Trang chủNewsThời sựGóp tự hào để vang mãi chiến công

Góp tự hào để vang mãi chiến công


Ban đầu chỉ là tò mò, thích thú khi lần đầu được đến tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định tại phường Tân Định (quận 1, TPHCM), nhưng sau khi được nghe thuyết trình về ý nghĩa lịch sử của những hiện vật được trưng bày tại đây, nhóm học sinh Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) thấy càng tự hào, khâm phục sự gan dạ, mưu trí, sáng tạo của các chiến sĩ biệt động trong trận đánh xuân Mậu Thân 56 năm trước.

Lỡ hẹn ngày về để tô đẹp mùa xuân

Khi nghe câu chuyện về chiếc xe Velo Solex có giá trị bằng một căn nhà ở Sài Gòn thời điểm ấy được ông Trần Văn Lai giao cho giao liên Nguyễn Ngọc Huệ để làm công tác vận chuyển thư từ, tài liệu trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, em Lê Hà My (học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Du) thích thú ngắm nhìn mãi chiếc xe. “Em tự hỏi, liệu khi ấy mình được giao nhiệm vụ như cô Huệ thì mình có đủ gan dạ, can đảm, khéo léo để thực hiện trách nhiệm trong nhiều năm như vậy không. Chuyến đi thật sự ý nghĩa với em, để em thấy tự hào hơn về cha ông ta ngày trước”, Hà My bày tỏ.

Suốt buổi tham quan, em Trần Minh Cát Linh (học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Du) luôn chăm chú nghe thuyết minh và nhìn từng hiện vật đang có trong Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định. Câu chuyện về lon sữa Guigoz giấu tài liệu, chiếc vali giấu đầy bom, hay sự sáng tạo của các chiến sĩ khi dùng chính vũ khí của địch để dụ và đánh lại địch khiến Cát Linh vô cùng khâm phục.

“Em nghĩ, thế hệ trẻ của chúng em cần học tập, tăng tính sáng tạo trong học tập và cuộc sống từ những việc nhỏ, như tái chế vật dụng để bảo vệ môi trường hay những cách giúp việc học được tốt hơn”, Cát Linh nói.

4c-7537.jpg
Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TPHCM) nghe thuyết minh về ý nghĩa các hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định

Đưa học sinh đi tham quan thực tế tại các bảo tàng, di tích là một trong những hoạt động sáng tạo trong chương trình dạy sử cho học sinh tại Trường THCS Nguyễn Du thời gian qua.

Hơn 1 giờ tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định, nhóm bạn trẻ đến từ quận Gò Vấp được nhìn thấy những hiện vật, nghe câu chuyện lịch sử về trận đánh Xuân Mậu Thân của các chiến sĩ biệt động hơn 56 năm trước.

Dừng lại rất lâu ở khu vực tưởng niệm lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định, bạn Trần Thị Hồng Duyên (ngụ quận Gò Vấp) xúc động khi nhìn thấy nhiều hình ảnh người chiến sĩ còn rất trẻ.

“Tôi thấy vô cùng biết ơn, trân trọng và tự hào trước những hy sinh của các thế hệ đi trước vì hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. Chuyến đi thực tế vào thời điểm kỷ niệm chiến dịch Xuân Mậu Thân gần kề giúp tôi hiểu hơn về giá trị lịch sử của trận đánh. Trong trận đánh ấy, nhiều chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ, trước thềm năm mới đã hẹn với gia đình rằng sẽ mang chiến công về góp phần tô đẹp cho mùa xuân. Thế nhưng, trận đánh ấy, các chiến sĩ trẻ đã mãi không bao giờ được sum họp cùng gia đình”, bạn Hồng Duyên chia sẻ.

