Trang chủNewsThời sựHà Nội đạt những bước phát triển mạnh mẽ

Hà Nội đạt những bước phát triển mạnh mẽ


Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt, vẻ vang của Nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Mốc son rực rỡ

Theo các tư liệu lịch sử, kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long – Hà Nội đã trải qua và chứng kiến biết bao sự biến thiên của lịch sử. Quân và dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, bền bỉ lao động, kiên cường đấu tranh, sáng tạo nên một nền văn hiến rạng rỡ.

Trong lịch sử hào hùng, Thăng Long – Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Trong đó, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một trong những mốc son rực rỡ. Không chỉ là mốc son đánh dấu sự thắng lợi của một dân tộc nhỏ bé trước một thế lực thực dân xâm lược hàng đầu thế giới, mà còn mở ra thời kỳ mới của thời đại Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển của Thăng Long – Hà Nội.

Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 200.000 người dân Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 200.000 người dân Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo tài liệu còn ghi lại, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, quân Pháp buộc phải rút khỏi Hà Nội, các đoàn quân từ Chiến khu Việt Bắc và các chiến trường đồng bằng Bắc bộ tiến về tiếp quản Thủ đô. Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính TP và các đơn vị quân đội gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Vào lúc 15 giờ cùng ngày, sau một hồi còi dài tại Nhà Hát Lớn, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội và các lực lượng vũ trang đã chỉnh tề tham dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân Ngày Giải phóng.

Công cuộc tiếp quản Thủ đô thành công tốt đẹp. Ta đã tiếp thu an toàn và nhanh gọn 129 công sở, công trình công cộng, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, trong đó có các vị trí quân sự và các cơ quan đầu não quan trọng. Sinh hoạt của Nhân dân vẫn giữ được bình thường, ổn định. Các ngành điện, nước, giao thông liên lạc hoạt động đều, thông suốt, an ninh chính trị, trật tự xã hội được bảo đảm tốt; trường học, bệnh viện, các cơ quan văn hóa, báo chí… tiếp tục hoạt động bình thường dưới sự quản lý của chính quyền.

Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Hà Nội luôn duy trì đà tăng trưởng

Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục và cải tạo TP. Chỉ một năm sau, Hà Nội đã hoàn thành cải cách ruộng đất, một nhiệm vụ chiến lược cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ.

Cầu Nhật Tân kết nối trung tâm Thủ đô với các huyện phía Bắc và sân bay Nội Bài. (Ảnh: Phạm Hùng)
Cầu Nhật Tân kết nối trung tâm Thủ đô với các huyện phía Bắc và sân bay Nội Bài. (Ảnh: Phạm Hùng)

Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” vào tháng 12/1972, buộc đế quôc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27/1/1973). Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối.

Đất nước thống nhất, Hà Nội là một công trường lớn, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống của Nhân dân. Đặc biệt, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với thực tiễn của địa phương, quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, từ ngày 1/8/2008, Thủ đô Hà Nội chính thức được điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính. Việc mở rộng địa giới hành chính là thay đổi quan trọng, mang tầm vóc mới, cơ hội mới và diện mạo mới cho Thủ đô. 16 năm qua, Thủ đô Hà Nội tiếp tục gương mẫu đi đầu trên mọi “mặt trận,” đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước.

Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, đô thị. Ảnh: Phạm Hùng
Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, đô thị. Ảnh: Phạm Hùng

Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng khá và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,0% (cùng kỳ tăng 5,97%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đạt 61,7% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu tăng 8,8% (cùng kỳ giảm 2,7%); vốn đầu tư phát triển xã hội tăng 9,55% (cùng kỳ tăng 9,0%). Việc xây dựng NTM đạt nhiều kết quả. Đến nay, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn NTM; 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 186 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 68 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đồng thời tập trung phát triển cả kinh tế và văn hóa, xã hội, trong đó, đã có một chuyên đề về phát triển văn hóa. Hà Nội đã đầu tư, bảo tồn, tôn tạo trên 5.000 di tích lịch sử. Lĩnh vực giáo dục đứng đầu cả nước. Trong đầu tư hạ tầng kết nối vùng Thủ đô, Hà Nội đã triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô và các đường song hành để tăng tính kết nối với các tỉnh, TP.

Đặc biệt, ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/1/2025 và cho ý kiến với 2 quy hoạch lớn: quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Hai quy hoạch này sẽ giúp định hình về không gian, quản lý đô thị, đầu tư, phát triển đô thị TP Hà Nội trong tương lai…

Đồng thời với đó, cùng với quá trình đô thị hóa, Hà Nội đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi đẩy mạnh đầu tư phát triển đô thị, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội tham gia. Nhiều dự án khu đô thị mới được xây dựng đồng bộ, văn minh, hiện đại đem lại không gian phát triển đô thị mở rộng và hiện đại hơn.

