nhất bộ đã trải qua khoảng thời gian quan trọng nhất với tuần làm việc đầu tiên đúng kế hoạch và mở ra những kỳ vọng mới. Khi Trung ương gương mẫu đi đầu Kể từ ngày 1/3/2025, bộ máy Chính phủ sau sắp xếp, tinh gọn và hợp nhất bộ đã đi vào hoạt động. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ...

Công bố nghị quyết thành lập, trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

(NLĐO)- Ngày 1-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các quyết định về công tác cán bộ ...

Cán bộ “từ cấp trưởng xuống làm cấp phó” ở Quốc hội là tự nguyện, không phải vận động

(NLĐO)- Nhiều cán bộ tự nguyện “từ cấp trưởng xuống cấp phó” khi sắp xếp bộ máy ở Quốc hội ...

Các Nghị quyết quan trọng được thông qua

NDO - Sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới; sáng 19/2 tại Nhà Quốc hội Thủ đô Hà Nội, Quốc hội đã họp phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Thông cáo báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 26/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh...

Hôm nay 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua các Luật gồm: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Trong ngày làm việc, Quốc hội cũng thảo luận về: dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Phòng cháy, chữa...

Chỉ rõ và thực thi kỷ luật cán bộ đùn đẩy, sợ trách nhiệm

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 25/5 Quốc hội đã thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả Giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án...

Đại biểu Quốc hội ủng hộ duy trì mức thu phí Công đoàn 2%

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, hiện nay, kinh phí công đoàn theo quy định là 2%. Thời gian qua khi có dịch COVID-19, có ý kiến đề xuất giảm mức kinh phí công đoàn. Tuy nhiên, việc duy trì kinh phí này trong mấy thập niên qua đã tương đối ổn định, bảo đảm việc vận hành bộ máy công đoàn không phụ thuộc vào ngân sách. Ủy viên...

Tổng Kiểm toán Nhà nước nói về 67.000 tỉ đồng chưa thể thu hồi

Dù tiến độ, ý thức chấp hành kết luận kiểm toán của các cơ quan đã cao hơn, song còn 67.000 tỉ đồng theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước chưa được thu hồi. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội Xử lý trách nhiệm cá nhân hay cơ quan nếu bỏ lọt sai phạm? Sáng 5.6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

COVERINGS 2025 CHÍNH THỨC KHAI MẠC – VIGLACERA GÂY NGẠC NHIÊN TẠI TRIỂN LÃM LỚN NHẤT BẮC MỸ CHUYÊN NGÀNH GẠCH MEN & ĐÁ...

Ngày 29/4/2025, lúc này là 21h30 theo giờ Việt Nam, bên kia bán cầu, tại Orlando, Florida nước Mỹ, Triển lãm lớn nhất tại Bắc Mỹ chuyên ngành gạch men và đá tự nhiên Coverings 2025 chính thức khai mạc. Chúng tôi đã ngay lập tức nhận được những tin tức mới nhất gửi về từ ông Mai...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế – Tổng công...

Đầu tháng 5/2025, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các KTS đã có chuyến công tác chính thức tại Cuba nhằm thúc đẩy hợp tác nghề nghiệp, giao lưu học thuật và phát triển mạng lưới kiến trúc sư trẻ giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị...

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Mới nhất