Những anh hùng sống mãi trong trái tim người dân

Trong chuyến thăm con gái và cháu ngoại vào dịp cuối năm, bà Quách Kim Ngọc (69 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) được con gái đưa đi tham quan các di tích lịch sử tại TPHCM. Căn nhà nhỏ trong con hẻm 287 đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TPHCM) mới nhìn chỉ nghĩ là quán cà phê bình thường, nhưng đây là một Địa chỉ đỏ. Trong căn nhà này có hệ thống hầm bí mật dùng để cất giữ vũ khí chuẩn bị cho trận đánh vào Dinh Độc Lập trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.

“Nhiều lần lên TPHCM thăm con cháu, nhưng đây là lần đầu tôi được ghé thăm nơi đây. Tôi đã nghe nhiều về hầm chứa vũ khí này, có thời điểm cất giấu gần 2 tấn vũ khí, từ thuốc nổ, lựu đạn đến súng ống và hàng ngàn viên đạn. Đây cũng là nơi Đội 5 Biệt động gồm 15 cán bộ, chiến sĩ đã nhận vũ khí và xuất phát, tấn công Dinh Độc Lập vào rạng sáng 31-1-1968”, bà Kim Ngọc xúc động khi được mắt thấy, tay sờ vào các hiện vật trong căn nhà lưu giữ nhiều kỷ vật mang giá trị lịch sử này.

1n-6370.jpg
Nhóm học sinh tìm hiểu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định. Ảnh: THÁI PHƯƠNG

Là người sống và lớn lên trong thời điểm đất nước chiến tranh, bà Kim Ngọc hiểu những gian khổ, khó khăn và sự hy sinh của người lính thời ấy. Với bà Ngọc, các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn là những người anh hùng luôn ở trong trái tim bà, bởi họ đã kiên cường, dũng cảm hy sinh thân mình để làm nên trận đánh lịch sử năm nào.

Ngoài Địa chỉ đỏ tại quận 3, bà Kim Ngọc cũng đến tham quan tầng hai quán Phở Bình (đường Lý Chính Thắng, quận 3). Nơi đây từng là căn cứ chỉ huy của biệt động thành trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cũng là nơi phát lệnh cho các trận đánh “long trời lở đất” vào Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Tổng nha Cảnh sát… Và giờ, nơi đây trở thành bảo tàng thu nhỏ, ghi lại những chiến tích anh dũng của quân và dân ta trong trận đánh hơn nửa thế kỷ trước.

“Dù được nghe nhiều, nhưng tôi lại không thể hình dung ngay giữa lòng địch lại có những căn cứ nằm trong những ngôi nhà như thế này mà không bị địch phát hiện. Không chỉ có các chiến sĩ biệt động, mà chính sự gan dạ của người dân đã giúp người chiến sĩ cách mạng sống và chiến đấu ngay trong tầm mắt địch”, bà Kim Ngọc bày tỏ ngưỡng mộ.

Giờ đây, được ngồi ăn tô phở, uống ly cà phê, nghe câu chuyện về những chiến sĩ biệt động một cách sinh động ngay tại Địa chỉ đỏ giữa lòng TPHCM, bà Kim Ngọc cũng như thế hệ trẻ hôm nay càng hiểu hơn về lòng yêu nước, tinh thần anh dũng, bất khuất của quân và dân ta. Để rồi những tự hào cứ dâng mãi trong lòng bà Kim Ngọc cũng như nhiều bạn trẻ, bởi nơi đây đã góp phần vang mãi những chiến công hiển hách của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn năm xưa.

THÁI PHƯƠNG





Nguồn

Cùng chủ đề

Thổi làn gió mới cho môn học Lịch sử

Tiến sĩ Mai Văn Nam, Trưởng Bộ môn Phương pháp dạy học lịch sử, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có những chia sẻ về phương pháp dạy học Lịch sử mới trong nhà trường.  PV: Bản thân Lịch sử rất hấp dẫn, nhưng dạy học Lịch sử không hấp dẫn, không thu hút được sự chú ý, say mê của học sinh, theo thầy nguyên nhân do đâu? ...