Hà Nội cũng đang tập trung đầu tư, hoàn thành các điều kiện để xây dựng các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để dần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần. Về định hướng phát triển đô thị những năm tiếp theo, TP Hà Nội sẽ tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 sau khi được phê duyệt.

Có thể thấy, với các giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm đã được TP  Hà Nội xác định, cùng sự đồng lòng đoàn kết của cả hệ thống chính trị và người dân, Thủ đô sẽ có sức bật mới, tạo tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới. Qua đó, góp phần xây dựng Hà Nội văn minh, giàu đẹp và xứng tầm là Thủ đô – trái tim của cả nước.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/sau-70-nam-giai-phong-thu-do-ha-noi-dat-nhung-buoc-phat-trien-manh-me.html

Cùng chủ đề

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. ...

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Điều kiện để người nước ngoài được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Kinhtedothi - Sáng 19/11, kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao kết hợp vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) hoặc kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô hằng năm. Nghị quyết quy định đối tượng áp dụng trao danh hiệu cho cá nhân là người nước ngoài được xét...

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

công bố Nghị quyết thành lập thị xã Kim Bảng

Kinhtedothi- Tối 8/2, tại quảng trường Khu du lịch Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã diễn ra lễ công bố Nghị quyết số 1228 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Kim Bảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ công bố. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Thị...

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà Nam: điểm đến văn hóa, lịch sử và tâm linh hấp dẫn Hà Nam sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi...

Hà Nội triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Công văn số 362/UBND-NC ngày 7/2/2025 về việc triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc TP, UBND TP giao Sở Nội vụ hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, tổ chức...

kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính trong đội ngũ cán bộ, đảng viên

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 377/UBND-NC về nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giáo dục liêm chính trên địa bàn TP Hà Nội. Nâng cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ Nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hiện tốt công tác giáo dục liêm chính trên địa bàn, UBND TP yêu cầu các...

phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Kinhtedothi - TP Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng theo tinh thần của Nghị quyết số 13-NQ/TW và các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi trước một bước... UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 của Thủ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Tiệm sửa xe “Gọi đừng ngại”

Giữa TP HCM nhộn nhịp, có một tiệm sửa xe lúc nào cũng sáng đèn để phục vụ khách hỏng xe ...

công bố Nghị quyết thành lập thị xã Kim Bảng

Kinhtedothi- Tối 8/2, tại quảng trường Khu du lịch Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã diễn ra lễ công bố Nghị quyết số 1228 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Kim Bảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ công bố. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Nguyễn Thị...

Ô tô ở TP Vinh tăng quá nhanh, phải ‘xén’ vỉa hè để mở rộng đường

Tỉnh Nghệ An đã 3 năm liên tiếp lọt top 3 địa phương mua ô tô cá nhân nhiều nhất cả nước. Để giảm ùn tắc, TP Vinh đã phải mở rộng các tuyến đường bằng cách xén bớt vỉa hè. Thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, trong năm 2024, toàn tỉnh Nghệ An có 18.064 ô tô đăng ký mới. Trung bình mỗi ngày có 50 xe đăng ký mới, tăng gần 4.700...

Tết nơi đầu sóng

Kiên cường nơi đầu sóng, Tết của bộ đội hải quân là nguyện một lòng thao thức cùng mùa xuân đất nước ...

Động lực thúc đẩy tăng trưởng 2 con số cho TP HCM

Ngày 8-2, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chủ trì họp phiên thứ 6 của Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98 để nhìn lại chặng đường 18 tháng thực hiện ...

Mới nhất

Đầm Thị Nại, đầm nước lợ rộng 1.200ha ở Ninh Thuận có một cái chợ trên trời dưới la liệt cá tôm ngon

Nằm bên Đầm Nại thơ mộng, Chợ Nại thuộc thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) là chợ hải sản vẫn giữ nét chợ quê làng biển đặc...

Giá vàng hôm nay 9/2/2025: Căng thẳng leo thang, vàng hưởng lợi

Giá vàng hôm nay 9/2/2025, thị trường vàng thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và nhu cầu trú ẩn gia tăng. Giá vàng trong nước ổn định trên mốc 90 triệu đồng/lượng. Kết phiên 8/2, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-90,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra),...

Ô tô ở TP Vinh tăng quá nhanh, phải ‘xén’ vỉa hè để mở rộng đường

Tỉnh Nghệ An đã 3 năm liên tiếp lọt top 3 địa phương mua ô tô cá nhân nhiều nhất cả nước. Để giảm ùn tắc, TP Vinh đã phải mở rộng các tuyến đường bằng cách xén bớt vỉa hè. Thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, trong năm 2024, toàn tỉnh Nghệ An...

Giới thiệu hơn 150 hình ảnh, hiện vật Phật giáo Lý Trần tại Bắc Giang

(CLO) Trưng bày “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử” khẳng định sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo Lý -...

Mới nhất

Trải nghiệm thú vị

Tết nơi đầu sóng