Trang chủPolitical ActivitiesHà Nội chú trọng phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp...

Hà Nội chú trọng phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực


Hà Nội chú trọng phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực- Ảnh 1.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, nhìn lại kết quả phát triển kinh tế Hà Nội trong năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp quý sau luôn cao hơn quý trước; 4/4 ngành công nghiệp cấp 1 đều tăng mạnh so với năm 2023.

Đặc biệt, số lượng đơn hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng khá. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 6,2%, đóng góp 0,82 điểm % vào mức tăng 6,52% của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Trong năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng từ 6,95% trở lên, từ đó gia tăng mức đóng góp vào GRDP.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô tăng mạnh cho thấy đơn hàng xuất khẩu gia tăng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Điều đó có nghĩa, muốn đạt tăng trưởng kinh tế cao, sản xuất công nghiệp sẽ phải tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ.

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho hay, kim ngạch xuất khẩu Hà Nội nói riêng cả nước nói chung tăng tăng trưởng cho thấy sự phục hồi của sản xuất cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các FTA đã ký kết. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tích cực tìm kiếm khách hàng, điều chỉnh mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp thực tế, tích cực tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài…

Từ phía cộng đồng doanh nghiệp, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh với kỳ vọng thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra trong năm. Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, đơn vị đã thỏa thuận hợp đồng đến hết quý II/2025 và bảo đảm việc làm cho người lao động đến cuối năm.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội Nguyễn Vân cho rằng, thời gian tới, các cấp, ngành Thành phố cần tiếp tục có giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, trong đó chú trọng công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư dự án công nghiệp lớn nhằm gia tăng năng lực sản xuất.

Thành phố nên tập trung hỗ trợ nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang xây dựng các tổ hợp nhà máy ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hình thành hạ tầng…

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, thành phố Hà Nội sẽ lựa chọn ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu, đóng góp giá trị gia tăng cao vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng là lĩnh vực nền tảng, tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

Ngoài ra, Thành phố tiếp tục kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước… Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất hướng đến việc thúc đẩy ngành công nghiệp tăng tốc, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.

Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thành phố Hà Nội phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ giải pháp trên.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng chú trọng triển khai chính sách về lãi suất tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên… tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Thành phố Hà Nội cũng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa; theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, làm tốt thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng; đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp nắm rõ cơ hội để thúc đẩy đầu tư sản xuất, liên kết chuỗi.

Đồng thời, đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước. Việc kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm…



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/ha-noi-chu-trong-phat-trien-cong-nghiep-uu-tien-cong-nghiep-chu-luc.html

Cùng chủ đề

Sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh

DNVN - Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tích cực nhưng sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như khí hóa lỏng, tivi, sắt, thép thô, linh kiện điện thoại, điện thoại di động... ...

Hà Nội phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thụ hưởng các chính sách hỗ trợ

Đồng thời, thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố năm 2023, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công...

Hà Nội tạo lực đẩy cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Baoquocte.vn. Xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, Hà Nội đã triển khai một loạt nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp chủ lực, tạo thêm cơ hội hợp tác đầu tư, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam

Đến dự buổi lễ có các đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, phát …

Xây dựng và thực thi nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khíTham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện các sở, ban ngành, của TP. Hà Nội,...

Kỳ họp lần III Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Peru

Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Thứ trưởng  Ngoại giao Peru Félix Denegri Boza đồng chủ trì. Thành phần tham dự về phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil, kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị và đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Về...

Đoàn công tác của Quốc Hội về nội dung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Thực hiện nhiệm vụ chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SDNL TK&HQ dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 4/2025 và Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (5/2025), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) tổ chức Đoàn Công tác làm việc tại một số địa...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu của Tập đoàn …

Cùng dự buổi làm việc, về phía Việt Nam có đại diện Lãnh đạo các đơn vị liên quan gồm Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài. Về phía Tập đoàn A.P.Moller - Maersk, ngoài Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu, còn có Giám đốc đối ngoại khu vực Mekong và Giám đốc đầu tư, tăng trưởng khu vực châu Á và Trung Đông thuộc Tập đoàn.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ...

Bài đọc nhiều

Công nghệ số, giống và chế biến là trụ cột chính của ngành lâm nghiệp

Giai đoạn mới, ngành lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, như: các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn ra, khai thác thác tài nguyên rừng không bền vững dẫn đến suy thoái hệ sinh thái rừng; cạnh tranh thương mại đối với các mặt hàng từ gỗ ngày càng lớn, đòi hỏi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm từ rừng... Do đó, nguyên Bộ trưởng cho rằng,...

Thông tin về vụ việc kẹo rau củ Kera

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương (Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh. Cụ thể:1. Kiểm tra, xác minh thông tinỦy ban Cạnh tranh Quốc gia đã có văn bản đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cung cấp hồ sơ công bố sản phẩm, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, hoạt động quảng cáo, truyền thông thông tin về sản phẩm kẹo...

Nỗ lực phấn đấu, hoàn thành trọng trách của cơ quan tham mưu chiến lược, giúp việc đắc lực, tin cậy của Quân ủy...

(Bqp.vn) - Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 34/SL quy định tổ chức của Bộ Quốc phòng, gồm có Văn phòng và các cục chuyên môn. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên xác định tổ chức, biên chế của Bộ Quốc phòng và ngày 25/3 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là...

Hội thảo quốc gia “30 năm đại học vùng – Thực tiễn và triển vọng”

(ĐCSVN) – Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng đã khẳng định vai trò, vị trí trong chiến lược phát triển giáo dục, trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước.   Chiều ngày 3/4, tại Thái Nguyên, Đại học (ĐH) Thái...

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

Mới nhất