Xuất bản cuốn sách Điện Biên Phủ

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), nhằm cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn, nhận định, đánh giá khách quan về giá trị lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần tái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Pakistan cấm vào công viên, sở thú vì ô nhiễm không khí ngày càng nặng

(CLO) Tỉnh Punjab của Pakistan đã cấm vào nhiều không gian công cộng từ ngày 8/11, bao gồm các công viên và sở thú, khi chính quyền tìm cách bảo vệ người dân khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở một số khu vực thuộc tỉnh phía đông....

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

(CLO) Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế khu vực. ...

Người nghệ nhân gìn giữ tiếng khèn Mông

Đến với vùng cao điều gây ấn tượng với quý vị là gì? Có phải là những cung đường cua tay áo, những ruộng hoa tam giác mạch, sắc màu trang phục các dân tộc hay là những nhạc cụ dân tộc? Tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 1 người nghệ nhân nổi tiếng, ông là Vàng Chá Thào người đang ngày ngày lưu giữ tiếng khèn Mông và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Đài Truyền...

Cùng chuyên mục

Kiếm bộn tiền từ nghề nấu mật mía phục vụ Tết

(NLĐO)- Nhờ nghề này mà nhiều gia đình ở "thủ phủ" mật mía lớn nhất xứ Thanh có được một nguồn thu ổn định mỗi dịp Tết đến, Xuân về ...

Xuất hiện tuyết rơi, mưa phùn, Cục CSGT khuyến cáo tài xế lái xe ở đường trơn

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, tại Hà Giang đã xuất hiện tuyết rơi, Hòa Bình có mưa phùn... khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Sáng 26/1 (tức 27 tháng Chạp), tại 3 thôn của 2 xã ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) có tuyết rơi. Khu vực này giáp biên giới với Trung Quốc, có nhiệt độ ở mức 0 độ C. Đại diện UBND xã Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc, Hà...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn mừng sau khi ghi bàn. Một robot bị vấp ngã trong khi đang ăn mừng bàn thắng đã biết cách...

Sinh viên duy nhất trở thành Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2024

(Dân trí) - Trong 15 gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2024, có duy nhất một gương mặt là sinh viên đại học. Gương mặt sinh viên duy nhất trong 15 Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2024 là Nguyễn Quốc Trung, sinh viên khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM.Công dân trẻ tiêu biểu Nguyễn Quốc Trung sinh năm 2003, quê ở Kiên Giang.Tính đến năm thứ 3 đại...

Bộ Công an có quyết định quan trọng về đơn tố giác liên quan 2 cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận

(NLĐO) – Hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị tố giác sai phạm liên quan việc giao đất tại dự án Biển Quê Hương diện tích 12,5ha ...

Mới nhất

Xuất hiện tuyết rơi, mưa phùn, Cục CSGT khuyến cáo tài xế lái xe ở đường trơn

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, tại Hà Giang đã xuất hiện tuyết rơi, Hòa Bình có mưa phùn... khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Sáng 26/1 (tức 27 tháng Chạp), tại 3 thôn của 2 xã ở huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) có tuyết rơi. Khu vực này giáp biên giới...

Việt Nam là thị trường lớn nhất của hạt điều Campuchia

Chiếm khoảng 90% lượng hạt điều xuất khẩu, Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất đối với mặt hàng này của Campuchia. Theo báo cáo của Hiệp hội hạt điều Campuchia (CAC), năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu được 815 nghìn tấn hạt điều, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng...

Thị trường 27 Tết, giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng

Giá nhiều loại thực phẩm khá ổn định, giá trái cây có phần tăng nhẹ trong ngày 26/1 (tức 27 Tết), sức mua ghi nhận tăng nhanh tại cả chợ dân sinh và siêu thị. Giá thực phẩm ổn định, sức mua tăng Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương về thị...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô...

Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng

Trong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng thì dự án đường ven biển nối với bến cảng này vẫn đang còn vướng giải phóng mặt bằng. Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượngTrong khi phần cơ sở hạ tầng dùng chung...

Mới nhất