Trang chủNewsThời sựGọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.

Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và mở rộng không gian phát triển cho các địa phương.

Từ thực tiễn có thể thấy rõ hai lợi ích nổi bật trong sáp nhập xã, phường đó là tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng – nền tảng quan trọng để phát triển bền vững.

Gọn trong quản lý

Trong lịch sử, phần lớn các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã trải qua quá trình thay đổi địa giới hành chính, bao gồm sáp nhập hoặc tách ra trong các giai đoạn khác nhau. Nhiều đơn vị cấp xã, phường cũng thực hiện sáp nhập, tạo hiệu quả lớn trong việc tinh gọn bộ máy, giúp bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn.

sáp nhập xã
Sáp nhập xã giúp tinh gọn bộ máy, mở rộng kết nối. Ảnh: Quốc Huy

Là một trong những địa phương nổi bật về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trong giai đoạn 2016-2021, tỉnh Thanh Hóa đã sáp nhập 143 xã để thành lập 67 xã mới, giảm 76 xã; sáp nhập 3.100 thôn, tổ dân phố để thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố, giảm 1.578 thôn, tổ dân phố.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW khi giảm trên 10% biên chế cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài ra, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, địa phương này cũng đã thực hiện thành công việc nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa và sáp nhập 23 xã để thành lập 11 xã. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện (22 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố) và 547 đơn vị hành chính cấp xã.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Trần Huyền Trang – Phó Chủ tịch UBND phường Phú Sơn, TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) – cho biết, sau khi sáp nhập phường Phú Sơn và phường Tân Sơn (lấy tên phường Phú Sơn), phường Phú Sơn có diện tích tự nhiên là 2,70 km2 và quy mô dân số là 33.359 người, trở thành phường có quy mô lớn, nằm trong top đầu tại TP. Thanh Hóa.

“Việc sáp nhập phường Tân Sơn vào phường Phú Sơn tạo ra sự thay đổi tích cực, phát huy nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, tiềm năng phát triển của địa phương. Đặc biệt, việc sáp nhập 2 phường đã giúp tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức; tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương”, bà Trang chia sẻ.

sáp nhập xã
Sau khi sáp nhập xã, phường đã giúp tinh gọn bộ máy, đời sống nhân dân được nâng cao. Ảnh: Quy Huy

Cũng theo bà Trang, sau sáp nhập, phường duy trì hoạt động liên tục, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; không làm xáo trộn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Không chỉ riêng tại phường Phú Sơn hay tại tỉnh Thanh Hóa, thực tế trên cả nước, hiệu quả từ việc sáp nhập xã là điều có thể dễ dàng nhận thấy. Chủ trương này không chỉ giảm đầu mối làm việc, giúp tiết kiệm ngân sách mà còn tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch, tổ chức lại không gian phát triển kinh tế – xã hội một cách bài bản, hiệu quả hơn. Nhờ có bộ máy tinh gọn, mọi nhu cầu cấp bách, khó khăn của người dân được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Đặc biệt, sau khi tinh gọn, một số xã đã tăng tốc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, nhờ khả năng huy động nguồn lực tập trung và điều hành hiệu quả hơn.

Rộng trong kết nối

Chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả điều hành, phân bổ hợp lý nguồn lực để phát triển. Bên cạnh hiệu quả về mặt bộ máy hành chính, một trong những tác động quan trọng, đáng được chú ý đó là khả năng tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.

Người dân ở các khu dân cư trước đây hoạt động biệt lập, ít kết nối nay được gắn kết trong cùng một tổ chức chính trị – xã hội, từ đó hình thành một không gian cộng đồng mới rộng lớn hơn, đa dạng hơn và nhiều tiềm năng hơn. Thông qua các hoạt động như hội nghị cử tri, lễ hội truyền thống, các phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa,… người dân có thêm cơ hội để trao đổi, giao lưu, hợp tác và cùng phát triển.

Đơn cử như tại huyện Quan Hóa, một huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, việc sáp nhập xã hứa hẹn sẽ hình thành những cộng đồng dân cư lớn mạnh cả về “chất và lượng”.

sáp nhập xã
Sáp nhập xã, phường sẽ tạo cơ hội để cộng đồng dân cư, anh em các dân tộc xích lại gần nhau. Ảnh: Quốc Huy

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Anh Toàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa – chia sẻ: “Khu vực miền núi có đặc thù địa bàn rộng, đa dạng về dân tộc, phong tục tập quán. Các khu dân cư, bản làng thường được hình thành dựa trên sự tương đồng về lịch sử văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Chính vì vậy, việc sáp nhập xã không chỉ là một chủ trương mang tính hành chính mà còn mở ra nhiều cơ hội để chính quyền địa phương phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân”.

“Bên cạnh đó, sáp nhập xã tạo điều kiện để mở rộng không gian giao lưu giữa các khu dân cư, giữa các dân tộc anh em, qua đó củng cố sự hiểu biết, chia sẻ và gắn bó giữa các cộng đồng. Trên nền tảng đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được lồng ghép, triển khai một cách hiệu quả và sâu rộng hơn đến từng người dân”, ông Toàn chia sẻ thêm.

Không chỉ riêng khu vực miền núi, vùng cao, mà ngay tại những đô thị lớn, việc sáp nhập xã, phường cũng sẽ có những đóng góp lớn trong việc gắn kết cộng đồng dân cư.

“Trước đây, khi chưa sáp nhập, các khu dân cư giáp ranh về vị trí địa lý nhưng lại hoạt động độc lập, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền 2 phường, không có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, các khu dân cư đoạn giáp ranh đã có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, tăng tinh thần đoàn kết. Từ đó, cũng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giám sát địa bàn, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường”, bà Trần Huyền Trang, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Sơn, TP. Thanh Hóa chia sẻ.

Có thể thấy, sáp nhập xã, phường không chỉ mang lại hiệu quả về quản lý hành chính mà còn góp phần hình thành nên những cộng đồng dân cư lớn mạnh hơn, gắn bó hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn với các yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Với tầm nhìn dài hạn, chủ trương này cần tiếp tục được thực hiện một cách linh hoạt, có sự lắng nghe từ cơ sở, để “gọn trong quản lý, rộng trong kết nối” thực sự trở thành động lực phát triển bền vững cho từng địa phương và cả quốc gia.



Nguồn: https://congthuong.vn/sap-nhap-xa-phuong-gon-trong-bo-may-rong-trong-ket-noi-383349.html

Cùng chủ đề

Chi tiết về 52 tỉnh, thành trong diện đề xuất sáp nhập

Trong số 52 tỉnh thành thuộc diện đề xuất sáp nhập, nếu chia theo 3 miền thì miền Bắc và miền Nam 38 tỉnh, thành còn lại miền Trung có 14 tỉnh, thành. ...

‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cơ bản thống nhất chủ trương về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số...

Hơn 300 cán bộ ở Cần Thơ xin nghỉ, TP lấy ý kiến từng hộ dân về sáp nhập xã

Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, đến nay có hơn 300 cán bộ, công chức có đơn xin nghỉ theo Nghị định 178/2024. Đối với sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, TP sẽ hoàn thiện đề án và đưa ra lấy ý kiến trực tiếp từng hộ gia đình. Ngày 28/3, trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ Châu Việt Tha cho biết, đến thời điểm hiện tại...

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thế nào khi sáp nhập các tỉnh thành?

(NLĐO) - Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" ...

Loạt tỉnh thành cảnh báo “sốt đất ảo” theo tin đồn về sáp nhập

(Dân trí) - Các địa phương đều đồng loạt cảnh báo người dân thận trọng với những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành. Thời gian qua, giá bất động sản tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Giang… có sự biến động mạnh so với cuối năm ngoái. Thậm chí, nhiều khu vực giá đất nền đã tăng khoảng 20% từ những tin đồn không chính xác liên quan tới sáp nhập các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Neo cao trên kỷ lục

Dự báo giá vàng ngày mai; giá vàng trong nước và thế giới mới nhất; biến động giá vàng SJC, 9999, 24k, 18k của PNJ, DOJI trong ngày; giá vàng hôm nay. Giá vàng khép lại tuần giao dịch đầy sôi động với mức giá cao kỷ lục. Đà tăng mạnh suốt tuần qua đã đưa giá vàng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Trong tuần, giá...

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome; Storm Shadow/SCALP-EG đã “biến mất” khỏi Ukraine là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay, ngày 30/3. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome ...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025 tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 31/3/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 31/3. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025, ổn định và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 30/3/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch...

‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cơ bản thống nhất chủ trương về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Trump công bố kế hoạch thuế quan không phân biệt đồng minh, đối thủ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua kế hoạch áp đặt thuế quan đối ứng hôm thứ Năm, một động thái có thể ảnh hưởng đến cả đồng minh và đối thủ thương mại. ...

Ôn lại không khí lịch sử 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Hội thảo nhằm phân tích, khẳng định và làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và rút ra nhiều bài học quý báu của sự kiện tập kết ra Bắc. ...

Cao Bằng nỗ lực thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG 1719

Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) về Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng DTTS và miền núi; Kiểm tra, đánh giá, giám sát đánh giá việc tổ chức...

Bộ Tài chính đang nghiên cứu thuế với người nhiều nhà đất, bất động sản bỏ hoang

Trước ý kiến lo ngại đánh thuế bất động sản với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất có thể gây sốc dẫn đến việc bán tháo ồ ạt trên thị trường, Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp. Đang có luồng dư luận cho rằng việc đánh thuế bất động sản (BĐS) đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất ở thời...

Cùng chuyên mục

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Đội cứu hộ Việt Nam đã đến Myanmar

(NLĐO)- Chiều 30-3, đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đã đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. ...

Mới nhất

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt...

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện...

Mới nhất